Tìm giải pháp để lao động đi Nhật không còn phải "gánh nợ" vì chi phí

Lợi, quyền lao động 08:39 | 06/04/2023
Theo khảo sát của các cơ quan chức năng Nhật Bản, số tiền nộp và số nợ trung bình của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam khi đi làm việc tại Nhật Bản là 670.000 yen (khoảng 120 triệu đồng).
Nhiều khoản tiền, trợ cấp của người lao động sẽ tăng thêm từ 1/7/2023
Tim giai phap de lao dong di Nhat khong con phai 'ganh no' vi chi phi hinh anh 1
Lao động Việt Nam lên đường sang Nhật Bản làm việc. Ảnh minh hoạ: PV/Vietnam+

Theo khảo sát của các cơ quan chức năng Nhật Bản, số tiền nộp và số nợ trung bình của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam khi đi làm việc tại Nhật Bản là 670.000 yen (khoảng 120 triệu đồng). Đây là mức cao nhất trong 15 nước phái cử lao động sang Nhật Bản. Từ thực tế này, Việt Nam và Nhật Bản đang tích cực phối hợp để giảm mức chi phí mà người lao động phải đóng và tiến tới mục tiêu “phí zero.”

Đây là nội dung chính được đưa ra tại Diễn đàn giao lưu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật Bản năm 2023 với chủ đề “Tối ưu hóa giao lưu nhân lực-Hướng đến tuyển dụng nhân sự theo tiêu chuẩn quốc tế” do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam tổ chức hôm nay 5/4 tại Hà Nội.

Lao động càng nghèo chi phí càng cao

Tại diễn đàn, ông Ise Hiroaki, Hiệp hội Thân thiện Quốc tế Nhật Bản (JIFA) cho biết hiện nay có tới 56% thực tập sinh tại Nhật Bản là người Việt. Trung bình số tiền nợ đi Nhật của lao động Việt Nam là 670.000 yen, cao nhất trong các nước phái cử, cao hơn Trung Quốc, Campuchia và cao gấp 4 lần Phillipnies.

Ông Ise Hiroaki cho rằng nguyên nhân khiến các thực tập sinh phải gánh chi phí cao, mang nợ lớn là do có nhiều thông tin sai lệch, còn các hành vi không tuân thủ quy định cấm thu tiền thế chấp, bảo lãnh, về chi phí cho người môi giới đã cấm nhưng nhiều nơi vẫn không tuân thủ. Việc ít có các cơ sở giáo dục, đào tạo tại địa phương khiến người lao động phải gánh chi phí đi lại, ăn ở tại các trường dạy tiếng Nhật ở tận Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...

Theo ông Ise Hiroaki, đáng chú ý là thực tập sinh phần lớn xuất thân từ các khu vực nghèo và càng ở khu vực nghèo thì số tiền nợ này càng lớn. Lý do là do lao động ở các khu vực nghèo thường không tiếp cận được thông tin chính xác, phí môi giới cao, chi phí ở trọ, sinh hoạt đi lại cũng mất nhiều hơn. Khảo sát cho thấy Hà Tĩnh là khu vực thực tập sinh và lưu học sinh phải gánh chi phí cao, mang nợ lớn.

Tim giai phap de lao dong di Nhat khong con phai 'ganh no' vi chi phi hinh anh 2
Số tiền nộp và số tiền nợ của một số quốc gia phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản.

Tại diễn đàn, bà Ingrid Christensen, Giám đốc ILO Việt Nam cũng chỉ ra rằng nghiên cứu gần đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam với sự hỗ trợ của ILO có tiêu đề “Đo lường chỉ số mục tiêu phát triển bền vững 10.7.1 về chi phí tuyển dụng lao động Việt Nam ở nước ngoài” cho thấy, thực tế 1 lao động di cư Việt Nam phải trả tới 192 triệu đồng Việt Nam (tương đương 8.000 USD) để được tuyển dụng công việc đầu tiên của họ ở Nhật Bản.

“Điều này mâu thuẫn với các tiêu chuẩn quốc tế về di cư lao động vốn chỉ ra rằng "không được tính phí tuyển dụng hoặc các chi phí liên quan hoặc người lao động hoặc người tìm việc phải chịu," bà Ingrid Christensen cho hay.

Bà Ingrid Christensen nhấn mạnh việc người lao động trả phí tuyển dụng làm tăng nguy cơ bị cưỡng bức lao động, làm tăng tính dễ bị tổn thương của người lao động khi họ phải trả nợ trong vài tháng và đôi khi là vài năm, thậm chí là sau khi kết thúc công việc được tuyển dụng.

Nỗ lực hướng tới “phí zero”

Ông Shishido Kenichi, cố vấn đặc biệt của Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nhận định số lao động Việt sang Nhật Bản làm việc đang gia tăng nhanh chóng, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 100.000 thanh niên Việt Nam ưu tú, xuất sắc sang Nhật Bản làm việc và trở thành cộng đồng người nước ngoài đông thứ 2 tại Nhật Bản.

Tim giai phap de lao dong di Nhat khong con phai 'ganh no' vi chi phi hinh anh 3
Diễn đàn giao lưu phát triển nguồn nhân lực Việt Nam-Nhật Bản năm 2023. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo Shishido Kenichi, thời gian qua, lao động Việt làm việc tại Nhật được đánh giá cần cù, chăm chỉ, và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của Nhật Bản. Hơn 70% lao động Việt Nam được khảo sát cho biết hài lòng với công việc tại Nhật Bản và đều mong muốn được học hỏi thêm và làm việc tại nước này. Tuy nhiên, theo ông Shishido Kenichi vấn đề lớn lao động Việt đang gặp phải là chi phí để đi làm việc hiện ở mức cao, không đúng với các quy định. Điều này cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ lao động Việt bỏ trốn ra ngoài cũng ở mức cao.

Từ thực tế nhiều lao động phải gánh nợ nần cho chi phí đi làm việc tại Nhật Bản cao, cả Nhật Bản và Việt Nam đều đang triển khai các giải pháp để khắc phục tình trạng này.

“Vào tháng 12/2022, các cơ quan Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về cơ chế mới để người lao động nước ngoài sang Nhật Bản không mất chi phí, yên tâm làm việc và gắn bó, phát triển bền vững”, ông Shishido Kenichi cho hay.

Bà Ikeda Setsuko, Chủ tịch Hiệp hội Thân thiện quốc tế Nhật Bản (JIFA) chia sẻ để hạn chế tình trạng lao động phải mất phí cao để đi Nhật Bản, JIFA đã triển khai “Dự án Phí Zero” ở Hà Tĩnh từ năm 2014 và đến nay hỗ trợ cho khoảng 600 thực tập sinh có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Tĩnh. Dự án lựa chọn mỗi huyện giới thiệu 2 học sinh xuất sắc và hỗ trợ học phí trong 4 năm từ lớp 9 cho đến hết THPT và hiện thực hoá ước mơ đến Nhật Bản mà không phải vay nợ cho các em.

Tại Việt Nam, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (Luật số 69 năm 2020) với những quy định mới về chi phí cũng là những hành lang pháp lý mới để bảo vệ quyền lợi của người lao động. Ông Phạm Viết Hương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết theo quy định mới thực tập sinh kỹ năng, hộ lý, lao động đặc định khi đi làm việc tại Nhật Bản sẽ không phải trả tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền giáo dục định hướng.

Theo ông Phạm Viết Hương, người lao động sẽ chỉ phải trả tối đa 1 tháng lương theo hợp đồng/1 năm làm việc, tối đa không quá 3 tháng lương và được trừ đi phần phí quản lý, phí dịch vụ do bên tiếp nhận chi trả. Đối với tiền đào tạo nghề, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu của phía Nhật Bản, người lao động chỉ chi trả một phần theo quy định, đối với lao động đặc định thì bên tiếp nhận hỗ trợ toàn bộ.

Đánh giá cao sự điều chỉnh hệ thống pháp luật của Việt Nam, bà Ingrid Chriestensen cho rằng Việt Nam và Nhật Bản cần phải nỗ lực xóa bỏ chi phí phải trả liên quan đến hợp tác lao động.

"Nhật Bản đã phê chuẩn công ước 181 của ILO về tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân và cam kết không thu bất kỳ khoản chi phí gián tiếp và trực tiếp đối với lao động nước ngoài. Tôi cũng rất vui mừng khi Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quyết định số 402/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc, theo đó trong giai đoạn 2020-2030 Việt Nam sẽ phê chuẩn công ước 181 của ILO," bà Ingrid Chriestensen nói.

Theo bà Ingrid Chriestensen, Việt Nam cần khẩn trương xóa bỏ cơ chế tuyển dụng thu phí, thúc đẩy vai trò của các công đoàn, nghiệp đoàn để đảm bảo quyền lợi, sự công bằng cho người lao động và phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế./.

Theo Hồng Kiều/Vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/tim-giai-phap-de-lao-dong-di-nhat-khong-con-phai-ganh-no-vi-chi-phi/855464.vnp

Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/tim-giai-phap-de-lao-dong-di-nhat-khong-con-phai-ganh-no-vi-chi-phi/855464.vnp

Tin khác

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong hoàn thiện chính sách và tiếp tục hướng dẫn các địa phương triển khai chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt đến các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Góp ý về các nội dung để chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thống nhất với nội dung cần bổ sung cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội.

Có thể bạn quan tâm

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Kịp thời hỗ trợ gia đình các công nhân tử vong và bị thương trong vụ tai nạn lao động tại Yên Bái

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Yên Bái cho biết, đơn vị đã phối hợp với các ban, ngành liên quan nắm bắt tình hình, kịp thời hỗ trợ cho thân nhân gia đình người bị nạn trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 7 công nhân tử vong.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

Tiếp tục triển khai chi trả trợ cấp an sinh xã hội không dùng tiền mặt

(LĐ&PL) Ngành Lao động đang quản lý hơn 5 triệu đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội, đến nay, đã có gần 1,1 triệu người được chi trả chế độ qua tài khoản.
Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Đề xuất bổ sung quy định về đăng ký lao động

(LĐ&PL) Dự kiến tại lần sửa đổi Luật Việc làm tới, sẽ bổ sung 1 Chương về đăng ký lao động.
Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Xem thêm
Phiên bản di động