Quốc hội thông qua Luật Phòng thủ dân sự
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 Quốc hội giám sát tối cao về thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội |
Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng thủ dân sự.
Theo đó, Luật Phòng thủ dân sự quy định nguyên tắc, hoạt động phòng thủ dân sự; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động phòng thủ dân sự; quản lý nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện phòng thủ dân sự.
Luật Phòng thủ dân sự có 7 chương và 55 điều. Trong đó nêu rõ, phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của Trung ương, các địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống nhân dân.
Đồng thời, kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Về cơ quan chỉ đạo quốc gia, cơ quan chỉ huy phòng thủ dân sự, Điều 34 của Luật Phòng thủ dân sự quy định rõ, Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành về phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước. Tổ chức lại Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn thành Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: QH |
Luật Phòng thủ dân sự cũng quy định rõ, lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi. Lực lượng nòng cốt bao gồm dân quân tự vệ, dân phòng; lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương. Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Đáng quan tâm, về Quỹ phòng thủ dân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xây dựng 2 phương án về Quỹ phòng thủ dân sự, trong đó nêu rõ ưu, nhược điểm của từng phương án và gửi Phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội. Đại đa số đại biểu Quốc hội đều đồng tình với việc có Quỹ phòng thủ dân sự, do đó việc thành lập Quỹ phòng thủ dân sự là cần thiết.
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến các cơ quan hữu quan tại Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, Quốc hội cho bổ sung quy định về nguyên tắc việc điều tiết giữa Quỹ phòng thủ dân sự và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có liên quan đến hoạt động ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thảm họa được thực hiện trong trường hợp cấp bách và giao Chính phủ quy định việc điều tiết giữa các quỹ này như dự thảo Luật trình thông qua.
Về ý kiến đề nghị quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn khi có sự cố, thảm họa xảy ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/2022/NĐ-CP quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, việc triển khai đạt được nhiều hiệu quả tích cực, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức và người dân.
Tuy nhiên, trong trường hợp người dân chưa tiếp cận được dịch vụ công trực tuyến vẫn cần tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính trực tiếp. Việc tạm dừng tiếp nhận hồ sơ, yêu cầu thủ tục hành chính tác động trực tiếp đến hệ thống điều hành và người dân, do đó dự thảo Luật chỉ quy định thẩm quyền này của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quy định của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương, Bộ, ngành sẽ quyết định áp dụng biện pháp này phù hợp với điều kiện thực tế.
Tin khác

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài
Có thể bạn quan tâm

Lệ phí đăng ký ô tô tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vọt lên 20 triệu đồng

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã
