Giá điện trong năm 2023: Tính toán kỹ mức điều chỉnh

Kinh tế 08:12 | 13/02/2023
Giá cả nhiều loại nhiên liệu đầu vào cho sản xuất như than, xăng, dầu, khí… tăng cao khiến chi phí kinh doanh điện tăng theo. Trong khi đó, giá bán điện bình quân giữ ổn định từ năm 2019 đến nay khiến ngành Điện lỗ lớn trong năm 2022. Vì vậy, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện là điều khó có thể trì hoãn. Tuy nhiên, điều chỉnh ở mức nào là điều cần tính toán kỹ trong bối cảnh hiện nay.
Kinh doanh đồ uống có cồn qua thương mại điện tử: Cơ hội và thách thức Nâng cao năng lực xuất khẩu cho các doanh nghiệp qua nền tảng thương mại điện tử
Giá điện trong năm 2023: Tính toán kỹ mức điều chỉnh
Nhân viên Công ty Lưới điện cao thế thành phố Hà Nội kiểm tra đường dây 110kV.

Khó cho ngành Điện

Năm 2022 và những tháng đầu năm 2023, giá các loại nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện như than, xăng, dầu, khí đều tăng rất cao, dẫn đến giá bán điện ở nhiều nước cũng tăng lên. Theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, giá than thế giới năm 2022 đã tăng gấp 6 lần so với năm 2020 và tăng gấp 2,6 lần so với năm 2021. Còn giá dầu năm 2022 tăng khoảng 2,2 lần so với năm 2020 và tăng 1,3 lần so với năm 2021.

Việc giá than nhập khẩu tăng đã làm cho chi phí mua điện từ các nhà máy sử dụng than nhập khẩu năm 2022 tăng khoảng 25% so với năm 2021 (từ 1.635 đồng/kWh lên 2.043 đồng/kWh). Còn giá dầu tăng khiến giá điện bình quân của các nhà máy tua bin khí tăng khoảng 11,31% (từ 1.620 đồng/kWh lên 1.843 đồng/kWh). Tính toán cho thấy, chi phí phát điện chiếm tới 80% trong giá bán điện.

Làm rõ hơn vấn đề này, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Nguyễn Tài Anh cho biết, trong năm 2022, mặc dù đã tiết kiệm 10% chi phí thường xuyên, cắt giảm 20-30% chi phí sửa chữa lớn, thậm chí chi lương cán bộ, công nhân bằng 80-90% mức bình quân năm 2020 (giúp tiết giảm chi phí hơn 9.700 tỷ đồng) hay tối ưu hóa dòng tiền (giúp tiết giảm chi phí 33.445 tỷ đồng) nhưng tập đoàn vẫn ước lỗ gần 29.000 tỷ đồng. Nguyên nhân là do giá nhiên liệu phục vụ sản xuất điện và tỷ giá tăng cao.

Tính toán tình hình tài chính năm 2023, Công ty mẹ - EVN, các tổng công ty điện lực và truyền tải điện dự kiến lỗ khoảng 64.941 tỷ đồng. Đáng chú ý là nếu giá điện vẫn giữ nguyên, đến hết tháng 5-2023, Công ty mẹ - EVN sẽ không còn tiền trong tài khoản. Từ tháng 6-2023, Công ty mẹ - EVN sẽ thiếu hụt tiền thanh toán là 3.730 tỷ đồng và đến tháng 12-2023, mức thiếu hụt lên tới 28.206 tỷ đồng. Hậu quả là tình trạng mất cân đối dòng tiền hoạt động và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Đó là các nhà máy điện sẽ không nhận được tiền bán điện, dù vẫn bán điện lên lưới hoặc các nhà máy điện sẽ dừng cung cấp điện cho hệ thống điện quốc gia nếu không muốn bị nợ tiền điện lớn hoặc không có dòng tiền để duy trì hoạt động sản xuất. Việc cung cấp đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ bị ảnh hưởng.

Giá điện trong năm 2023: Tính toán kỹ mức điều chỉnh
Vận hành phát điện tại Phòng điều khiển trung tâm Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.

Cần thiết phải tăng giá điện

Ngày 3-2 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-TTg quy định về khung giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, khung giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu sẽ là 1.826,22 đồng/kWh, tối đa là 2.444,09 đồng/kWh (chưa gồm thuế giá trị gia tăng). So với khung giá cũ áp dụng theo Quyết định số 34/ 2017/QĐ-TTg, ngày 25-7-2017, khung giá bán lẻ tối thiểu mới tăng 220 đồng/kWh, khung giá bán lẻ tối đa tăng 538 đồng/kWh.

Nhìn nhận về điều này, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính), khung giá bán lẻ điện bình quân (mức sàn và trần) cùng với kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện năm 2022, sẽ là cơ sở để Bộ Công Thương ra quyết định về giá bán lẻ điện năm 2023. “Đây cũng là cơ sở để dự báo, giá điện sẽ tăng trong thời gian tới, có thể từ đầu quý II-2023, sau khi được cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Trí Long phân tích.

Còn theo Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Tiến Thỏa, việc điều chỉnh giá điện cần được tính toán kỹ. Nếu thực hiện ngay và thực hiện đúng nguyên tắc giá bán bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thì giá điện phải tăng khoảng 15%. Tuy nhiên, mức điều chỉnh này sẽ tác động khá mạnh tới kinh tế - xã hội. Chẳng hạn, giá điện tăng 15% sẽ đẩy lạm phát trực tiếp vòng 1 tăng khoảng 0,5%; đẩy giá thành sản xuất thép tăng khoảng 0,9%; giá thành sản xuất xi măng tăng khoảng 2,25%; giá thành sản xuất của ngành dệt may tăng khoảng 1,95%...

“Để giảm thiểu tác động của giá điện lên sản xuất, đời sống và lạm phát, có thể chia lộ trình điều chỉnh giá điện làm 2 đợt và mỗi đợt điều chỉnh tăng khoảng 7-8%. Với mức điều chỉnh này, lạm phát vòng 1 tăng khoảng 0,2%”, ông Nguyễn Tiến Thỏa nói.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định, việc điều chỉnh giá điện sẽ được cân nhắc trên cơ sở tính toán, đánh giá đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và việc điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Mức điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh được quyết định trong khung giá của mức bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phải phù hợp theo thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương và EVN.

Bộ Công Thương đã yêu cầu EVN phối hợp với các cơ quan liên quan (Tổng cục Thống kê) đánh giá kỹ các tác động đến tình hình kinh tế vĩ mô và các nhóm khách hàng sử dụng điện để đề xuất lộ trình điều chỉnh giá bán lẻ điện năm 2023 và mức độ điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở báo cáo của EVN, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan kiểm tra, rà soát.

Theo Trung Hiếu/hanoimoi.com.vn

http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1055357/gia-dien-trong-nam-2023-tinh-toan-ky-muc-dieu-chinh

Link gốc: http://www.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/1055357/gia-dien-trong-nam-2023-tinh-toan-ky-muc-dieu-chinh

Tin khác

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

(LĐ&PL) Các sản phẩm sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các địa phương đến từ các vùng miền trên khắp cả nước sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm 2024. Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô.
10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

(LĐ&PL) Theo Tổng cục Thuế, trong 10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix và Apple đã nộp vào ngân sách Nhà nước Việt Nam khoảng 8.200 tỷ đồng. Con số này tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 164% so với dự toán cho năm 2024. Tính lũy kế đến hết tháng 10/2024, tổng số thu từ các nhà cung cấp nước ngoài đã đạt 19.774 tỷ đồng.
Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

(LĐ&PL) Hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần Chứng khoán KAFI và Công ty cổ phần Lisemco vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với tổng số tiền phạt lên tới 222,5 triệu đồng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

(LĐ&PL) Trong năm qua, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ ổn định và có nhiều giải pháp điều hành tín dụng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động cung ứng vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bước sang năm mới, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng tâm thế cùng cả hệ thống chính trị bước vào giai đoạn phát triển mới của dân tộc. Nhân dịp Xuân mới, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã chia sẻ với Báo Lao động Thủ đô về những nội dung trên.
Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Bộ Tài chính báo cáo bước đầu về tổng kiểm kê tài sản công

Tính đến ngày 14/1, có 24 bộ, cơ quan Trung ương và 58 địa phương đã thực hiện chế độ báo cáo trên phần mềm Tổng kiểm kê tài sản công.
Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Sản phẩm OCOP thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn

Những năm qua, trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh ở nông thôn. Đây cũng là giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân trong xây dựng nông thôn mới.
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024: Điểm đến văn hóa và kết nối giao thương

(LĐ&PL) Các sản phẩm sản phẩm đặc trưng, đặc sản của các địa phương đến từ các vùng miền trên khắp cả nước sẽ được trưng bày, giới thiệu tại Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam năm 2024. Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và địa phương quảng bá sản phẩm đặc sản tới người tiêu dùng, du khách trong và ngoài nước, tham gia chuỗi cung ứng, tiêu thụ hiệu quả tại thị trường Thủ đô.
10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

(LĐ&PL) Theo Tổng cục Thuế, trong 10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix và Apple đã nộp vào ngân sách Nhà nước Việt Nam khoảng 8.200 tỷ đồng.
Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

(LĐ&PL) Hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần Chứng khoán KAFI và Công ty cổ phần Lisemco vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với tổng số tiền phạt lên tới 222,5 triệu đồng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá vàng đã tăng vọt trong năm 2024, liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục mới. Hiện tại, giá vàng thế giới đang ở mức đỉnh cao nhất mọi thời đại, hơn 2.670USD/ounce. Cách đây một năm, giá trung bình chỉ khoảng 1.800 USD/ounce.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

(LĐ&PL) Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình “Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô - Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để 2 đầu tàu đất nước liên kết, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế.
Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Bất ngờ có 4 ngân hàng có lãi suất vượt 7,0%/năm.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn quận Đống Đa đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong đoàn viên, người lao động, thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet và mạng xã hội, do đó đã thu được kết quả tích cực.
Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

(LĐ&PL) Ngày 27/7, tại tỉnh Lào Cai, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Tổ chức Aide et Action (AEA) sắp tới sẽ trở thành Action Education và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai… phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới" năm 2024. Đáng chú ý, kết thúc cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 7 sáng kiến để hỗ trợ, với tổng số tiền là 262 triệu đồng.
Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

(LĐ&PL) Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 1765/SDL-QLDL đề nghị các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại địa phương không thực hiện quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba.
Xem thêm
Phiên bản di động