Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô
Dấu ấn công nghiệp văn hóa của Hà Nội Phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội đóng góp 5% GRDP |
Văn bản pháp lý này nhằm triển khai thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô, hứa hẹn mở ra không gian mới cho lĩnh vực công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế đầy tiềm năng đã được chứng minh thành công tại nhiều quốc gia phát triển.
Dự thảo Nghị quyết đề xuất một khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa, nơi kết nối giữa di sản văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị cao.
Theo nội dung dự thảo, trung tâm công nghiệp văn hóa được định nghĩa là "khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá". Các trung tâm này có thể được thành lập theo ba mô hình tổ chức: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc hợp tác xã.
![]() |
Hà Nội sắp có cơ chế mới cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa. |
Đây được coi là một bước đi quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi công năng các công trình cũ, không còn sử dụng hiệu quả thành không gian sáng tạo văn hóa mới, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp văn hóa - một động lực kinh tế mới của Thủ đô.
Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc đề xuất hai phương thức chính để phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Phương thức thứ nhất là Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng ngân sách, sau đó thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoặc nhượng quyền cho doanh nghiệp, hợp tác xã để quản lý, vận hành. Phương thức thứ hai là cho các tổ chức, cá nhân thuê công trình tài sản công (như các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại cũ đã di dời) để cải tạo, sửa chữa thành trung tâm công nghiệp văn hóa.
Trung tá, nhạc sĩ Tạ Duy Tuấn (hiện công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội) bày tỏ sự phấn khởi: "Nếu Nghị quyết này được thông qua, đây sẽ là cơ hội lớn cho cộng đồng nghệ sĩ sáng tạo. Chúng tôi đã chờ đợi từ lâu một không gian tập trung nơi các nghệ sĩ, nhà thiết kế và những người sáng tạo có thể cùng làm việc, chia sẻ ý tưởng và phát triển các sản phẩm văn hóa độc đáo".
Để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này, dự thảo đề xuất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như ưu tiên lập quy hoạch và bố trí quỹ đất, miễn giảm tiền thuê đất, miễn tiền thuê công trình trong 3 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo, hỗ trợ lãi suất vay vốn, đào tạo nhân lực và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của Thành phố.
Thời hạn thuê công trình được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền và nhà đầu tư, nhưng không quá 10 năm và được gia hạn mỗi lần không quá 10 năm. Đây được đánh giá là thời gian hợp lý để các nhà đầu tư có thể hoàn vốn và phát triển bền vững.
Các trung tâm công nghiệp văn hóa được phép hoạt động trong nhiều lĩnh vực đa dạng như quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hóa.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa đã chứng minh thành công ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Tại Việt Nam, đã có những mô hình thử nghiệm như Zone 9, Nhà Sàn Collective (Hà Nội)... nhưng chưa có một khung pháp lý đầy đủ để phát triển bền vững.
PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đánh giá: "Luật Thủ đô (2024) chắc chắn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những khó khăn mà ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội đang đối diện, đặc biệt là trong việc khuyến khích các nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này. Việc sửa đổi Luật đã đưa ra một số chính sách mới có tiềm năng tạo ra bước đột phá.
Các chính sách mới trong Luật Thủ đô (2024) sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội. Nếu được thực thi một cách hiệu quả, những cơ chế này sẽ giúp giảm bớt các khó khăn hiện tại, đồng thời tạo ra đòn bẩy phát triển bền vững cho ngành văn hóa trong tương lai".
Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng về dự thảo Nghị quyết trên cổng thông tin điện tử của Thành phố. Tất cả các ý kiến đóng góp sẽ được tổng hợp để hoàn thiện dự thảo trước khi trình Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua. Dự kiến sau khi được thông qua, Nghị quyết này sẽ tạo ra một làn sóng mới trong phát triển công nghiệp văn hóa tại Thủ đô, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", đồng thời đưa văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô. |
Theo Phương Bùi/laodongthudo.vn
Tin khác

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh
Có thể bạn quan tâm

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

“Chốt” thời điểm hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch
