Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày Lễ, Tết và nghỉ hàng năm?
Giải quyết việc học nghề cho người lao động thất nghiệp Những trường hợp mà người lao động phải chịu trách nhiệm bồi thường |
Hỏi: Tôi vừa tham dự Phiên giao dịch việc làm và trúng tuyển vào một công ty ở Hà Nội. Theo quy định, mỗi năm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày Lễ, Tết và mấy ngày nghỉ hàng năm? Trường hợp, người lao động không nghỉ tết mà đi làm có được tính thêm lương?
Lê Hải Hà, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Đáp: Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:
Tết Dương lịch: Người lao động nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch)
Tết Âm lịch: Người lao động nghỉ 5 ngày
Ngày Chiến thắng: Người lao động nghỉ 1 ngày
Ngày Quốc tế lao động: Người lao động nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch)
Quốc khánh: Người lao động nghỉ 2 ngày (2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trường hoặc sau)
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Người lao động nghỉ 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)
Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ Lễ, Tết trong một năm. Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ tổng cộng 13 ngày Lễ, Tết. Tất cả ngày nghỉ Lễ, Tết, người lao động đều được hưởng nguyên lương.
![]() |
Người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ Lễ, Tết trong một năm. Ảnh: Phạm Hùng. |
Nếu người lao động không nghỉ ngày Lễ, Tết mà vẫn đi làm thì được tính là làm thêm giờ theo như quy định tại Điều 55, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ:
Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.
Lưu ý: 300% này là chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức:
Tiền lương làm thêm giờ = đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x số sản phẩm làm thêm.
Người lao động làm thêm giờ vào ngày Lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ Lễ, Tết. Trường hợp làm thêm giờ ngày nghỉ bù khi ngày Lễ, Tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.
Đối với nghỉ hằng năm, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Người lao động có ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc. Người lao động cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm tương ứng 1 ngày.
Theo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội/kinhtedothi.vn
https://kinhtedothi.vn/nguoi-lao-dong-duoc-nghi-bao-nhieu-ngay-le-tet-va-nghi-hang-nam.html
Tin cùng chủ đề
Vì người lao độngTin khác

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Có thể bạn quan tâm

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Hà Nội yêu cầu doanh nghiệp sớm công khai phương án thưởng Tết 2025

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu báo cáo tình hình tiền lương và thưởng Tết 2025

TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Những khoản tiền được miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2024

Nhiều thông tin mới về bảo hiểm thất nghiệp có lợi cho người lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình
