Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí
Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7 |
Nghị định, quy định rõ: Công chức được cử đi học sau đại học phải cam kết làm việc tại cơ quan cử đi ít nhất gấp ba lần thời gian đào tạo, thay vì gấp hai lần như trước. Ví dụ, nếu đi học thạc sĩ trong 24 tháng, công chức sẽ phải phục vụ ít nhất 72 tháng sau khi tốt nghiệp.
Đối tượng áp dụng phải thỏa mãn các điều kiện: không quá 45 tuổi tại thời điểm được cử đi học (thay vì 40 tuổi như trước), có ít nhất 3 năm công tác, và 2 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trước thời điểm đi học. Đồng thời, ngành đào tạo phải phù hợp với vị trí công việc đang đảm nhiệm.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, công chức phải cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị đã cử đi, ít nhất gấp 3 lần thời gian đào tạo thay vì gấp 2 lần như trước đây.
Công chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách Nhà nước hoặc nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp: tự ý bỏ học, bỏ việc trong thời gian đào tạo; bị kỷ luật buộc thôi việc; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Nghị định nêu rõ, chi phí đền bù gồm học phí và các khoản chi khác cho khóa đào tạo, không tính lương và phụ cấp (nếu có).
Người tự ý bỏ học, bỏ việc trong thời gian đào tạo; bị kỷ luật buộc thôi việc; không được cấp bằng sẽ phải đền bù 100% chi phí.
Phí đền bù với công chức bị kỷ luật thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết được tính theo công thức: S = F/T1 x (T1 - T2)
Trong đó: S là chi phí đền bù; F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử công chức đi đào tạo chi trả theo thực tế cho 1 người tham gia khóa đào tạo; T1 là thời gian yêu cầu phải thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau khi đã hoàn thành khóa đào tạo (hoặc các khóa đào tạo) được tính bằng số tháng làm tròn; T2 là thời gian đã thực hiện nhiệm vụ, công vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Ví dụ: Công chức A được cơ quan cử đi đào tạo thạc sĩ 2 năm (24 tháng), chi phí hết 60 triệu đồng. Theo cam kết, anh A phải phục vụ sau khi đi học về ít nhất là 72 tháng. Sau khi tốt nghiệp, anh A đã phục vụ cho cơ quan được 24 tháng. Sau đó, anh A tự ý bỏ việc.
Chi phí đào tạo mà anh A phải đền bù là: S = 60 triệu đồng/72 tháng x (72 tháng - 24 tháng) = 40 triệu đồng.
Chính phủ cũng quy định 2 trường hợp không phải đền bù chi phí đào tạo.
Một là công chức được cử đi đào tạo sau đại học nhưng không được cấp bằng do bị bệnh hiểm nghèo, bị rủi ro do thiên tai và dịch bệnh được cấp có thẩm quyền xác nhận.
Hai là được cử đi đào tạo sau đại học nhưng sau đó được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác sang cơ quan khác (nhưng vẫn thuộc hệ thống cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã).
Trường hợp công chức là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác (không tính thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1,5% chi phí đền bù. Trường hợp công chức không phải là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác của công chức (không tính thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù.
Theo quy định, chậm nhất trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, công chức phải có trách nhiệm nộp trả đầy đủ.
Chi phí đền bù được nộp cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa đào tạo theo quy định.
Trường hợp công chức không thực hiện nghĩa vụ theo quy định hoặc cơ quan quản lý và công chức không thống nhất được việc đền bù chi phí đào tạo, các bên liên quan có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Hội đồng xét đền bù sẽ đóng vai trò tư vấn, giúp người đứng đầu cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý công chức, xem xét các trường hợp phải đền bù chi phí và kiến nghị mức chi phí.
Tin khác

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội
Có thể bạn quan tâm

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân
