Từ 1/7 tăng lương tối thiểu vùng: Người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Xây dựng căn cứ đề xuất điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2024 Sắp họp bàn về tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, với mức tăng 6%, áp dụng từ ngày 1/7.
![]() |
Người lao động sẽ được tăng thêm nhiều quyền lợi khi lương tối thiểu tăng. Ảnh: Tú Anh |
Theo đó, mức điều chỉnh cụ thể như sau: Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng, vùng II là 4.410.000 đồng/tháng, vùng III là 3.860.000 đồng/tháng, vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.
Theo các quy định pháp luật hiện hành, khi lương tối thiểu tăng, ngoài việc được tăng tiền lương hàng tháng người lao động sẽ được tăng một số quyền lợi như: Tăng tiền lương ngừng việc; tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội; tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Cụ thể, Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Khi điều chỉnh tăng 6%, mức lương tối thiểu sẽ tăng từ 200.000 đồng - 280.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành.
Đồng thời, người lao động sẽ được tăng tiền lương ngừng việc theo quy định Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp phải ngừng việc, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động... với mức tiền lương nghỉ việc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Khi người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động cũng được tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, vì theo các quy định pháp luật hiện hành, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường. Bên cạnh đó, người lao động được tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp và tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa.
Theo Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
H.L
Tin khác

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh
Có thể bạn quan tâm

Công chức được cử đi học nếu bị kỷ luật buộc thôi việc phải đền bù 100% chi phí

Siết chặt quản lý thực phẩm chức năng: Bộ Y tế đề xuất sửa đổi Nghị định 15 theo chuẩn châu Âu

Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc từ ngày 1/7/2025

Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất ưu đãi vay nhà ở xã hội, thúc đẩy an cư cho người trẻ

Nhiều khoản phí, lệ phí giảm từ 1/7: Hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đến hết năm 2026

Tăng cường số hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Mở rộng quyền lợi bảo hiểm y tế, nhiều đối tượng được thanh toán 100% chi phí khám chữa bệnh

Những điểm mới về nghĩa vụ quân sự từ 1/7: Người dân cần lưu ý điều gì?

Từ 1/7/2025: Người tham gia BHXH tự nguyện được hỗ trợ từ 20-50% mức đóng

Từ 1/7: Hàng loạt luật mới chính thức có hiệu lực - Tác động sâu rộng đời sống người dân

Đề xuất vi phạm chương trình đào tạo có thể bị đình chỉ hoạt động từ 12 đến 18 tháng

Từ 1/7, đơn vị phải nộp đủ tiền BHXH chậm đóng và xác nhận bổ sung quá trình cho người lao động

Chính thức miễn, hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông từ năm học 2025-2026

Chính sách công nghiệp hiện đại tạo động lực bứt phá cho khu vực tư nhân
