Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân

Lợi, quyền lao động 17:00 | 12/05/2023
(LĐ&PL) Rất nhiều công nhân bị nhiễm độc methanol không được Công ty HS Tech Vina ký hợp đồng lao động, họ vào làm việc thông qua các công ty tuyển dụng lao động, khi sự việc xảy ra, các công ty này lạnh lùng quay lưng.
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol - Kỳ 1: Đêm tăng ca định mệnh của nữ công nhân

Trong hàng trăm công nhân làm việc cho Công ty TNHH HS Tech Vina (Công ty HS Tech Vina) đi xét nghiệm, Bệnh viện Bạch Mai xác nhận có 37 công nhân bị nhiễm độc methanol. Trong đó có 10 người bị nhiễm độc nặng, 1 người tử vong. Ai cũng nghĩ họ là công nhân của Công ty HS Tech Vina, nhưng sự thật lại không phải vậy.

Khi đi tìm hiểu thông tin về những công nhân này, chúng tôi chỉ nhận về những cái lắc đầu từ những nơi đáng lẽ phải biết thông tin về họ. Công ty HS Tech Vina kiên quyết không làm việc. Đại diện Sở Lao động- Thương binh xã hội Bắc Ninh chỉ trả lời gọn lỏn một câu: “Vụ việc đang trong quá trình điều tra, phải chờ kết quả rồi sau đó chúng tôi mới vào công ty tiến hành làm việc”. Còn ông Nguyễn Đức Cao, Phó Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh khi chúng tôi hỏi: Công ty HS Tech Vina có bao nhiêu công nhân, bao nhiêu người được ký hợp đồng lao động và bao nhiêu người được đóng Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế thì cũng chỉ trả lời: Chờ cơ quan điều tra kết luận!?

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân
Chi nhánh Công ty Bích Phượng đặt tại thị xã Thuận Thành không treo biển hiệu. Ảnh Minh Quang

Cần phải biết rằng, chúng tôi không phải là những người theo vụ việc này ngay từ đầu, do vậy không được tiếp xúc với các nạn nhân, không có những thông tin cá nhân. Dù mất khá nhiều thời gian, nhưng cũng thật may mắn, chúng tôi đã có số điện thoại của họ.

Chúng tôi liên hệ với Phàng A Say, 16 tuổi, quê ở Sơn La, người được Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán “nhiễm độc methanol giai đoạn muộn có tổn thương mắt nặng (mù mắt)”. Say cho biết đầu năm đã theo các bạn ở quê xuống Bắc Ninh và được Công ty Bích Phượng tuyển dụng. Người của Công ty Bích Phượng đưa Say đến Công ty HS Tech Vina làm việc. Đến nơi, Say được hướng dẫn công việc khoảng...1 tiếng rồi làm ngay.

Khi sự việc xảy ra, người của Công ty Bích Phượng đến cho 2 triệu đồng để Say và anh trai là Phàng A Tú (cùng làm ở Công ty HS Tech Vina và bị nhiễm độc methanol nặng hơn Say- PV) mua cơm ăn. Rồi từ đó đến khi Say xuất viện về quê, Công ty Bích Phượng không còn đoái hoài gì đến Say nữa. Say cho biết, em không được Công ty Bích Phượng ký hợp đồng.

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân
Phàng A Say, 16 tuổi, quê ở Sơn La được Công ty Bích Phượng tuyển dụng được Bệnh viện Bạch Mai chẩn đoán “nhiễm độc methanol giai đoạn muộn có tổn thương mắt nặng (mù mắt)”. Ảnh: GĐCC

Chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Đình Phan, người đại diện của Công ty TNHH Nguồn nhân lực Bích Phượng (Công ty Bích Phượng) để hỏi về các công nhân của công ty làm cho Công ty HS Tech Vina bị nhiễm độc methanol. Ngay lập tức ông Phan chối “Em chỉ là nhân viên nên không biết được việc này”. Nhưng khi chúng tôi nói : Anh là người đại diện pháp luật của Công ty Bích Phượng thì ông Phan mới cho biết “Em chỉ là người đưa công nhân vào Công ty HS Tech Vina làm việc, mọi chuyện anh cứ đến Công ty HS Tech Vina mà hỏi”.

Ông Phan từ chối tất cả các câu hỏi của chúng tôi vì “Liên quan đến hợp đồng giữa 2 bên" - điều khoản giữa Công ty Bích Phượng với Công ty HS Tech Vina- PV. Gặng hỏi mãi, ông Phan mới buột miệng: “Em đã cung cấp hết thông tin cho bên điều tra rồi”.

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân
Triệu Văn Ton anh trai Triệu Văn Nhậy cho biết, em mình đang sống thực vật. Ảnh GĐCC

Là một trong những người được chẩn đoán bị nhiễm độc methanol nặng, chị V cho biết, chị được Công ty Minh Anh tuyển dụng có ký hợp đồng từ tháng 1/2023 và được đưa đến làm việc tại Công ty HS Tech Vina. Nhưng khi chúng tôi xem hợp đồng của chị V thì đó chỉ là Biên bản thỏa thuận thử việc do ông Đàm Duy Bình, chức vụ Trưởng phòng (không thấy ghi phòng gì) đại diện cho Chi nhánh Công ty TNHH Minh Anh BG Vina ký. Chị V cho biết, có nhiều người làm cho Công ty Minh Anh mấy tháng trời nhưng cũng chỉ có cái Biên bản thỏa thuận thử việc, vì chị nghĩ đó là Hợp đồng lao động nên cũng không hỏi. Phải chăng đây là chiêu “lách luật” lợi dụng sự ít hiểu biết của người lao động, công ty tuyển dụng lao động không ký hợp đồng vì sợ phải tốn tiền đóng Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế? Và cũng như các công nhân khác, khi sự việc nhiễm độc methanol xảy ra, Công ty Minh Anh cũng lẳng lặng phó mặc các nạn nhân.

Chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Xuân Ước, Giám đốc Công ty TNHH Minh Anh BG Vina. Ông Ước thừa nhận cho Công ty HS Tech Vina thuê lại lao động nhưng số lượng bao nhiêu người thì ông Ước không nhớ. Ông Ước khẳng định các lao động sẽ được thử việc 2 tuần, nếu đạt yêu cầu thì sẽ được công ty ký hợp đồng lao động. Nhưng khi chúng tôi nói rằng, có những công nhân phản ánh họ làm việc cho công ty mấy tháng trời nhưng vẫn chỉ được công ty ký Biên bản thỏa thuận thử việc, ông Ước nói sẽ cho kiểm tra lại và bảo chúng tôi liên hệ với ông Đàm Duy Bình để có thêm thông tin vì khu vực huyện Thuận Thành do ông Bình phụ trách.

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 4: Quay lưng với nạn nhân
Rất nhiều công nhân chỉ được Công ty Minh Anh ký Biên bản thỏa thuận thử việc

Khi liên hệ, ông Bình cho biết có mấy chục công nhân công ty làm việc cho Công ty HS Tech Vina nhưng không nhớ là trong số đó có bao nhiêu người được công ty ký Hợp đồng lao động. Ông Bình hứa sẽ về văn phòng kiểm tra lại danh sách rồi trả lời chúng tôi. Nhưng, những ngày sau đó chúng tôi gọi điện lại, ông Bình đều không nghe máy.

Trong số những công nhân bị nhiễm độc methanol, ngoài chị H đã tử vong thì công nhân Triệu Văn Nhậy (17 tuổi, dân tộc Dao, quê ở Cao Bằng) là bị nặng nhất. Anh Triệu Văn Ton là anh trai Nhậy cho biết, sau mấy ngày nằm điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, Nhậy xuất viện trở về quê nhưng mắt không mở được, nằm không dậy được, miệng không nói được, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người nhà chăm sóc.

Vì Nhậy không nói được nên người nhà cũng không biết Nhậy được công ty nào đưa đến Công ty HS Tech Vina làm việc. Khi bước chân rời bản làng đến Bắc Ninh, Triệu Văn Nhậy đem theo những ước mơ có việc làm, có thu nhập để “đổi đời”, nhưng chỉ vài tháng sau, chàng trai 17 tuổi đang hừng hực sức sống trở về trên cáng và sống thực vật.

Ngoài ra còn có những công nhân cho biết, họ được Công ty Quốc An ký hợp đồng lao động rồi đưa đến Công ty HS Tech Vina làm việc. Hợp đồng của họ theo người tuyển dụng nói là đã nộp cho cơ quan công an. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với người tuyển dụng thì chị này thẳng thừng phủ nhận.

Những công ty nào đã đưa người vào Công ty HS Tech Vina làm việc, nội dung hợp đồng của họ có những điều khoản gì? Phải chăng họ đã lợi dụng sự ít hiểu biết pháp luật của những người công nhân để tuyển dụng mà không ký hợp đồng lao động, hoặc nếu ký thì không đóng Bảo hiểm Xã hội, khi tai nạn xảy ra họ đã “phủi tay” bỏ mặc những người công nhân nơi đất khách quê người? Liệu sau này công an thị xã Thuận Thành sẽ kết luận thế nào khi vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng như vậy nhưng vẫn chưa khởi tố vụ án?

Minh Quang- Thượng Quang
Link gốc:

Tin khác

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Góp ý về các nội dung để chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thống nhất với nội dung cần bổ sung cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động).
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm ở vùng I.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

(LĐ&PL) Qua thanh, kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu truy thu tiền đóng của 7.234 lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa tham gia với số tiền là 45,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động