Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP
Dấu ấn công nghiệp văn hóa của Hà Nội Cần đẩy mạnh xây dựng văn hóa giao thông |
Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức sâu sắc về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố, là ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ vững và phát triển thương hiệu Thủ đô ngàn năm văn hiến, “Thành phố vì hòa bình”, “Thành phố sáng tạo”.
![]() |
Ảnh minh họa. |
UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung phát triển một số ngành sẵn có lợi thế tiềm năng như: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; thiết kế; ẩm thực; phần mềm và trò chơi giải trí. Đồng thời, thành phố quan tâm phát triển các ngành: Quảng cáo, kiến trúc, điện ảnh, truyền hình và phát thanh, xuất bản, thời trang...
Thành phố phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 5% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố.
Để đạt mục tiêu kế hoạch, Thành phố sẽ tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm gồm: Tuyên truyền thúc đẩy đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về công nghiệp văn hóa; xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách; đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học và công nghệ; phát triển thị trường công nghiệp văn hóa; thu hút và hỗ trợ đầu tư; mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế; triển khai các sáng kiến của Hà Nội đã cam kết với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo.
Thành phố giao UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thông tin tuyên truyền, triển khai nghị quyết, kế hoạch phát triển công nghiệp văn hóa của UBND Thành phố và địa phương tới các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn; phát huy vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành trong triển khai thực hiện kế hoạch này.
Các địa phương chủ động phối hợp với sở, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan thúc đẩy công tác phát triển sản phẩm, quản lý khai thác, liên kết phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn, bảo đảm hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật.
P.Ngân
Tin khác

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững
Có thể bạn quan tâm

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024
