Triển khai đúng tiến độ Dự án Vành đai 4: Hiệu quả từ công tác giải phóng mặt bằng

Đô thị 19:16 | 18/01/2024
(LĐ&PL) Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đang bước vào giai đoạn thi công gấp rút, nỗ lực cao nhất để đưa dự án vào sử dụng năm 2027. Đáng chú ý, từ dự án có thể thấy, việc tách công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay khi chủ trương được duyệt đã cho thấy hiệu quả nhất định.
Khởi công dự án Vành đai 4 – Vùng Thủ đô: Tạo không gian kết nối liên vùng Xã Tiền Yên và Đắc Sở chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4 - Vùng thủ đô Bàn giao 100% mặt bằng cho dự án Vành đai 4 trước 31/12/2023

Tăng tốc triển khai

Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cho biết, Vành đai 4 là vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng.

Việc đầu tư, đưa vào khai thác đồng bộ tuyến đường Vành đai 4 còn trực tiếp góp phần tăng khả năng kết nối giao thông, liên kết các trục chính đô thị, đường vành đai, các tỉnh lộ, huyện lộ thông qua kết nối với hệ thống đường song hành đô thị hai bên tuyến.

Ngoài ra, dự án còn liên kết các tuyến đường bộ cao tốc, các quốc lộ hướng tâm nhằm phát huy hiệu quả các tuyến đường này, tạo dịch vụ vận tải chủ động kết nối các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, trung tâm trung chuyển, cảng hàng không, các đường thủy nội địa, cảng biển, cảng cạn ICD; định hướng luồng giao thông quá cảnh không đi xuyên qua trung tâm thành phố Hà Nội góp phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có; khai thác và sử dụng hiệu quả quỹ đất hai bên tuyến đường, mở rộng không gian phát triển cho thành phố Hà Nội, động lực phát triển của Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Triển khai đúng tiến độ Dự án Vành đai 4: Hiệu quả từ công tác giải phóng mặt bằng
Công tác triển khai Dự án Vành đai 4 trên địa bàn Hà Nội đang được triển khai đồng bộ, đúng tiến độ.

Theo Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, kể từ khi được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư (tháng 6/2022), 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên) đã huy động tối đa sức mạnh của hệ thống chính trị, triển khai đồng loạt các thủ tục, rút ngắn thời gian thực hiện các công việc.

Đáng chú ý, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh: Hưng Yên, Bắc Ninh đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo vùng tại Quyết định số 3617-QĐ/TU với đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội làm Trưởng Ban cùng đại diện Thường trực Thành ủy, Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh và đại diện Lãnh đạo các Bộ như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng… là thành viên.

Ngoài ra, các tỉnh, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện các công tác phối hợp. Nhờ sự chủ động này, đến nay Dự án Vành đai 4 đã đạt được một số kết quả nhất định và bám sát tiến độ đề ra.

Với quy mô đầu tư 85.813 tỷ đồng, với tổng chiều dài 113,52km, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đi qua 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội (57,52km), Hưng Yên (19,3km), Bắc Ninh (36,7km). Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 là dự án quan trọng quốc gia, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 triển khai Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, bao gồm 7 Dự án thành phần do UBND thành phố Hà Nội, UBND tỉnh Hưng Yên và UBND tỉnh Bắc Ninh là cơ quan chủ quản - cơ quan có thẩm quyền, trong đó 3 Dự án đầu tư thực hiện GPMB theo hình thức đầu tư công, 3 Dự án đầu tư đầu tư xây dựng đường song hành (đường đô thị) theo hình thức đầu tư công và 1 Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT.

Cụ thể, đã phê duyệt 7/7 Dự án thành phần; 3 tỉnh, thành phố đã phê duyệt phương án và thu hồi đất được 1.306,06/1.390,63ha, đạt 93,92%, di chuyển 11.540/15.556 ngôi mộ, đạt 74,18% (Thành phố Hà Nội đã thu hồi đất 764,0/791,35ha, đạt 96,54%, di chuyển 8.718/10.082 ngôi mộ, đạt 86,42%; Tỉnh Hưng Yên đã thu hồi đất 195,6/230,2ha, đạt 85%, di chuyển 2.587/3.743 ngôi mộ, đạt 69%;

Tỉnh Bắc Ninh đã thu hồi đất 346,46/369,08 ha, đạt 93,87%, di chuyển 1.071/1.731 ngôi mộ, đạt 61,87%; Đã khởi công thi công xây dựng dự án đường song hành trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố, trong đó các nhà thầu đã tổ chức 37 mũi thi công trên toàn tuyến (Thành phố Hà Nội 32 mũi thi công; tỉnh Hưng Yên 4 mũi thi công; tỉnh Bắc Ninh 1 mũi thi công, dự kiến tăng lên 10 mũi thi công từ cuối Quý I/2024);

Đặc biệt, theo Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, việc khai thác vật liệu thực hiện Dự án cũng được triển khai thực hiện theo cơ chế đặc thù tại Nghị quyết số 56/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội và Nghị quyết số 106/NQ-CP ngày 18/8/2022 của Chính phủ đã bước đầu được tháo gỡ (trong đó 2 mỏ cát đã được các nhà thầu hoàn thành công tác đăng ký khai thác, 1 mỏ đất sẽ hoàn thành thủ tục, đưa vào khai thác trong tháng 1/2023).

Những kinh nghiệm từ thực tiễn

Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Đỗ Đình Phan cho biết, với Dự án Vành đai 4, công tác GPMB, tái định cư được xác định là khâu “trọng điểm của trọng điểm”. Bởi vậy, Hà Nội đã đề xuất tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Từ đó, GPMB không còn phụ thuộc vào các yếu tố kỹ thuật mang tính chất chuyên ngành của công trình.

Nói cách khác, dự án được thực hiện GPMB ngay sau khi có chỉ giới đường đỏ được phê duyệt và khi dự án thành phần xây lắp được duyệt hồ sơ cắm mốc GPMB sẽ tiếp tục cập nhật, bổ sung cho phù hợp (đảm bảo việc GPMB đi trước một bước) nhằm đảm bảo có mặt bằng thi công trước khi trao thầu.

Ông Đỗ Đình Phan cho rằng, qua triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội kinh nghiệm được rút ra là cần phát huy vai trò người đứng đầu, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân. Ngoài ra, từ Dự án Vành đai 4 cũng cho thấy, việc tăng cường phân cấp, ủy quyền cho cơ sở đã phát huy hiệu quả.

Triển khai đúng tiến độ Dự án Vành đai 4: Hiệu quả từ công tác giải phóng mặt bằng
Các lãnh đạo địa phương nơi có Dự án Vành đai 4 đi qua thường xuyên rà soát, kiểm tra và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện dự án.

Cụ thể, Dự án đường Vành đai 4, Thành phố đã giao và ủy quyền cho các quận, huyện trong việc thực hiện công tác GPMB, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thành phố thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các quận, huyện tổ chức ký giao ước thi đua đẩy nhanh tiến độ theo ngày, thực hiện rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính một cách tối đa (đã thực hiện đường tiếp nhận văn bản riêng về Dự án đường Vành đai 4 và đảm bảo thời gian giải quyết thủ tục từ 24-48 tiếng tại mỗi cơ quan, đơn vị)… đã giúp thúc đẩy tiến độ dự án.

Đại diện Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh, việc tách công tác GPMB thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay khi chủ trương được duyệt sẽ tranh thủ được thời gian chuẩn bị dự án, giúp GPMB đi trước một bước. Đồng thời trong việc triển khai thực hiện công tác GPMB của từng địa phương cần vận dụng chính sách để bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho người dân, trong đó thành phố Hà Nội chọn những khu tái định cư có điều kiện mặt bằng, giao thông thuận lợi, tốt nhất cho người dân. Các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đến cuộc sống, sinh kế của người dân trong diện di dời với mục tiêu nơi ở mới phải tốt hơn nơi ở cũ để người dân yên tâm sinh sống và làm việc đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Đinh Luyện
Link gốc:

Tin khác

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Có thể bạn quan tâm

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

(LĐ&PL) Nhiều năm nay hàng loạt chung cư cũ ở Hà Nội được lên kế hoạch cải tạo, xây mới nhưng tiến độ rất chậm chạp. Để gỡ nút thắt này, Luật Thủ đô đã ra đời tạo hành lang pháp lý cho khâu lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết, đẩy nhanh tiến độ cải tạo, xây dựng chung cư cũ.
Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

Cầu Vĩnh Tuy 1 được khánh thành và đưa vào khai thác năm 2009. Qua 13 năm, cầu đã xuất hiện một số hư hỏng. Bởi vậy, Ban Duy tu các công trình hạ tầng giao thông (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề xuất sửa chữa, xử lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông.
NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Không chỉ là một gương mặt quen thuộc trên sân khấu và màn ảnh nhỏ, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Thanh Hương còn được công chúng yêu mến bởi lối sống tích cực và tinh thần trách nhiệm với cộng đồng.
Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Trong tổng 11.342,1m2 đất mà thành phố Hà Nội giao cho huyện Đông Anh, có hơn 5.106m2 đất ở để đấu giá quyền sử dụng đất.
Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Thông tin từ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, đơn vị vừa phối hợp với các lực lượng chức năng hàn khẩu "đóng" 4 lối đi tự mở giao cắt với đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai.
Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Dịp nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, hai tuyến tàu điện Nhổn - ga Hà Nội, Cát Linh - Hà Đông thu hút gần 75 nghìn lượt hành khách đi lại.
Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc xử lý tận gốc nguồn gây ra ô nhiễm, hồi sinh các dòng sông, đặc biệt là sông Tô Lịch là rất cấp bách. Đồng thời yêu cầu Hà Nội quyết định và thực hiện dự án bổ cập nước sông Hồng vào sông Tô Lịch theo tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".
Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Thời điểm này, tình hình giao thông những ngày cuối năm trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Thực tế đã chỉ ra, hiện diện tích đất dành cho giao thông tại Hà Nội chỉ tăng 0,3%/năm, nhưng xe cá nhân lại tăng 4 - 5%/năm. Vì vậy, áp lực giao thông của Hà Nội sẽ ngày càng lớn nếu không hạn chế được các loại xe cá nhân.
Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Chiều 22/1, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội triển khai lắp đặt các biển tuyên truyền về mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông theo Nghị định 168/2024 tại 58 nút giao trên toàn Thành phố.
Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Sau gần một tuần điều chỉnh giao thông, tại nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển, các nút đèn tín hiệu đã được điều chỉnh lại hệ thống đèn cho phù hợp. Tại vòng xuyến giữa nút giao, lực lượng chức năng đã điều chỉnh lại các hướng lưu thông, chia tách các dòng phương tiện… nhờ các giải pháp này, nút giao đã từng bước trở nên thông thoáng.
Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Giai đoạn 2024 - 2025, Công an thành phố Hà Nội chủ trì và triển khai các nội dung, nhiệm vụ về nâng cấp Trung tâm thông tin chỉ huy và lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự, xử lý vi phạm cho phòng Cảnh sát giao thông.
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu đến 2/9/2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào. Quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.
Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Tư duy toàn cầu để xây dựng Hà Nội là thành phố thông minh

Ngày 2/12, trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á năm 2024, các đại biểu đã tham gia tọa đàm chia sẻ với chủ đề “Thành phố thông minh - Kinh tế số - Phát triển bền vững”.
Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

Sẽ có thêm 3 tuyến đường giao thông qua huyện Quốc Oai

(LĐ&PL) Theo Quyết định số 6015/QĐ-UBND ngày 19/11/2024 của thành phố Hà Nội, 3 tuyến đường giao thông tại huyện Quốc Oai sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động