Kinh doanh lành mạnh trên không gian số
Thương mại điện tử, đầu tàu trong phát triển kinh tế số Việt Nam |
Chuyển sang giai đoạn phục hồi hậu Covid-19 nhưng thương mại điện tử vẫn là một trong những lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số, trở thành kênh phân phối hàng hoá, dịch vụ quan trọng. Theo Bộ Công Thương, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ tại Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 20% so với năm 2021, đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Sự phát triển “nóng” của thương mại điện tử kéo theo nhiều vấn đề phát sinh như trục lợi để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, cạnh tranh không lành mạnh. Thương mại điện tử còn là lĩnh vực còn nhiều tồn tại trong các quan hệ giữa người bán, người mua, nhà cung cấp sản phẩm, người vận chuyển,...
Tại Hội thảo Xây dựng bộ quy tắc kinh doanh có trách nhiệm trong thương mại điện tử, bà Lê Thị Thu Hằng, đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đã phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng xử lý nhiều vụ việc có dấu hiệu vi phạm như người tiêu dùng mua phải sản phẩm không đúng với quảng cáo; mua hàng nhưng không nhận được sản phẩm, không được cung cấp dịch vụ…
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, dự thảo “Bộ Quy tắc hướng dẫn thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong thương mại điện tử tại Việt Nam” (Bộ Quy tắc) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng xây dựng là Bộ Quy tắc đầu tiên quy định hầu hết các vấn đề người bán cần tiếp cận và nên thực hiện trong không gian mạng. Điều này góp phần tăng tính lành mạnh trong trao đổi, mua bán trên mạng, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các hộ kinh doanh, các doanh nghiệp thương mại điện tử.
![]() |
Thương mại điện tử là lĩnh vực còn nhiều tồn tại trong các quan hệ giữa người bán, người mua, nhà cung cấp sản phẩm, người vận chuyển (Ảnh minh họa: BT) |
Tham khảo và đối chiếu Bộ Quy tắc hướng dẫn kinh doanh trực tuyến của ASEAN, theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Quy tắc của Việt Nam đã tiếp cận và đưa vào nhiều nội dung thiết thực để đảm bảo quyền lợi cho người mua, hướng dẫn người bán thực hành kinh doanh liêm chính, lành mạnh, từng bước xây dựng văn hoá trên môi trường mạng. Mua hàng trên mạng khác hẳn mua hàng truyền thống mà ở đó người mua đặt nhiều niềm tin vào người bán, khi nhận hàng người mua mới được cầm nắm sản phẩm thực tế. Ngược lại, mua hàng vật lý, trước khi quyết định bỏ tiền mua sắm, chúng ta đã được xem xét, tìm hiểu.
Từ thực tế trên, Bộ Quy tắc đề cập và hướng dẫn người bán không nên tư vấn thái quá, không được tạo ra những nhận xét, đánh giá (review) ảo. Tuy nhiên, theo đề xuất của bà Lê Thị Thu Hằng, cần bổ sung thêm nội dung: người bán không nên xóa những đánh giá, bình luận, trải nghiệm không ưng ý về chất lượng, hình thức hàng hoá, sản phẩm để người mua hàng sau này tiếp cận tốt hơn với sản phẩm; không nên tạo review ảo đánh giá về những sản phẩm, đối tượng cạnh tranh gây ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, cần có hướng dẫn bổ sung về khoản tiền ship hàng để tránh những va chạm, đôi co đáng tiếc từ những khoản phí không lớn.
Đứng về góc độ người tiêu dùng, Bộ Quy tắc đã đưa ra những nội dung mà người bán nên làm và có thể làm cho người tiêu dùng như công bố chính sách bảo hành, hoàn trả sản phẩm, cung cấp thông tin trung thực và chính xác. Người tiêu dùng mua hàng mong muốn nhận được sản phẩm chuẩn, đúng với thông tin đã công bố trên mạng. Do vậy, cung cấp thông tin trên môi trường mạng, sử dụng những hình ảnh thật nhất, gần nhất với sản phẩm là vô cùng quan trọng.
Nhằm tạo niềm tin cho người tiêu dùng trong hoạt động mua sắm trực tuyến, bảo vệ các doanh nghiệp, tiểu thương kinh doanh lành mạnh và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, năm 2022, Cục Kinh tế số và thương mại điện tử đã rà soát và yêu cầu các công ty, tổ chức hoạt động thương mại điện tử gỡ bỏ/khóa 1.663 gian hàng với 6.437 sản phẩm vi phạm; chặn 5 website vi phạm có dấu hiệu lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng nhái và hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, chủ trì thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật thương mại điện tử đối với 8 đơn vị theo kế hoạch năm 2022 và đã xử phạt vi phạm hành chính 222 triệu đồng. |
Bảo Thoa
Tin khác

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng
Có thể bạn quan tâm

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và xã, phường

Chuyển Công an điều tra 4 vụ vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo La Phù

Hướng dẫn người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
