Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7
Nghị định 172/2025/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 30/6 quy định bốn hình thức kỷ luật với công chức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức (áp dụng với công chức lãnh đạo, quản lý) và buộc thôi việc, không còn hai hình thức giáng chức và hạ bậc lương.
Theo quy định từ năm 2023, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thể bị kỷ luật theo bốn hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương và buộc thôi việc. Với công chức lãnh đạo, quản lý, ngoài các hình thức trên còn có thêm giáng chức và cách chức. Người bị giáng chức sẽ không được quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, nâng ngạch trong 24 tháng; người bị hạ bậc lương cũng bị hạn chế tương tự trong thời gian 12 tháng.
Nghị định cũng phân loại mức độ vi phạm làm căn cứ xử lý kỷ luật. Vi phạm bị coi là gây hậu quả ít nghiêm trọng nếu mức độ tác hại không lớn, chỉ tác động trong phạm vi nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan. Vi phạm nghiêm trọng là khi hành vi gây tác hại lớn, lan rộng ra bên ngoài đơn vị, làm dấy lên dư luận xấu, giảm uy tín tổ chức. Trường hợp vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là khi tính chất và mức độ đặc biệt nghiêm trọng, tác động đến toàn xã hội, gây bức xúc trong cán bộ, công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức.
Căn cứ vào tính chất và mức độ, công chức có thể bị xử lý theo bốn mức. Hình thức khiển trách áp dụng với vi phạm lần đầu, hậu quả ít nghiêm trọng. Nếu đã bị khiển trách mà tiếp tục vi phạm, hoặc lần đầu nhưng hành vi nghiêm trọng, công chức sẽ bị cảnh cáo. Với công chức lãnh đạo, trường hợp để đơn vị xảy ra sai phạm nghiêm trọng mà không có biện pháp ngăn chặn cũng bị cảnh cáo, dù chính bản thân họ chỉ vi phạm mức độ nhẹ.
Trường hợp đã bị cảnh cáo mà tái phạm, hoặc vi phạm lần đầu nhưng hậu quả rất nghiêm trọng song có thái độ cầu thị, chủ động khắc phục hậu quả, sẽ bị cách chức. Hình thức buộc thôi việc áp dụng nếu người vi phạm không sửa chữa, tiếp tục tái phạm sau khi đã bị cách chức hoặc cảnh cáo; hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả rất nghiêm trọng và không có thái độ tiếp thu, khắc phục.
Ngoài ra, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng; người nghiện ma túy... cũng thuộc diện bị buộc thôi việc theo quy định tại nghị định này.
Tin khác

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7
Có thể bạn quan tâm

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã

Hà Nội tạm thời giữ nguyên 30 điểm tiếp nhận thủ tục hành chính công

Quốc hội thông qua luật bổ sung quyền hạn cho Trưởng, Phó Công an cấp xã

Từ 1/7: Chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng án tử hình

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Bước tiến lớn trong hành lang pháp lý bảo vệ thông tin
