Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu
Bộ Y tế yêu cầu triển khai hồ sơ bệnh án điện tử trước 30/9/2025 Bộ Y tế khuyến cáo không nên sử dụng sản phẩm "Siro ăn ngon Hải Bé" |
Hiện tại, theo quy định của Nghị định 15, doanh nghiệp có quyền tự công bố sản phẩm và hoàn toàn tự chịu trách nhiệm, còn cơ quan chức năng chỉ thực hiện hậu kiểm rất hạn chế. Chính sự buông lỏng trong giai đoạn đầu này đã tạo ra lỗ hổng lớn cho doanh nghiệp lợi dụng, tùy tiện khai báo nhóm sản phẩm, phóng đại công dụng hoặc quảng cáo sai lệch.
Dự thảo mới của Bộ Y tế đề xuất chuyển sang mô hình kiểm soát chặt chẽ hơn. Theo đó, hồ sơ tự công bố sản phẩm sẽ phải được cơ quan chức năng tiếp nhận, xem xét, đưa ra ý kiến và công khai trên hệ thống. Đồng thời, cơ quan quản lý sẽ xây dựng kế hoạch hậu kiểm, chủ động giám sát, lấy mẫu nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm.
Một trong những kẽ hở lớn của Nghị định hiện hành là xếp thực phẩm bổ sung vào nhóm thực phẩm đã qua chế biến đóng gói sẵn và cho phép tự công bố mà không cần đăng ký bản công bố. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp "lách luật", khai sai nhóm sản phẩm hoặc biến thực phẩm bảo vệ sức khỏe thành thực phẩm bổ sung để tránh kiểm tra nội dung quảng cáo.
Dự thảo sửa đổi lần này quy định rõ: thực phẩm bổ sung bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông ra thị trường. Ngoài ra, nội dung quảng cáo và công dụng sản phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm ngăn chặn thông tin gây hiểu lầm hoặc gian lận.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Với nhóm thực phẩm đặc biệt như thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, hay thực phẩm cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi, dự thảo yêu cầu phải kiểm soát ngay từ giai đoạn nghiên cứu, phát triển. Doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu hành, đồng thời cơ sở sản xuất cũng phải đạt các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, GMP, ISO 22000 hoặc tương đương - thay vì chỉ cần điều kiện an toàn cơ bản như trước.
Một điểm mới quan trọng là quy định bắt buộc kiểm nghiệm đồng thời cả chỉ tiêu an toàn và chỉ tiêu chất lượng sản phẩm trong quá trình đăng ký công bố. Trước đây, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp phiếu kiểm nghiệm an toàn, dẫn đến tình trạng nhiều sản phẩm không đúng như công bố, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng. Quy định mới sẽ nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, hạn chế gian lận, đồng thời bảo vệ tốt hơn người tiêu dùng.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng bổ sung quyền cho cơ quan chức năng được thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo, giấy công bố sản phẩm và yêu cầu gỡ bỏ nội dung sai lệch. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm nhưng chưa chấp hành xử phạt, cơ quan quản lý có thể tạm dừng tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính cho đến khi doanh nghiệp thực hiện xong quyết định xử lý.
Dự thảo cũng đề xuất tăng cường hoạt động hậu kiểm với yêu cầu cụ thể về lập kế hoạch định kỳ, đột xuất, và trao quyền chủ động lấy mẫu giám sát cho cơ sở kiểm nghiệm. Đặc biệt, dữ liệu sẽ được kết nối xuyên suốt giữa Bộ Y tế với các bộ ngành và chính quyền địa phương thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia nhằm quản lý hiệu quả từ trung ương đến địa phương.
Một trong những bất cập chưa được đề cập rõ trong Nghị định 15 hiện hành là việc sản phẩm, nguyên liệu sản xuất để xuất khẩu nhưng sau đó chuyển tiêu thụ trong nước hoặc thay đổi mục đích sử dụng. Điều này khiến nhiều sản phẩm không đạt chuẩn trong nước vẫn lọt lưới và được bán ra thị trường nội địa. Dự thảo mới đã bổ sung quy định kiểm soát chặt hơn các điều kiện đối với nhóm sản phẩm này để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước.
Hoạt động quảng cáo thực phẩm trên mạng xã hội, nền tảng số, sàn thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ nhưng rất khó kiểm soát. Dự thảo yêu cầu giám sát không chỉ doanh nghiệp phát hành quảng cáo mà còn cả người truyền tải quảng cáo, người có ảnh hưởng (KOLs) và yêu cầu công khai mối quan hệ giữa người quảng cáo và doanh nghiệp tài trợ.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động quảng cáo thực phẩm, nhằm chấn chỉnh các hành vi quảng cáo gây hiểu lầm, không đúng sự thật, góp phần lành mạnh hóa thị trường.
Dự thảo nghị định sửa đổi Nghị định 15 của Bộ Y tế được kỳ vọng sẽ siết chặt hoạt động quản lý an toàn thực phẩm tại Việt Nam, hạn chế các chiêu trò gian lận thương mại, đồng thời đưa hệ thống giám sát chất lượng thực phẩm tiến gần hơn với tiêu chuẩn quốc tế.
T.An
Tin khác

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh
Có thể bạn quan tâm

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân

Cán bộ, công chức được thanh toán tiền khi không nghỉ hết ngày phép năm: “Làm nhiều hưởng nhiều” chính thức vào Luật

Tập trung vào 4 nhóm đối tượng cần ưu tiên giải quyết chính sách trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
