Chỉ được thỏa thuận thử việc một lần đối với một công việc
Phân biệt những điểm khác nhau giữa biên chế và hợp đồng lao động Người lao động qua học nghề có tiếp tục được mức lương cao hơn 7%? |
Bộ luật Lao động năm 2019, tại Điều 24 đã quy định rõ về điều này.
Cụ thể: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc; Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này; Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng.
Theo Bộ luật Lao động, thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận và chỉ được thử việc một lần. (Ảnh minh họa). |
Theo Điều 25 của Bộ luật này: “Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác”.
Như vậy, Bộ luật Lao động quy định thời gian thử việc do các bên thỏa thuận, tùy theo tính chất, mức độ công việc, chức danh nghề nghiệp và yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ.
Đồng thời, chỉ được thử việc một lần đối với một công việc, hết thời hạn thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động. Tùy theo kết quả công việc đạt hoặc không đạt yêu cầu mà người lao động có thể được ký tiếp hoặc chấm dứt hợp lao động.