Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả
Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái, làm rõ và giúp người tiêu dùng hiểu hơn tác hại của vấn nạn này đến sự phát triển kinh tế của đất nước, bắt đầu từ cuối năm 2021, Tổng cục QLTT đã đưa vào khai thác và sử dụng Phòng trưng bày hàng thật - hàng giả tại địa chỉ 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là nơi người tiêu dùng có thể đến tham quan, và được chuyên viên của Tổng cục QLTT hướng dẫn, phân biệt dấu hiệu nhận diện các sản phẩm thật, sản phẩm vi phạm trên thị trường.
![]() |
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả |
Ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT, với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”, Tổng cục QLTT mong muốn tạo ra kênh thông tin hữu ích giúp người tiêu dùng nhận diện hàng chính hãng để “tránh mua phải hàng giả”. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của lực lượng chức năng thì sự thông thái trong lựa chọn hàng hóa, kênh mua sắm sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những thiệt hại đáng tiếc.
Trong lần mở cửa thứ 10, hưởng ứng Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), trên 600 sản phẩm thuộc 09 lĩnh vực, ngành hàng gồm: Hóa - mỹ phẩm; thời trang; giày dép; hàng gia dụng, tiêu dùng; văn phòng phẩm; đồ uống; dược phẩm và thiết bị y tế được Tổng cục QLTT trưng bày và trực tiếp hướng dẫn người tiêu dùng cách thức nhận biết, phân biệt đồng thời cung cấp các địa chỉ có thể mua các sản phẩm chính hãng tại Việt Nam.
![]() |
Văn phòng phẩm là một trong những mặt hàng bị làm giả, làm nhái rất nhiều |
Tại phòng trưng bày tuần lễ Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả của Tổng cục QLTT, người tiêu dùng có thể nhận biết khác biệt rõ rệt khi 2 loại sản phẩm thật - giả được đặt cạnh nhau. Ngay cả với hàng giả được làm tinh vi, ít sai sót về hình thức, người tiêu dùng vẫn có thể nhờ cán bộ QLTT giải thích để có kinh nghiệm khi mua sắm, tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng.
Đặc biệt, tại Phòng trưng bày lần này là nhóm 6 mặt hàng với trên 50 sản phẩm của các doanh nghiệp Nhật Bản được cung cấp bởi Cơ quan sáng chế Nhật Bản (JPO) trưng bày tại gian trung tâm của Phòng trưng bày thể hiện quyết tâm, sự phối hợp chặt chẽ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong công tác đấu tranh chống hàng giả, giúp người tiêu dùng tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật Bản.
Tin khác

Sản lượng điện tiêu thụ tăng, đạt trung bình 67 triệu kWh/ngày trong 5 tháng đầu năm 2025

Hơn 1.500 vụ bán hàng giả, hàng nhái trong một tháng cao điểm

Tiền gửi dân cư lập kỷ lục mới bất chấp lãi suất huy động giảm sâu

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam tăng vốn điều lệ

Hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào: Cách xử lý theo đúng quy định pháp luật
Có thể bạn quan tâm

Hoàn thuế hơn 53.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp: Nỗ lực song hành với kiểm soát thất thu

Đẩy mạnh tiêu thụ vải, nhãn, sầu riêng vào mùa vụ cao điểm

Sản lượng điện tiêu thụ tăng, đạt trung bình 67 triệu kWh/ngày trong 5 tháng đầu năm 2025

Hơn 1.500 vụ bán hàng giả, hàng nhái trong một tháng cao điểm

Tiền gửi dân cư lập kỷ lục mới bất chấp lãi suất huy động giảm sâu

Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam tăng vốn điều lệ

Hộ kinh doanh không có hóa đơn đầu vào: Cách xử lý theo đúng quy định pháp luật

Đề xuất giảm lệ phí trước bạ xe máy xuống còn 2% trên toàn quốc

Tổ chức tiêu hủy hơn 30 tấn thực phẩm bẩn

Tháng 5/2025, Việt Nam nhập khẩu 19.042 xe ô tô nguyên chiếc

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng đạt 2,85 triệu tỷ đồng

Khai mạc Lễ hội Không tiền mặt 2025 - Bước tiến lớn trong hành trình kinh tế số

Thách thức trong quản lý “điểm nóng” về sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái

Hà Nội liên tiếp phát hiện mỹ phẩm, thực phẩm và đồ chơi nhập lậu
