Hướng đến bản Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sát thực tiễn

Đô thị 17:48 | 27/07/2022
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang tổ chức lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng dân cư đối với Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng (QHCXD) Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Chấn chỉnh việc điều chỉnh quy hoạch: Cần thiết để phát triển đô thị bền vững Xin ý kiến về nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

Với nhiều ý kiến đóng góp xác đáng, sát thực tiễn của cộng đồng, chắc chắn đồ án được lập sẽ đảm bảo tính khả thi, hiệu quả trong thực hiện.

Quy hoạch Hà Nội cần gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng Hà
Quy hoạch Hà Nội cần gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng Hà

Điều chỉnh quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Theo lãnh đạo Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội, sau khi Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (gọi tắt là QHCXD Thủ đô) đã có tổng số 1.170 đồ án quy hoạch được lập, bao gồm cả các đồ án được lập để cụ thể hóa QHCXD Thủ đô và các đồ án phải lập điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu đầu tư xây dựng, phát triển đô thị.

Quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đã phát sinh một số vấn đề vướng mắc như điều chỉnh vị trí Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia, Trung tâm thể dục thể thao, một số tuyến đường chính đô thị, các khu chức năng đô thị… Do có thay đổi so với định hướng QHCXD Thủ đô, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung. Bên cạnh đó, việc triển khai các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đã có những vấn đề mới, đề xuất mới cần phải nghiên cứu khớp nối và xem xét trên tổng thể Quy hoạch chung toàn TP và kết nối liên vùng.

Cùng với tiến trình phát triển đô thị, một số vấn đề chưa được đề cập tại QHCXD Thủ đô nay đang trở thành xu hướng quan trọng trong phát triển đô thị như: Đô thị tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu; đô thị thông minh; khai thác không gian xây dựng ngầm đô thị gắn kết với công trình theo mô hình TOD; các dự án trọng điểm như đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị… và các yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nông thôn trên địa bàn.

Trong 10 năm qua, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới. Ngoài ra, có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển Thủ đô. Cùng với đó, định hướng phát triển tại các khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên, Long Biên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; định hướng phát triển các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận…

Đặc biệt là Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với công tác quy hoạch và phát triển đô thị của Thủ đô Hà Nội cần phải xem xét rà soát điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển.

Phạm vi lập Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội
Phạm vi lập Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội

UBND TP đang triển khai tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch có tầm bao quát lớn, tích hợp đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn toàn TP, gắn với các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng.

Do đó, cần thiết phải triển khai công tác lập Điều chỉnh tổng thể QHCXD Thủ đô để đảm bảo việc nghiên cứu triển khai đồng thời, đồng bộ, thống nhất với Quy hoạch Thủ đô đang nghiên cứu, các quy hoạch ngành quốc gia và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Với những yêu cầu thực tiễn nêu trên, có thể khẳng định việc lập Điều chỉnh tổng thể QHCXD Thủ đô là rất cần thiết và cấp bách. TP Hà Nội đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và được chấp thuận chủ trương Điều chỉnh tổng thể QHCXD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Văn bản số 383/TTg-CN ngày 26/3/2021.

Nhiều ý kiến đóng góp sát thực tiễn

Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP Hà Nội đã giao Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội tổ chức lập Điều chỉnh tổng thể QHCXD Thủ đô. Hiện Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đang phối hợp với UBND các quận, huyện tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cộng đồng dân cư đối với nội dung Nhiệm vụ Điều chỉnh tổng thể QHCXD Thủ đô theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng. Qua các hội nghị lấy ý kiến trực tiếp đã có nhiều ý kiến đóng góp thiết thực, xác đáng cho đồ án.

Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4.
Sơ đồ quy hoạch đường Vành đai 4.

Góp ý với nhiệm vụ quy hoạch, Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh đề nghị đơn vị tư vấn cần cập nhật Chương tình số 03 của Thành ủy ngày 17/3/2021 về chỉnh trang, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời bổ sung thêm nội dung Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV ngày 16/6/2022 đã biểu quyết thông qua chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.

Bên cạnh đó, Bí thư Huyện ủy Thường Tín đề nghị đơn vị tư vấn nghiên cứu bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của huyện Thường Tín để phấn đấu giai đoạn 2025 - 2030 trở thành quận của TP Hà Nội, với hướng quy hoạch đô thị công nghiệp, du lịch dịch vụ nông nghiệp cao, sản xuất làng nghề phát triển là nguồn kinh tế mũi nhọn của huyện. Cùng với đó, bổ sung quy hoạch lĩnh vực phát triển văn hóa xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế, cần quy hoạch các vùng phụ trợ về giao thông, khu xử lý rác thải sinh hoạt cho Thủ đô…

Trong khi đó, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng đề nghị nghiên cứu định hướng phát triển đô thị, thương mại dịch vụ phía Tây Nam tuyến đường Vành đai 4 đoạn qua địa phận huyện Thanh Oai và dọc tuyến đường trục phát triển phía Nam Cienco5 làm tiền đề định hướng để Thanh Oai phát triển lên quận giai đoạn sau năm 2026 đồng thời làm cơ sở để UBND huyện lập Quy hoạch xây dựng vùng huyện hiện đang triển khai.

Bên cạnh đó, định hướng quy hoạch một số tuyến đường kết nối vùng huyện, vùng liên huyện lân cận như Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa. Ngoài ra, lãnh đạo huyện Thanh Oai có ý kiến về việc nghiên cứu định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn huyện như quy hoạch hệ thống cấp nước, thoát nước thải, điện chiếu sáng... tạo điều kiện cho huyện thực hiện mục tiêu phấn đấu lên quận sau năm 2026 theo định hướng của Thành ủy Hà Nội.

Đối với huyện Đan Phượng, lãnh đạo UBND huyện có ý kiến về việc bổ sung vùng đô thị hóa phía Bắc thị trấn Phùng với diện tích hơn 1.500ha. Đồng thời, nghiên cứu điều chỉnh tăng diện tích Cụm công nghiệp tại xã Phương Đình, bổ sung một số tuyến đường trên địa bàn huyện. Ngoài ra, đề nghị nghiên cứu phân bố lại trạm xử lý nước thải và không thực hiện nghĩa trang tập trung 30ha tại xã Hồng Hà theo quy hoạch được duyệt năm 2011…

TP Hà Nội với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính Quốc gia, là đô thị đặc biệt, hạt nhân của vùng Đồng bằng sông Hồng, việc triển khai công tác lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nội dung Nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể QHCXD Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Qua đó, nhằm xác định các định hướng quy hoạch phù hợp với thực tiễn, nhận diện những hạn chế, tồn tại. Đồng thời, đây cũng là dịp, cơ hội để cán bộ và Nhân dân các địa phương được đề xuất một số định hướng để quy hoạch huyện mình trong quy hoạch chung của Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu lấy người dân làm trung tâm, chất lượng sống là cơ bản.

Bí thư Huyện ủy Thường Tín Nguyễn Tiến Minh

Theo Vũ Lê/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/huong-den-ban-quy-hoach-chung-xay-dung-thu-do-sat-thuc-tien.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/huong-den-ban-quy-hoach-chung-xay-dung-thu-do-sat-thuc-tien.html

Tin khác

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐ&PL) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Vì yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa bão.
Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

(LĐ&PL) Ngày 27/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ trao Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024" và phát động Giải "Báo chí chào mừng 80 năm Ngày truyền thống ngành GTVT 28/8/1945 - 28/8/2025".
Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, trong thời gian này, dự báo lượng người rời Hà Nội về các tỉnh, thành phố và ngược lại sẽ rất lớn, thường gây ùn tắc giao thông tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Vượt mọi dự đoán và mong đợi, đoạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục lập kỳ tích về vận chuyển hành khách. Sau 1 tuần vận hành thương mại (từ ngày 8 - 14/8), tuyến đã vận chuyển an toàn 393.168 hành khách.
Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Có thể bạn quan tâm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐ&PL) Ngày 14/9, hưởng ứng chương trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐ&PL) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Vì yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa bão.
Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

(LĐ&PL) Ngày 27/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ trao Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024" và phát động Giải "Báo chí chào mừng 80 năm Ngày truyền thống ngành GTVT 28/8/1945 - 28/8/2025".
Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, trong thời gian này, dự báo lượng người rời Hà Nội về các tỉnh, thành phố và ngược lại sẽ rất lớn, thường gây ùn tắc giao thông tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Vượt mọi dự đoán và mong đợi, đoạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục lập kỳ tích về vận chuyển hành khách. Sau 1 tuần vận hành thương mại (từ ngày 8 - 14/8), tuyến đã vận chuyển an toàn 393.168 hành khách.
Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đồng bộ các tuyến buýt kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội

Đồng bộ các tuyến buýt kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã chính thức vận hành thương mại. Đáng chú ý, để tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu di chuyển người dân sao cho thuận tiện nhất, hàng chục tuyến buýt đã được kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội.
Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐ&PL) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp (Ban Quản lý Dân dụng và Công nghiệp) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa đề xuất chuyển hàng chục dự án do Ban Quản lý này làm chủ đầu tư về cho các địa phương, đơn vị khác do hạn chế về năng lực cũng như để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.
Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Theo Quyết định số 3967/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024, Hà Nội sẽ có thêm 22 tuyến đường, phố mới được đặt tên.
Tai nạn giao thông có chiều hướng tăng

Tai nạn giao thông có chiều hướng tăng

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố số liệu thống kê tình hình tai nạn giao thông tháng 7 và 7 tháng năm 2024, căn cứ báo cáo nhanh của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam. Đáng chú ý, trong tháng 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông trong cả nước có xu hướng tăng.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Thanh Trì: Khẩn trương xử lý sạt lở đê sông Hòa Bình

Thanh Trì: Khẩn trương xử lý sạt lở đê sông Hòa Bình

(LĐ&PL) Ngay sau sự cố sạt lở đê sông Hòa Bình đoạn đi qua huyện Thanh Trì, huyện đã huy động trên 200 cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang cùng phương tiện, máy móc, vật tư để kịp thời gia cố, bảo vệ đê.
Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trên các tuyến đường từ Nhà tang lễ Quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu, trong ngày 26/7 từ 0h - 24h, các đơn vị được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông sẽ tạm dừng hoạt động trông giữ phương tiện dưới lòng đường, trên các tuyến phố Lê Thánh Tông, Lê Đức Thọ.
Quận Đống Đa đề nghị sớm khắc phục sự cố sụt lún tại Trạm giếng H24

Quận Đống Đa đề nghị sớm khắc phục sự cố sụt lún tại Trạm giếng H24

Liên quan đến sự cố sụt lún giếng ở ngõ Văn Chương, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã có ý kiến gửi Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, yêu cầu sớm đánh giá nguyên nhân, kế hoạch, phương án khắc phục ngay sự cố này và thống nhất với UBND phường Văn Chương để đảm bảo an toàn cho người, tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động