Ba trường hợp viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn
Quyền lợi của viên chức khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn so với quy định LĐLĐ huyện Phúc Thọ: Quan tâm, chăm lo tốt hơn cho gia đình công nhân, viên chức, lao động |
Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, chế độ hợp đồng làm việc của viên chức đã thay đổi, tùy vào thời điểm được tuyển dụng và điều kiện làm việc.
Theo đó, viên chức khi trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập. Viên chức tuyển dụng sau ngày 1/7/2020 chỉ được ký hợp đồng làm việc xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Ảnh minh họa (ảnh: VGP) |
Luật Viên chức cũng nêu rõ, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập còn nhu cầu, viên chức đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải ký kết tiếp hợp đồng làm việc với viên chức.
Trường hợp không ký kết tiếp hợp đồng làm việc thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
Đồng thời, Luật Viên chức cũng nêu rõ có 3 trường hợp, viên chức được ký hợp đồng không xác định thời hạn, hay còn gọi là "biên chế suốt đời".
Cụ thể gồm: Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020; Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật Viên chức; Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Luật Viên chức cũng quy định, việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đồng thời, việc tuyển dụng phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm...