Hoàn thiện thể chế cho quá trình phát triển đô thị

Đô thị 07:28 | 26/06/2022
Nhà nước cần tập trung hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các địa phương trong xử lý những vấn đề liên ngành, liên vùng cho quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững.
Triển khai Nghị quyết 06/NQ-TW: Bịt "lỗ hổng" trong quy hoạch đô thị

Tổng quan

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định các mục tiêu cụ thể phát triển đất nước đến năm 2045, trong đó xác định giai đoạn 2021 - 2030, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị; đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 45%; Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng, địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào đô thị lớn.

Xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương. Nâng cao chất lượng quy hoạch vùng; đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý vùng có hiệu quả, phát huy tốt nhất tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng.

Quá trình phát triển đô thị đặt ra nhiều thách thức.
Quá trình phát triển đô thị đặt ra nhiều thách thức.

Ngày 24/2/2022, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TW về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với quan điểm quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị phải đi trước một bước, tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị. Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ và tình trạng "quy hoạch treo", cơ chế "xin - cho", "lợi ích nhóm" trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

Xác định các chỉ tiêu tỷ lệ đô thị hoá đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, năm 2030 đạt trên 50%. Tỉ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9% vào năm 2025, năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%; Số lượng đô thị toàn quốc năm 2025 khoảng 950 - 1.000, năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị.

Đến năm 2025, 100% đô thị có quy hoạch tổng thể, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, phát triển; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại III trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo, công trình văn hóa. Nhiệm vụ hàng đầu là quy hoạch mạng lưới đô thị, đô thị hạt nhân cấp quốc gia, vùng, tỉnh” theo hướng phát triển các “đô thị xanh, thông minh, bản sắc” phù hợp với thực tiễn đất nước.

Vướng mắc

Trong quá trình quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị nảy sinh nhiều vướng mắc, khó khăn liên quan đến Luật Quy hoạch, cụ thể: Điều 6, Luật Quy hoạch năm 2017, quy định quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp trên, trường hợp mâu thuẫn phải điều chỉnh, thực hiện theo quy hoạch cấp trên. Nhưng thực tế thiếu quy định xử lý trường hợp đã có quy hoạch cấp dưới mà chưa có quy hoạch cấp trên, nên cần được quy định bổ sung theo hướng cho phép cập nhật hoặc điều chỉnh để đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch cấp trên.

Một trong những vướng mắc lớn nhất của công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, phát triển đô thị là Luật Đất đai 2013 và các luật có liên quan, trong đó quy định bổ sung đất xây dựng đô thị, xây dựng điểm dân cư nông thôn, đất du lịch vào nhóm đất phi nông nghiệp. Nhưng thực tế chưa có quy định về đất xây dựng điểm dân cư nông thôn để thực hiện nội dung quy hoạch nông thôn; đất ở tại đô thị nhưng chưa quy định đất xây dựng đô thị, để thực hiện nội dung quy hoạch đô thị;

Tương tự là quy định đất thương mại, dịch vụ, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà khái niệm “dịch vụ” đã bao gồm “thương mại” và các loại hình “dịch vụ” khác, nhưng lại chưa quy định “đất du lịch” để xác định tầm quan trọng của du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Điều 161 Luật Đất đai 2013 về “đất xây dựng công trình ngầm” quy định việc sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm phải phù hợp với quy hoạch xây dựng công trình ngầm, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác liên quan, nhưng trên thực tế gần như các địa phương chưa xây dựng quy hoạch xây dựng công trình ngầm trong “quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác liên quan.

Hay Điều 46 Luật Đất đai 2013 quy định “việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện khi có sự điều chỉnh chiến lược, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh mà sự điều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất... nhưng chưa quy định trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng theo nhu cầu chính đáng của người sử dụng, người xin sử dụng đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của nhà đầu tư, vào các địa phương.

Cần hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị bền vững.
Cần hoàn thiện thể chế để phát triển đô thị bền vững.

Về thời hạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thời hạn điều chỉnh quy hoạch xây dựng” giữa Luật Đất đai 2013, Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật Xây dựng 2014 chưa đồng bộ, ví dụ: Khoản 1 Điều 46 Luật Quy hoạch đô thị quy định thời hạn rà soát định kỳ đối với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu là 5 năm, quy hoạch chi tiết 3 năm, nhưng Điều 37 Luật Đất đai 2013 quy định thời kỳ quy hoạch sử dụng đất 10 năm, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh 5 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm nên khi điều chỉnh quy hoạch thì bị “vênh”, không đồng bộ.

Pháp luật quy định dự án đầu tư tư nhân phải có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện chính là kiểu tư duy của nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, gây ra vướng mắc trong thủ tục đầu tư xây dựng, mà lẽ ra khi nhà đầu tư có quyền sử dụng đất và đề xuất dự án đầu tư thì khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cũng đồng thời cập nhật, bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện sẽ hợp lý hơn.

Giải pháp thực hiện

Để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới đô thị, đô thị hạt nhân cấp quốc gia, vùng, tỉnh cần phải nghiên cứu xây dựng “quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong điều kiện kết nối giao thông ngày càng thuận tiện và thời đại số hóa, ứng dụng công nghệ mới, góp phần xây dựng; Tinh giản bộ máy hành chính Nhà nước, nhưng vẫn phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, tạo điều kiện cải thiện chế độ tiền lương cho cán bộ công chức viên chức thu nhập cao hơn so với mức trung bình xã hội để không cần phải làm thêm nghề “tay trái”, tham nhũng, tiêu cực sẽ tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội và quá trình đô thị hóa, như bài học “trả lương cao cho công chức” của Singapore.

Giai đoạn 2021 - 2030 cần hoàn thành việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước trong giai đoạn mới; Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, vừa là căn cứ để quy hoạch mạng lưới đô thị quốc gia, vùng, tỉnh.

Sớm xây dựng Đề án Luật Quản lý và phát triển đô thị, nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là quy hoạch mạng lưới đô thị, đô thị hạt nhân cấp quốc gia, vùng, tỉnh, để thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị “về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét xử lý vướng mắc pháp luật khi thông qua Đề án xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Đề án xây dựng Luật Xây dựng (sửa đổi) và Đề án xây dựng Luật Quản lý và phát triển đô thị...

Tập trung đẩy mạnh công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, tái phát triển đô thị, xóa bỏ nhà tạm, khu ở phi chính thức, lụp xụp tại các đô thị. Không nên coi khu vực nhà tạm, khu ở phi chính thức, lụp sụp là gánh nặng đối với cư dân tại chỗ và chính quyền, mà cần có cơ chế chính sách phù hợp về đầu tư xây dựng, tín dụng, thuế, đặc biệt là phát huy vai trò của công cụ quy hoạch, công cụ tái điều chỉnh đất đai.

Trung ương và các tỉnh, TP chỉ đạo tổng kết thực tiễn để bổ sung cơ chế chính sách, quy định pháp luật nhằm thực hiện chủ trương “cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, tái phát triển đô thị, xóa bỏ nhà tạm, khu ở phi chính thức, lụp sụp thông qua việc tập trung hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho địa phương trong xử lý vấn đề liên ngành, liên vùng.

Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật để đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho người thu nhập trung bình - thấp, công nhân, lao động, sinh viên và người nhập cư; Bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước tương xứng để bảo đảm thực hiện mục tiêu an sinh nhà ở, khắc phục tình trạng thiếu nguồn vốn ưu đãi làm “vốn mồi” như trong giai đoạn 2015 - 2020, chỉ bố trí được 1.162 tỷ đồng để cho người mua, thuê mua nhà ở xã hội, không đáp ứng được nhu cầu rất lớn.

Hiện nay, Quốc hội và Chính phủ đã bố trí gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng, trong đó có 15.000 tỷ đồng hỗ trợ cho người mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội (bao gồm hỗ trợ tiền thuê nhà trọ của công nhân lao động) và 40.000 tỷ đồng hỗ trợ 2% lãi suất cần được đẩy nhanh tiến độ giải ngân đến đúng đối tượng thụ hưởng trong năm 2022 - 2023.

Tập trung rà soát, hoàn thiện quy định về đầu tư xây dựng, thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ, ưu đãi về nhà ở xã hội để tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhà ở xã hội hiện nay và tạo điều kiện để phát triển thiết chế công đoàn bao gồm nhà ở công nhân lao động và dịch vụ, tiện ích cơ bản. Đồng thời, đề nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thành “Đề án phát triển nhà ở giá phù hợp với thu nhập của người thu nhập trung bình - thấp đô thị đáp ứng nhu cầu nhà ở giá vừa túi tiền đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở.

Theo Lê Hoàng Châu/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/hoan-thien-the-che-cho-qua-trinh-phat-trien-do-thi.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/hoan-thien-the-che-cho-qua-trinh-phat-trien-do-thi.html

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ thành lập 4 tổ công tác chuyên tiếp nhận, tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn.
Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

(LĐ&PL) Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thành phố sẽ được khôi phục trở lại từ ngày 1/11.
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác tại gầm cầu Long Biên, quận Long Biên và bãi bồi sông Hồng phường Phúc Xá, quận Ba Đình trong chiến dịch "Dọn rác sông Hồng - Tuổi trẻ chung tay, tương lai tỏa sáng".
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

Hà Nội đề xuất hạn chế phương tiện gây ô nhiễm khu vực Hồ Gươm

(LĐ&PL) Hà Nội đang lên kế hoạch triển khai "vùng phát thải thấp" (LEZ) nhằm giảm ô nhiễm không khí, với quận Hoàn Kiếm, bao gồm khu vực Hồ Gươm, phố cổ và các vùng phụ cận, là nơi đầu tiên được chọn làm thí điểm. Đề xuất này vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung vào dự thảo Nghị quyết về các tiêu chí và điều kiện xác định vùng LEZ, và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 nếu được thông qua trong kỳ họp HĐND vào tháng 12.
Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

Ngày 9/11, Hà Nội tạm dừng vận hành tàu Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐ&PL) Theo đại diện Công ty TNHH Một thành viên Đường sắt Hà Nội, sau thời gian tạm dừng để gắn biển công trình, tàu Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận hành trở lại để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

Hà Nội lập các tổ công tác chuyên xử lý ùn tắc giao thông

(LĐ&PL) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội sẽ thành lập 4 tổ công tác chuyên tiếp nhận, tham mưu đề xuất các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc trên địa bàn.
Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

Từ ngày mai (1/11), Hà Nội khôi phục sát hạch, cấp giấy phép lái xe

(LĐ&PL) Thông tin từ Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội, hoạt động sát hạch, cấp giấy phép lái xe trên địa bàn Thành phố sẽ được khôi phục trở lại từ ngày 1/11.
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên

Hàng trăm tình nguyện viên tham gia dọn rác tại gầm cầu Long Biên, quận Long Biên và bãi bồi sông Hồng phường Phúc Xá, quận Ba Đình trong chiến dịch "Dọn rác sông Hồng - Tuổi trẻ chung tay, tương lai tỏa sáng".
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt đối với lái xe ô tô vi phạm luật

Bộ Công an đề xuất tăng nặng mức phạt đối với lái xe ô tô vi phạm luật

Bộ Công an vừa có dự thảo lần 4 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng

Hoạt động vận tải tiếp tục tăng trưởng

Cục Thống kê thành phố Hà Nội thông tin, trong quý III/2024, hoạt động vận tải, trong đó có vận chuyển hành khách và vận tải hàng hóa có xu hướng tăng trưởng tích cực.
64 tài xế xe buýt tranh tài tại Hội thi lái xe giỏi, an toàn

64 tài xế xe buýt tranh tài tại Hội thi lái xe giỏi, an toàn

(LĐ&PL) Tham gia Hội thi Lái xe buýt giỏi, an toàn năm 2024 có 64 thí sinh của 10 doanh nghiệp vận hành vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Transerco chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt

Transerco chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ xe buýt

Theo thông tin từ Tổng Công ty Vận tải Hà Nội - Transerco, trong 9 tháng qua Tổng đài Đường dây nóng Hanoibus đã tiếp nhận 113.271 cuộc gọi, chủ yếu là cuộc gọi tư vấn dịch vụ. Kênh Zalo OA tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết cho 8.432 lượt thông tin… Các yêu cầu tư vấn dịch vụ được bộ phận chăm sóc khách hàng giải quyết kịp thời và phục vụ tốt nhu cầu khách hàng.
Hà Nội: Hơn 2.200 học sinh đăng ký thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia

Hà Nội: Hơn 2.200 học sinh đăng ký thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia

Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, có hơn 2.200 học sinh đến từ các trường Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố đã đăng ký tham dự kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia năm học 2024 - 2025. Con số này tăng gấp 2 lần so với kỳ thi năm học 2023 - 2024.
Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10

Thông tin về vụ cháy kho hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội tối ngày 16/10

Theo cơ quan chức năng, hồi 21h20’ ngày 16/10/2024, Trung tâm Thông tin chỉ huy Công an Thành phố nhận được tin báo cháy kho hàng hóa tại ngõ 124 Vĩnh Tuy, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai (giáp ranh với phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng), thành phố Hà Nội.
Sắp diễn ra Chương trình truyền hình đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố”

Sắp diễn ra Chương trình truyền hình đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố”

Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Chương trình truyền hình đặc biệt “Hà Nội - Bản hùng ca phố” giáo dục truyền thống yêu nước, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân, sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha ông trong quá trình đấu tranh, bảo vệ, xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội.
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐ&PL) Ngày 14/9, hưởng ứng chương trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Xem thêm
Phiên bản di động