Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa
Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô |
Tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo
Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến của các tầng lớp nhân dân góp ý vào dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô), với nhiều chính sách quan trọng.
Theo đó, khu vực phát triển thương mại và văn hóa được thành lập trên cơ sở khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động thương mại, văn hóa, du lịch tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa, trên cơ sở bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường cao hơn so với quy định chung để thu hút, phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa, thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn, cải thiện điều kiện sống của người dân, bảo tồn các ngành, nghề truyền thống.
Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội, đối với Hà Nội, việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đi đầu cả nước, Hà Nội còn là Thành phố đầu tiên tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Thành ủy ban hành riêng một nghị quyết cho phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Luật Thủ đô lần này như một cú hích, tiếp sức cho làn sóng đổi mới, sáng tạo của công nghiệp văn hóa, là sự động viên rất lớn đối với các nghệ sĩ, những người thực hành và kinh doanh văn hóa, nghệ thuật ở Hà Nội.
![]() |
Phố ẩm thực Tống Duy Tân. Ảnh: Bùi Phương |
Tại Điều 21 của Luật Thủ đô, những điểm nghẽn như làm sao có thể khai thác được tiềm năng, lợi thế của bãi giữa sông Hồng, để không chỉ làm nên sức sống mới cho dòng sông này, mà còn tạo ra lợi thế mới, không gian mới cho sự phát triển văn hóa, nghệ thuật và cả kinh tế - xã hội của Thủ đô đã được tháo gỡ bằng quy định “Thành phố Hà Nội được xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hóa phù hợp với quy hoạch”.
Đồng thời, những khó khăn trong việc biến di sản thành tài sản, để những giá trị của khu phố cổ, làng nghề truyền thống sẽ được giải quyết qua quy định về việc: “Thành phố Hà Nội được thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa trên cơ sở các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại, văn hóa tại khu vực có lợi thế về vị trí thương mại, không gian văn hóa...
Giúp cho các thiết chế văn hóa của Thủ đô phát triển
Không chỉ dừng lại ở những quy định tại Điều 21, tinh thần phát huy giá trị văn hóa Hà Nội để sự phát triển văn hóa Thủ đô trở thành ngọn hải đăng dẫn dắt, điều tiết sự phát triển văn hóa của đất nước còn được thể hiện ở những quy định rất cởi mở, tháo gỡ được những điểm nghẽn trong hợp tác công tư trong lĩnh vực văn hóa.
Đó là việc cho phép áp dụng phương thức đối tác công tư đối với các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục - đào tạo.
Luật Thủ đô cũng tháo gỡ điểm nghẽn trong quản lý, sử dụng tài sản công bằng chính sách cho phép cơ quan, tổ chức đang được giao quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình là tài sản công quy định tại khoản 2 Điều 41 trên địa bàn Thành phố được ký hợp đồng nhượng quyền khai thác, quản lý với nhà đầu tư, doanh nghiệp để khai thác công trình, hạng mục công trình trong một thời gian nhất định...
PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhìn nhận, những tháo gỡ này sẽ không chỉ giúp cho các thiết chế văn hóa của Thủ đô phát triển mạnh mẽ hơn, xứng tầm với trái tim văn hóa của cả nước, mà còn giúp cho các thiết chế văn hóa, thể thao lớn của Trung ương ở Hà Nội phát huy hơn nữa giá trị của mình, đóng góp nhiều hơn vào bức tranh văn hóa, thể thao chung của đất nước từ Thủ đô.
Điều này cũng sẽ thúc đẩy cải cách hành chính, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; quản lý và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả; định hướng phát triển xanh, thân thiện với môi trường, sử dụng các công nghệ tiên tiến để bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước...
Theo dự thảo Nghị quyết, khu phát triển thương mại và văn hóa gồm các hoạt động văn hóa, thương mại, du lịch. Trong đó, hoạt động văn hóa gồm tổ chức các sự kiện, lễ hội, chương trình biểu diễn nghệ thuật, văn hóa truyền thống; xây dựng, phát triển các bảo tàng, nhà truyền thống, không gian trưng bày nghệ thuật; hoạt động đào tạo, dạy nghề truyền thống; phát triển nguồn nhân lực nghề, văn hoá nghề...
Hoạt động thương mại gồm phát triển hệ thống cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại và các điểm kinh doanh gắn với đặc điểm văn hoá địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm từ các ngành, nghề truyền thống và đặc sản địa phương...
Mới đây, quận Hoàn Kiếm đã đề xuất 10 khu vực có tiềm năng để hình thành khu phát triển thương mại và văn hóa trên địa bàn, bao gồm: Khu phố ẩm thực Tống Duy Tân - ngõ Hàng Bông; khu phố Tạ Hiền - Lương Ngọc Quyến - Đào Duy Từ; khu phố Tạm Thương - Yên Thái; khu vực Chợ Đồng Xuân - Bắc Qua; khu phố Hàng Bạc; khu phố Hàng Mã - Hàng Lược; khu phố Nhà Thờ - Ấu Triệu - Lý Quốc Sư; khu phố Hàng Đào - Hàng Ngang; khu phố Nguyễn Quang Bích - Nguyễn Văn Tố và khu phố Lãn Ông. |
Tin khác

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
Có thể bạn quan tâm

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hợp tác công - tư là chìa khoá để hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Danh sách tên dự kiến 34 tỉnh, thành và trung tâm hành chính sau sáp nhập, hợp nhất

Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 44, chuẩn bị xem xét cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Chính thức khởi tranh Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô lần thứ X - năm 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương

Hà Nội ra mắt mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4
