Nỗ lực tìm lại vỉa hè cho người đi bộ
Lập lại trật tự, lấy lại vỉa hè cho người đi bộ trên các tuyến phố cổ Lát đá vỉa hè ở Hà Nội: Làm sao để không còn bất cập? |
Tại văn bản này, cơ quan chức năng của Hà Nội khẳng định sẽ kiểm tra quyết liệt, đồng bộ, toàn diện về những nội dung trên trong phạm vi toàn địa bàn. Kiên quyết xóa bỏ các điểm hè phố, lòng đường bị chiếm dụng trái phép để làm nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ phương tiện, trả lại nguyên trạng hè phố với phương châm giành lại vỉa hè phong quang, sạch đẹp cho người đi bộ.
Phải thẳng thắn, vỉa hè không chỉ là không gian dành cho người đi bộ mà còn là “bộ mặt”, nơi thể hiện rõ trật tự đô thị và trình độ văn minh, phát triển của một thành phố. Bởi vậy, Hà Nội ra quân “đòi” lại vỉa hè cho người đi bộ là hợp tình, hợp lý và được dư luận ủng hộ.
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, hoạt động chấn chỉnh, trả lại đúng công năng của vỉa hè là việc làm khó. Không khó sao được khi hoạt động này được tổ chức quyết liệt từ năm này sang năm khác song chỉ được một quãng thời gian ngắn là vỉa hè lại bị tái lấn chiếm.
![]() |
Lực lượng chức năng ra quân, xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành quy định, lấn chiếm vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh. |
Và như một vòng lẩn quẩn, người đi bộ - đối tượng "yếu thế" trong tham gia giao thông lại bị đẩy xuống lòng đường, tiềm ẩn đầy rẫy nguy cơ xảy ra tai nạn. Dĩ nhiên, để bàn về căn nguyên khiến tình trạng này tái diễn có thể kể đến những lý do khách quan như thói quen mua bán của người dân, vỉa hè nhỏ hẹp, mật độ dân số cao… Trong khi đó, lực lượng chức năng thực hiện công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lại quá mỏng.
Đó là ở bề nổi. Còn thực chất vỉa hè, đặc biệt là vỉa hè ở đô thị lớn lại có sự liên quan mật thiết đến sinh kế của người dân sống ven nó. Nói cách khác, việc lấy lại vỉa hè gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân bám trụ kiếm cơm hàng ngày nhờ vỉa hè.
Từ vỉa hè, những thị dân có nghề nghiệp tự do, những tiểu thương nhỏ có thể có thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình nhỏ của mình. Bởi vậy, dù đa phần mọi người đều nhận thức việc lấn chiếm vỉa hè là không đúng, là đang vi phạm, bản thân nhóm này khi được cơ quan chức năng tuyên truyền, yêu cầy ký cam kết không lấn chiếm vỉa hè… họ tuân thủ và đồng ý, nhưng, vì cơm áo gạo tiền, khi có cơ hội họ vẫn sẽ làm thứ việc mà bản thân nhận thức rõ ràng là không đúng...
Dẫn như vậy để nói đến sự khó khăn trong công tác đòi lại vỉa hè đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm nay. Khó khăn là thực nhưng nếu các cơ quan chức năng xử lý khéo léo, có biện pháp giải quyết thật sự hài hòa, giúp người dân ổn định kinh tế thì vỉa hè tin chắc sẽ không còn bị tái lấn chiếm. Sự tác động tương hỗ mang lại từ không gian vỉa hè cũng sẽ khiến bộ mặt Thủ đô khang trang, sạch đẹp.
Đinh Luyện
Tin khác

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh
Có thể bạn quan tâm

Nhân viên Hanoi Metro cứu người kịp thời - Hành động nhân ái trong cộng đồng

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Các điểm thu gom rác, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải cách khu dân cư tối đa 1.000m

Gỡ “nút thắt” trong xây mới chung cư cũ

Hà Nội: Dự kiến sẽ sửa chữa cầu Vĩnh Tuy

NSƯT Thanh Hương: Nghệ sĩ phải là tấm gương về văn hóa giao thông

Chuẩn bị đấu giá hơn 5.100m2 đất tại huyện Đông Anh

Đóng 4 đường ngang dân sinh qua đường sắt Bắc Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai

Nghỉ Tết, hai tuyến Metro thu hút gần 75 nghìn hành khách

Chính phủ yêu cầu Hà Nội triển khai ngay dự án bổ cập nước sông Tô Lịch

Áp lực giao thông tại Hà Nội ngày càng gia tăng

Hà Nội lắp đặt biển tuyên truyền về mức phạt theo Nghị định 168 tại các nút giao trọng điểm

Sau gần một tuần điều chỉnh, nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi đã thông thoáng

Hà Nội lắp đặt hệ thống camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông
