Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?
Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng |
Theo Công văn 1581/BGDĐT-GDPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), gửi các địa phương trong quá trình triển khai mô hình tổ chức chính quyền địa phương mới, các đơn vị sự nghiệp giáo dục - tức là các trường học - sẽ được giữ nguyên, không nằm trong diện sáp nhập.
Thay vào đó, Bộ đề nghị các địa phương chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đối với các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở cho chính quyền cấp xã sau sáp nhập. Các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên hiện thuộc UBND cấp huyện sẽ được chuyển về Sở GD&ĐT quản lý và tổ chức theo cụm liên xã để tinh gọn và hiệu quả hơn.
Vị trí hiệu trưởng, hiệu phó giữ nguyên
Tính đến thời điểm hiện tại, theo Bộ GD&ĐT, các vị trí hiệu trưởng, hiệu phó ở các trường học không thay đổi. Việc giữ nguyên cơ cấu tổ chức bộ máy trường học giúp đảm bảo sự ổn định trong quản lý, giảng dạy và học tập, đồng thời tránh xáo trộn không cần thiết về nhân sự khi tổ chức lại cấp xã.
Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động hoặc thay đổi vị trí việc làm đối với các hiệu trưởng và hiệu phó nay sẽ thuộc thẩm quyền của Sở Giáo dục và Đào tạo, theo hướng phân cấp mạnh hơn.
Phân quyền mạnh cho Sở GD&ĐT - Một bước đột phá
Trong bối cảnh cải cách hành chính, ngành Giáo dục đang tiến hành phân cấp mạnh mẽ cho Sở GD&ĐT các địa phương, trao thêm quyền và trách nhiệm trong quản lý nguồn nhân lực giáo dục. Cụ thể, Sở GD&ĐT sẽ:
Trình UBND tỉnh và cấp thẩm quyền quyết định vị trí việc làm, biên chế, tổng số người làm việc tại các trường công lập.
Thực hiện trực tiếp các nhiệm vụ về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, thay đổi chức danh, đào tạo – bồi dưỡng, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực giáo dục, khắc phục tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ.
Cập nhật thông tin giáo viên, cán bộ quản lý vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục, phục vụ quản lý đồng bộ và minh bạch.
Riêng cấp mầm non, chức năng tuyển dụng vẫn sẽ do chính quyền cấp xã quyết định, phù hợp với thực tiễn địa phương.
Tin khác

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Phấn đấu 100% người có công với cách mạng được nhận trợ cấp qua tài khoản

Hà Nội ra quân tổng kiểm tra sản xuất, kinh doanh sữa và thực phẩm chức năng

Tăng nhiệm vụ, quyền hạn cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh

Bỏ “biên chế suốt đời” để nâng cao chất lượng nhân sự khu vực công

Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày không thu phí: Ưu việt, nhân văn

Bộ Y tế chỉ đạo siết chặt kiểm tra, phát hiện sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Chính thức trình Quốc hội xem xét sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đề nghị mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với công chức

“Ngày hội AI” tại Điện Biên: Khơi dậy đam mê công nghệ và sáng tạo trong thế hệ trẻ
