Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh

Lợi, quyền lao động 10:22 | 21/04/2023
(LĐ&PL) Ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh hết sức cảm thông, chia sẻ rủi ro mà Công ty HS Tech Vina gặp phải. Vậy ai cảm thông, ai thương xót, ai bảo vệ những công nhân người dân tộc tuổi đời mới mười chín, đôi mươi không được đóng Bảo hiểm Xã hội bị nhiễm độc methanol?
Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 2: Người “cứu sống” nhiều công nhân Công ty HS Tech Vina Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol - Kỳ 1: Đêm tăng ca định mệnh của nữ công nhân

Trong văn bản số 587 ngày 3/3/2023 của Bệnh viện Bạch Mai, chúng tôi đặc biệt chú ý đến thông tin bệnh nhân Phàng A Say, 16 tuổi, nam giới, quê ở Mường Bang, Phù Yên, Sơn La. Say vào viện ngày 01/03/2023 được chẩn đoán nhiễm độc methanol nặng giai đoạn muộn có tổn thương mắt nặng (mù mắt).

Vậy ai, công ty nào đã đưa Phàng A Say, người chưa thành niên vào làm việc trong môi trường độc hại tại Công ty TNHH HS Tech Vina? (Công ty HS Tech Vina) và cách tiếp cận thông tin nhanh nhất là làm việc trực tiếp với Công ty HS Tech Vina. Ngày 15/3, chúng tôi đã gọi điện đến số 02223798xxx, nghe máy là chị Ngô Thị Vân, nhân viên Hành chính nhân sự của Công ty HS Tech Vina. Sau khi nghe chúng tôi trình bày muốn làm việc với công ty về vụ nhiễm độc methanol ở công ty, chị Vân xin phép báo cáo giám đốc và sau đó chuyển lời của ông giám đốc là sự việc đang trong quá trình điều tra nên không tiếp nhà báo.

Chưa thực sự tin vào điều chị Vân nói, chúng tôi tìm đến Khu công nghiệp III Khai Sơn, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh, nơi Công ty HS Tech Vina đặt xưởng sản xuất. Tuy nhiên, chúng tôi đã bị ngăn lại từ ngoài cổng bởi 2 người bảo vệ, dù trình bày là chúng tôi vào đặt Giấy giới thiệu thì 2 người bảo vệ cũng chỉ một động tác duy nhất là lắc đầu.

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh
Phóng viên buộc phải dừng lại ở bên ngoài cánh cổng, nơi Công ty TNHH HS Tech Vina thuê đặt xưởng sản xuất. Ảnh: Minh Quang

Trước sự “cự tuyệt” từ phía Công ty HS Tech Vina, chúng tôi buộc phải “gõ cửa” Ban Quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh (QLCKCN) là nơi quản lý Công ty HS Tech Vina để tìm kiếm thông tin. Và mặc dù đã được ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh “chỉ dẫn” cứ vào Ban gặp anh Thuân, Phó chánh văn phòng sẽ dẫn gặp ông Nguyễn Đức Cao, phó Ban để làm việc. Chúng tôi đã thoáng nghĩ là “may mắn” khi vừa bước vào phòng ông Thuân thì đã gặp ông Cao ở đó, nhưng sau khi xem Giấy giới thiệu hồi lâu, ông Thuân đề nghị bố trí thời gian tiếp chúng tôi vào ngày khác.

Nhận thấy công việc không được như ý, chúng tôi quyết định tìm đến UBND tỉnh Bắc Ninh, nhưng khi liên lạc với ông Vũ Huy Phương, Chánh văn phòng UBND tỉnh thì nhận về thông tin “Tôi bận họp, anh thông cảm”. Trước khi về chúng tôi đặt lại Giấy giới thiệu với hy vọng sau khi ông Phương hết bận họp sẽ bố trí thời gian làm việc và rất may cho chúng tôi, ngày hôm sau (16/3), ông Phương đã ký văn bản số 705 truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, giao Ban QLCKCN Bắc Ninh cung cấp thông tin theo quy định.

Nhưng, chờ đến ngày 20/3 vẫn chưa thấy Ban QLCKCN Bắc Ninh bố trí thời gian làm việc, chúng tôi buộc phải gửi 5 câu hỏi đến mail của ông Nguyễn Văn Phúc với hy vọng nếu lãnh đạo Ban QLCKCN Bắc Ninh quá bận không làm việc trực tiếp được thì trả lời qua mail.

Câu hỏi được gửi ngày 20/3 thì ngày 21/3 chúng tôi nhận được thông tin từ ông Thuân mời đến Ban QLCKCN Bắc Ninh làm việc vào hồi 15h30 ngày 22/3. Đúng hẹn, chúng tôi có mặt nhưng cuộc làm việc chỉ được bắt đầu vào lúc 16h30 bởi khi đó ông Lâm Thanh Sơn, Trưởng phòng Quản lý lao động Ban QLCKCN Bắc Ninh mới đi thi về.

Ông Nguyễn Đức Cao, Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh cho biết, trách nhiệm phát ngôn với báo chí ở Ban QLCKCN Bắc Ninh là ông Nguyễn Văn Phúc, Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh, nhưng ông Phúc đã ủy quyền cho ông tiếp phóng viên Báo Lao động Thủ đô. Ông Cao khẳng định: Sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc công nhân Công ty HS Tech Vina có dấu hiệu nhiễm độc methanol, ông đã có mặt tại hiện trường và nhanh chóng chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp các ngành làm thủ tục cần thiết để đưa công nhân đi xét nghiệm tình trạng sức khoẻ.

Trước câu hỏi của chúng tôi: Khi sự việc xảy ra, Ban QLCKCN Bắc Ninh có yêu cầu Công ty HS Tech Vina báo cáo không? Ông Cao trả lời: “Chắc chiều nay hoặc sáng mai, công ty sẽ có văn bản báo cáo” (sự việc đã xảy ra hơn 20 ngày). Vậy Ban QLCKCN Bắc Ninh căn cứ vào đâu để báo cáo sự việc với UBND tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan có liên quan và nội dung báo cáo có những thông tin gì? Chúng tôi đề nghị được ông Cao cung cấp văn bản mà Ban QLCKCN Bắc Ninh báo cáo sự việc với UBND tỉnh Bắc Ninh, không một chút đắn đo, ông Cao chỉ đạo ông Thuân (cùng ngồi làm việc) đưa cho chúng tôi văn bản (đây là văn bản không có dấu mật- PV). Tuy nhiên, khi chúng tôi chưa kịp xem văn bản thì bất ngờ ông Cao đề nghị chúng tôi cho “xin” lại và yêu cầu ông Thuân lấy lại văn bản!?

Vậy trước khi xảy ra sự việc công nhân nhiễm độc methanol, Công ty HS Tech Vina có bao nhiêu công nhân, bao nhiêu người được ký hợp đồng lao động và bao nhiêu người được đóng Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế? Câu hỏi này, ông Cao trả lời: Chờ cơ quan điều tra kết luận!?

Phía sau vụ công nhân nhiễm độc methanol – Kỳ 3: Sự “cảm thông” của ông Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh
Ông Nguyễn Đức Cao, Phó Trưởng Ban QLCKCN Bắc Ninh bất ngờ đề nghị dừng cuộc làm việc với PV Báo Lao động Thủ đô vì "đã ngoài giờ hành chính". Ảnh: Minh Quang

Còn ông Lâm Thanh Sơn khẳng định: Công ty chỉ báo cáo số lượng công nhân mà không báo cáo có bao nhiêu người được ký hợp đồng, được đóng Bảo hiểm Xã hội. Việc ký hợp đồng lao động và đóng Bảo hiểm Xã hội, công ty phải thực hiện theo luật, nếu làm sai thì phải chịu trách nhiệm. Trước câu hỏi của chúng tôi: nếu Công ty HS Tech Vina sử dụng công nhân của các công ty cung cấp nhân lực thì có phải báo cáo Ban QLCKCN Bắc Ninh hay không?, ông Sơn cho biết: Công ty chỉ phải được báo cáo biến động công nhân theo quý. Theo quy định, đến hạn cuối ngày 15/03 phải báo cáo biến động nhân công và hôm nay (22/3) Công ty HS Tech Vina vẫn chưa có báo cáo. Ông Sơn cũng đề nghị chúng tôi không hỏi thêm về những nội dung này.

Ông Sơn đã “có lời” như vậy, chúng tôi buộc phải chuyển sang nội dung khác và xin hỏi ông Cao: Bệnh viện Bạch Mai dẫn lời kể của một số công nhân bị nhiễm độc methanol cho biết họ không dùng găng tay bảo hộ khi làm việc trong môi trường độc hại, Ban quản lý có biết việc này không? Từ khi Công ty HS Tech Vina hoạt động trên địa bàn, Ban QLCKCN Bắc Ninh đã có lần nào thanh kiểm tra về an toàn lao động của công ty chưa?, ông Cao “xin khất” trả lời câu hỏi này sau.

Nhưng ông Cao lại bình thản cho biết, từ trước đến nay Công ty HS Tech Vina chấp hành tốt pháp luật, mấy năm trước bị dịch Covid- 19 nên không làm ăn được gì, vừa rồi mới có đơn hàng thì dính ngay vào việc này.

Rồi bất ngờ ông Cao đề nghị dừng cuộc làm việc sang buổi khác vì “đang làm việc ngoài giờ hành chính”. Một lý do...chính đáng! Chủ nhà muốn “tiễn khách” thì chúng tôi dù muốn hoàn thành nốt công việc cũng không thể ngồi lại thêm.

Chúng tôi đến làm việc là được Ban QLCKCN Bắc Ninh mời, nội dung làm việc đã gửi trước, chúng tôi đến đúng giờ, khi đến Ban QLCKCN Bắc Ninh xin lùi lại thời gian làm việc và khi cuộc làm việc đang diễn ra thì đề nghị để hôm khác làm việc tiếp. Ông Cao muốn dừng cuộc làm việc vì “ngoài giờ hành chính” hay vì lý do nào khác thì chỉ ông Cao mới hiểu.

Ông Cao có thể nhắc đến Công ty HS Tech Vina với giọng đầy cảm thông “mấy năm trước bị dịch Covid- 19 nên không làm ăn được gì, vừa rồi mới có đơn hàng thì dính ngay vào việc này”, vậy những Triệu Văn Nhậy (17 tuổi, quê Cao Bằng); Phàng A Say (16 tuổi, quê Sơn La); Phàng A Tú (18 tuổi, quê Sơn La)…là những công nhân bị chẩn đoán nhiễm độc nặng, người thì nhiều khả năng sống thực vật, người thì khả năng bị mù, các em giờ ở đâu, ai bảo vệ các em, ai thương xót các em?

Trong khi ông Cao bình thản chờ đợi cơ quan điều tra kết luận xem những công nhân bị nhiễm độc methanol có được đóng Bảo hiểm Xã hội hay không thì chúng tôi chỉ vài cuộc điện thoại, đôi lần gặp gỡ là đã nhận được thông tin những công nhân này đã được công ty nào tuyển dụng, đưa vào Công ty HS Tech Vina làm. Và khi sự việc xảy ra, họ đã lạnh lùng rũ bỏ trách nhiệm, mặc kệ những công nhân lâm nạn tìm đường về quê. Danh tính những công ty đó là gì, chúng tôi sẽ thông tin ở kỳ sau.

Ông Nguyến Thế Quyết, Chủ tịch Công đoàn Ban QLCKCN Bắc Ninh đã cho biết, sau khi sự việc xảy ra, Công đoàn đã nhanh chóng có mặt tại nơi xảy ra tai nạn, đồng thời, khuyến cáo công nhân bình tĩnh, tránh gây tâm lý hoang mang và đã hỗ trợ 10 công nhân bị nhiễm độc nặng 3.000.000 VNĐ/01 người.

(Còn nữa)

Minh Quang - Thượng Quang

Link gốc:

Tin khác

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Góp ý về các nội dung để chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thống nhất với nội dung cần bổ sung cơ chế đặc thù để bảo vệ người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Theo quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động năm 2019 và Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 70/2023/NĐ-CP), có nhiều trường hợp người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động (miễn giấy phép lao động).
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: Hơn 14 nghìn người được hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Quý I/2024, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã ra đã quyết định hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp cho 14.002 người, riêng trong tháng 3/2024, có 4.011 người được tiếp nhận và ra quyết định hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp…
Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

Bảo vệ người lao động khi doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội không còn khả năng đóng

(LĐ&PL) Việc bổ sung điều quy định cơ chế đặc thù, để bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là cần thiết.
Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

Những trường hợp người nước ngoài tại Việt Nam được miễn giấy phép lao động

(LĐ&PL) Tính đến cuối năm 2023, có gần 136.800 lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Trong đó có hơn 10.000 lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hà Nội: 1.000 người dự lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 của thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 19/4, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô với sự tham gia của 1.000 người.
Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà việc học nghề, tính kế lâu dài.
Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm ở vùng I.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

(LĐ&PL) Qua thanh, kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu truy thu tiền đóng của 7.234 lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa tham gia với số tiền là 45,8 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động