Thị trường chứng khoán một năm buồn và câu chuyện niềm tin của nhà đầu tư

Kinh tế 08:11 | 27/12/2022
Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến nhiều biến động và có tác động mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. Trái ngược với bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước không biến động quá xấu và trong tầm kiểm soát, thị trường chứng khoán nước ta lại nằm trong nhóm các chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới.
Rủi ro ngắn hạn thị trường chứng khoán có dấu hiệu giảm Thị trường chứng khoán: Cổ phiếu ngành nào “hót” dịp cuối năm?

Nhìn lại 2 năm Covid 2020-2021, trong khi kinh tế toàn cầu suy giảm, thị trường chứng khoán thế giới ảm đạm, thì chứng khoán Việt Nam tăng mạnh. Diễn biến này cho thấy thị trường vận hành chưa dựa trên nền tảng vĩ mô và sức khỏe doanh nghiệp, mà dựa trên kỳ vọng mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước, nhất là sự tham gia tích cực của lớp nhà đầu tư mới, thường được gọi là thế hệ đầu tư F0. Thị trường năm 2021 nóng đến mức tất cả các cổ phiếu đều tăng mạnh cũng chưa làm thỏa mãn nhà đầu tư, khiến họ chuyển cái nhìn vào trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất phát hành được ấn định ở mức cao, bỏ mặc những cảnh báo rủi ro liên tục từ Bộ Tài chính.

Thậm chí tại một hội thảo cuối năm ngoái, ông Trần Lê Minh, Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty Quản lý quỹ đầu tư Dragon Capital Việt Nam đưa ra nhận định: "Theo cá nhân tôi, để thực sự đánh thức nhà đầu tư, thị trường trái phiếu cần một thương vụ mất khả năng thanh toán tương đối lớn. Từ rủi ro thực tế sẽ giúp nhà đầu tư nhận diện ra ra rủi ro thị trường và từ đó có cái nhìn thận trọng hơn với kênh đầu tư chứng khoán. Tôi mong một tiếng rung chuông cảnh báo toàn thị trường. Tiếng rung cũng sẽ cho thấy, thị trường Việt Nam hoạt động bình thường chứ không phải theo kiểu ai cũng muốn phát hành trái phiếu và ai cũng có thể trả nợ".

Thị trường chứng khoán một năm buồn và câu chuyện niềm tin của nhà đầu tư
Năm 2022, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến nhiều biến động (Ảnh minh họa: KT)

Thực tế chứng minh, thị trường tăng mạnh trên cơ sở tâm lý đám đông đầy hưng phấn của nhà đầu tư cá nhân chắc chắn sẽ khó bền vững khi chưa chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với biến động có thể xảy ra. Vậy nên dễ lý giải việc nhà đầu tư nội là lực đỡ lớn nhất của thị trường trong năm ngoái, lại trở thành lực kéo giảm mạnh nhất trong năm nay, trái ngược hẳn với sự ổn định của dòng vốn ngoại. Và sự kiện hủy 9 đợt phát hành trái phiếu liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã trở thành “cú sốc” quá mạnh đến tâm lý đám đông của nhà đầu tư cá nhân.

"Sau 2 năm tăng nóng, năm nay phải điều chỉnh, nữa là chúng ta dùng đòn bẩy tài chính còn tương đối nhiều, tâm lý đám đông rất là nặng nề, thị trường chứng khoán nước ta chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân, tổ chức là chưa có nhiều, khi mà có suy giảm hay là có tâm lý nặng nề xảy ra thì lập tức là nó suy giảm rất nhanh. Vấn đề nữa liên quan đến đòn bẩy tài chính tài chính, khi áp lực giải chấp tương đối lớn thì giảm mạnh", TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia nhìn nhận.

Có thể nói, đầu tư theo tâm lý đám đông, sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn của nhiều nhà đầu tư trong nước đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam ứng với câu nói: “Thành bởi nhà đầu tư mà bại cũng bởi nhà đầu tư”. Như trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, sau cú sốc mang tên Tân Hoàng Minh, nhà đầu tư cá nhân “bán đổ bán tháo” tất cả các loại trái phiếu doanh nghiệp đang nắm giữ, thậm chí đòi doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn mà không cần biết trái phiếu đó của doanh nghiệp tốt hay xấu, không cần biết các điều khoản về kỳ hạn đầu tư trong hợp đồng mà chính mình đã đặt bút ký. Làn sóng rút tiền lan sang các quỹ đầu tư trái phiếu cũng khiến các quỹ này mất thanh khoản nghiêm trọng, bởi không quỹ nào có thể dự phòng tiền mặt nhiều đến vậy.

"Sự dễ dãi của nhà đầu tư gây rủi ro chính nhà đầu tư vì mất đi khoản đầu tư, nhưng dễ dãi của nhà đầu tư cũng ảnh hưởng vĩ mô, sự lành mạnh của doanh nghiệp và thị trường nên tôi mong muốn nhà đầu tư cần ý thức rõ rủi ro, trước hết là cho chính mình và lớn hơn là sự ổn định của thị trường tài chính", ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu ý kiến.

Qua thăng trầm của thị trường chứng khoán năm qua, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận trách nhiệm của nhà đầu tư, đó là trách nhiệm với chính khoàn đầu tư của mình và trách nhiệm trong việc góp phần ổn định và phát triển bền vững của thị trường vốn - chứng khoán Việt Nam.

"Một điểm thú vị mà chúng tôi quan sát trên thị trường trong 3 tháng vừa qua, đó là sự quan tâm của thị trường với trái phiếu niêm yết, trái phiếu doanh nghiệp đầu ngành và các trái phiếu có thời hạn ngắn. Nhu cầu nhà đầu tư mua trái phiếu nhóm này khoảng 300-400 tỷ đồng/ngày. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không chỉ rút khỏi thị trường trái phiếu mà còn nhanh nhạy rút tiền ở các kênh đầu tư khác để mua vào trái phiếu doanh nghiệp niêm yết khi mức chiết khấu đã xuống ở mức giá hấp dẫn", bà Nguyễn Thị Hoạt, chuyên gia Công ty chứng khoán Kỹ thương TCBS cho biết.

Như vậy, điểm tích cực sau thời gian thị trường trái phiếu doanh nghiệp biến động mạnh thời gian qua là trình độ nhà đầu tư có nâng lên cơ bản. Đã có cái nhìn đúng đắn hơn với những trái phiếu doanh nghiệp của nhà phát hành uy tín, được phân phối bởi đại lý chuyên nghiệp, và nhất là các yếu tố căn bản đã được cân nhắc, như sự hấp dẫn khi cân đối giữa lợi nhuận và mức độ rủi ro có thể chấp nhận. Đây là bài học không chỉ cho nhà đầu tư trái phiếu, mà cho cả thị trường vốn – chứng khoán nước ta nói chung.

Vậy nên, mong nhà đầu tư chứng khoán, hãy đừng là người “lữ khách” trên thị trường, vui thì tham gia ồn ào, buồn thì tháo chạy với tâm lý tiêu cực. Hãy là nhà đầu tư chuyên nghiệp, đồng hành lâu dài với thị trường, có kiến thức, có tâm lý ổn định, để không chỉ tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường biến động, mà còn giúp thị trường phát triển một cách lành mạnh và bền vững.

Một năm buồn của thị trường chứng khoán Việt Nam, không thể không nói đến trách nhiệm của cơ quan quản lý thị trường, khi đã không có quyết tâm giảm nhiệt sớm hơn, với những biện pháp “giảm sốc” được tính toán tốt hơn, “tuýt còi” kịp thời hơn trung gian thị trường đã làm trái quy định pháp luật, và nhất là không ổn định được tâm lý nhà đầu tư. Hệ quả buồn là tháng 5 năm nay, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã phải nhận quyết định kỷ luật và bị cách chức, điều chưa có tiền lệ trong hơn 20 năm hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Khép lại một năm chứng khoán buồn và câu chuyện tiêu cực về tâm lý của nhà đầu tư, để chung tay góp phần hồi phục lành mạnh và bền vững thị trường trong năm tới, là yêu cầu đặt ra đối với tất cả thành viên tham gia thị trường vốn – chứng khoán Việt Nam./.

Theo Trung Hiếu/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/thi-truong-chung-khoan-mot-nam-buon-va-cau-chuyen-niem-tin-cua-nha-dau-tu-post992762.vov

Link gốc: https://vov.vn/kinh-te/thi-truong-chung-khoan-mot-nam-buon-va-cau-chuyen-niem-tin-cua-nha-dau-tu-post992762.vov

Tin khác

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục khởi sắc nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch và lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ, với gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 26% so với năm 2019 – thời kỳ được xem là đỉnh cao trước đại dịch.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đã ghi nhận kết quả ấn tượng, trở thành điểm sáng nổi bật trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2020. Kết quả này phản ánh rõ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và động lực sản xuất đang gia tăng trên toàn quốc.
Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 76,3% dự toán, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương tăng 56,2%.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025. Công điện nhấn mạnh yêu cầu nâng cao hiệu lực phối hợp giữa các chính sách vĩ mô, tạo dư địa thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội.
Xuất khẩu điều năm 2025: Mục tiêu 4,5 tỷ USD trong tầm tay

Xuất khẩu điều năm 2025: Mục tiêu 4,5 tỷ USD trong tầm tay

Mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm nhẹ, nhưng nhờ giá xuất khẩu tăng mạnh, ngành điều Việt Nam đang có một nửa đầu năm 2025 đầy khởi sắc. Với kim ngạch xuất khẩu đạt 2,36 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, ngành điều hoàn toàn có cơ sở để đạt mục tiêu 4,5 tỷ USD trong cả năm – mức tăng 2,7% so với năm 2024.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3%

Hoạt động thương mại, dịch vụ trong 6 tháng đầu năm 2025 tiếp tục khởi sắc nhờ nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao, cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của du lịch và lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đón đần 11 triệu lượt khách quốc tế

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch Việt Nam tiếp tục ghi nhận đà phục hồi mạnh mẽ, với gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước và tăng gần 26% so với năm 2019 – thời kỳ được xem là đỉnh cao trước đại dịch.
Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025: Điểm sáng trong bức tranh khu vực

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, kinh tế - xã hội Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 đã ghi nhận kết quả ấn tượng, trở thành điểm sáng nổi bật trong khu vực.
Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Sản xuất công nghiệp tăng mạnh 9,2% trong 6 tháng đầu năm - Mức cao nhất trong 5 năm

Báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) ước tính tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước – mức tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2020. Kết quả này phản ánh rõ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế và động lực sản xuất đang gia tăng trên toàn quốc.
Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Hà Nội: Tổng thu ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tăng 51,4% so với cùng kỳ

Theo Sở Tài chính Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2025 ước đạt 76,3% dự toán, tăng 51,4% so với cùng kỳ năm trước; chi ngân sách tăng địa phương tăng 56,2%.
Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7: Hải quan thông quan hơn 2,2 tỷ USD hàng hóa

Ngày 1/7/2025, chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp tại 34 tỉnh, thành phố, ngành Hải quan đã lập tức bắt nhịp với cơ cấu tổ chức mới bằng việc chuyển đổi thành công hệ thống công nghệ thông tin và giải quyết khối lượng lớn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Chỉ trong một ngày, hơn 2,2 tỷ USD giá trị hàng hóa đã được thông quan, mở ra khởi đầu suôn sẻ cho một giai đoạn vận hành hiện đại và hiệu quả hơn.
Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ năm 2026: Áp thuế linh hoạt thay thế thuế khoán, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ kinh doanh

Từ ngày 1/1/2026, một bước ngoặt lớn trong chính sách thuế đối với hộ kinh doanh sẽ chính thức được triển khai: xóa bỏ phương pháp thuế khoán - vốn tồn tại hàng chục năm qua. Thay vào đó, ngành Thuế sẽ áp dụng cách quản lý thuế linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, vừa đảm bảo công bằng, minh bạch vừa hỗ trợ hộ kinh doanh phát triển ổn định và bền vững.
Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Xuất khẩu thủy sản: Cần tăng tốc để đạt mục tiêu 5,4 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, ngành thủy sản Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2025, đặc biệt tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hoa Kỳ. Mục tiêu xuất khẩu thủy sản cả năm đặt ra là 10,5 tỷ USD, tăng 4,3% so với năm 2024. Trong đó, 6 tháng đầu năm ước đạt 5,1 tỷ USD, còn 6 tháng cuối năm cần đạt 5,4 tỷ USD để hoàn thành kế hoạch.
Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng có thể giảm mạnh ngày mai 3/7: Lần thứ hai liên tiếp trong tuần

Giá xăng trong kỳ điều hành ngày mai (3/7) được dự báo có thể giảm sâu, nếu đúng như vậy thì đây là lần giảm thứ hai liên tiếp trong tuần.
Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Từ 1/7, hàng loạt chính sách thuế mới chính thức có hiệu lực

Từ ngày 1/7/2025, nhiều chính sách thuế quan trọng bắt đầu được áp dụng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp và hoạt động thương mại điện tử. Các quy định mới nhằm siết chặt quản lý, tăng tính minh bạch và thích ứng với xu hướng số hóa nền kinh tế.
Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Hộ kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải kê khai, đóng thuế

Trong thực tế, không ít cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ, làm nghề tự do, bán hàng online hoặc hoạt động theo thời vụ vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh vấn đề nghĩa vụ thuế. Một trong những thắc mắc phổ biến nhất là: Nếu không đăng ký hộ kinh doanh thì có phải nộp thuế hay không? Nhiều người cho rằng chỉ khi đăng ký kinh doanh mới bị ràng buộc nghĩa vụ thuế, còn nếu không đăng ký thì sẽ “miễn nhiễm” với thuế vụ. Tuy nhiên, quan điểm này là chưa chính xác và có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý không đáng có.
Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Sáng 27/6, với 442/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn giả, vốn là nguyên liệu dành cho chăn nuôi, bị chế biến và đưa vào thị trường tiêu dùng đã gây rúng động dư luận. Trước thông tin từ Công an tỉnh Hưng Yên về đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả quy mô lớn, Bộ Công Thương đã chính thức có phản hồi.
Xem thêm
Phiên bản di động