Lợi dụng thương mại điện tử để gian lận, buôn lậu

Kinh tế 18:11 | 16/07/2022
Thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế số, nhưng song hành với những cơ hội phát triển thì thương mại điện tử ở Việt Nam cũng gặp không ít thách thức trong việc quản lý xây dựng thị trường lành mạnh cũng như chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực này. Tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ,… trên nền tảng thương mại điện tử đang có nhiều diễn biến phức tạp, gây mất niềm tin của người tiêu dùng.
Ngăn chặn hành vi lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại Các tỉnh phía Bắc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử
Người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ trước khi mua các sản phẩm được bán trực tuyến. (Ảnh THANH TÂN)
Người tiêu dùng nên cân nhắc kỹ trước khi mua các sản phẩm được bán trực tuyến. (Ảnh THANH TÂN)

Thực tế cho thấy, nhiều sàn thương mại điện tử mải chạy theo việc thu hút người bán tham gia mà chưa chặt chẽ các khâu kiểm soát, xác minh các loại hàng hóa, tạo nhiều kẽ hở cho hàng giả, hàng kém chất lượng chen chân, có đất sống. Do đó, các cơ quan chức năng cần có chế tài mạnh hơn nữa để bảo vệ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính cũng như quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

Sân chơi lớn đang bị lợi dụng

Trong những năm gần đây, thương mại điện tử được xem là xu hướng mua sắm đa kênh, tiện lợi, đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ và Việt Nam hiện cũng đang nằm trong tốp 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Thống kê của Bộ Công thương cho thấy, trong năm 2021, doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD (tăng 16% so năm 2020) và có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á. Dự báo, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2022 sẽ có thể ở mức cao nhất từ trước tới nay và đến năm 2025, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mức 35 tỷ USD, tương đương với việc mỗi người dân sẽ chi tiêu khoảng 600USD/năm thông qua mua sắm online.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, đây cũng là “miếng bánh” béo bở để các đối tượng lợi dụng các kẽ hở trong kiểm soát của các sàn thương mại điện tử hoặc trong khâu vận chuyển để kinh doanh các mặt hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu hòng trục lợi. Trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và mua bán không có hóa đơn chứng từ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với số tiền xử phạt lên tới hơn 20 tỷ đồng.

Cùng với đó, các đơn vị chức năng của Bộ Công thương cũng đã yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử rà soát và gỡ bỏ gần 14 nghìn sản phẩm, thiết bị hỗ trợ điều trị Covid-19 có dấu hiệu vi phạm trên gần 4.300 gian hàng, trong đó, sáu tháng đầu năm 2022, đã kiểm tra 45 vụ việc, xử lý 42 vụ vi phạm, xử phạt hơn 700 triệu đồng, trị giá hàng vi phạm gần 1,2 tỷ đồng với các hành vi vi phạm do kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và gian lận thương mại.

Tổng cục trưởng Quản lý thị trường (Bộ Công thương) Trần Hữu Linh đánh giá, tình trạng gian lận thương mại trên các sàn thương mại điện tử đang là vấn đề nhức nhối đối với cơ quan chức năng, các đối tượng có nhiều thủ đoạn mới để đối phó, khiến việc phát hiện các vi phạm của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Trước đây, thương mại điện tử chỉ là bán hàng trên các trang web thì hiện nay có thể bán trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo, TikTok, Instagram,...

Ngoài ra, sau nhiều đợt truy quét quyết liệt, hoạt động của các đối tượng này ngày càng tinh vi hơn khi sử dụng nơi bán hàng, nơi quảng cáo, chốt đơn, kho hàng ở nhiều khu vực khác nhau, gây khó trong việc theo dõi, triệt phá. Nguy hiểm nhất là việc một số đối tượng tìm cách đưa hàng hóa nhập lậu, hàng cấm vào Việt Nam để tiêu thụ thông qua hình thức vận chuyển quốc tế, do tính chất của thương mại điện tử là không có biên giới.

Vì vậy, Tổng cục đã yêu cầu lực lượng quản lý thị trường ở địa phương tăng cường rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những bất cập, sơ hở để hoàn thiện các quy định pháp luật về thương mại điện tử phù hợp tình hình hiện nay. Kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm nhằm tạo môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp chân chính và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các đơn vị tăng cường quản lý, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thương mại điện tử.

Trong đó, tập trung phát hiện, đấu tranh ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng vi phạm, góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển bền vững, hạn chế đến mức thấp nhất những kẽ hở, không để các đối tượng lợi dụng để thực hiện các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đồng thời, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động quảng cáo, giới thiệu, vận chuyển, giao nhận hàng hóa; đẩy mạnh ứng dụng khoa học-công nghệ để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả qua mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Cần tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng trong quá trình thực thi nhiệm vụ; kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở, chồng chéo để thống nhất kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nhưng lại là thách thức lớn cho công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Dự báo trong hai đến ba năm tới, tỷ lệ gian lận trên thương mại điện tử sẽ chiếm từ 50% đến 60% so với tổng thể các hình thức gian lận thương mại nói chung.

Vì vậy, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là hết sức quan trọng, đòi hỏi sự quyết liệt, phối kết hợp giữa các ngành chức năng trong việc thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn, giải quyết triệt để. Bởi các vi phạm trong lĩnh vực này có tính ẩn danh rất cao, dễ giả mạo, thay đổi, che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện; dễ tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ để che giấu hành vi phạm tội, đối phó với cơ quan chức năng, không phân biệt ranh giới, khu vực...

Trong khi thẩm quyền của lực lượng quản lý thị trường không thể đề nghị trích xuất các sao kê ngân hàng để theo dõi giao dịch tài chính của đối tượng mà phải thông qua cơ quan công an.

Có thể nói, cuộc chiến chống hàng giả, hàng lậu trên sàn thương mại điện tử không chỉ giải quyết ngày một ngày hai. Tuy nhiên, để công tác này có sự chuyển biến căn bản, việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả xã hội và cả hệ thống chính trị, trong đó người dân và các doanh nghiệp có vai trò quyết định.

Bản thân người tiêu dùng cũng cần nâng cao ý thức trong hoạt động mua bán trên các sàn thương mại điện tử, có ý thức tố giác tội phạm, không tiếp tay cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu. Mặc dù vậy, chủ công vẫn là các lực lượng chức năng như quản lý thị trường, công an, hải quan nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý các vi phạm. Các lực lượng này cần tăng cường trao đổi, phối hợp để có những đề xuất, giải pháp hỗ trợ, nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật về thương mại điện tử cho đội ngũ làm công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thương mại điện tử trong thời gian tới.

Theo Minh Khôi/nhandan.vn

https://nhandan.vn/loi-dung-thuong-mai-dien-tu-de-gian-lan-buon-lau-post705785.html

Link gốc: https://nhandan.vn/loi-dung-thuong-mai-dien-tu-de-gian-lan-buon-lau-post705785.html

Tin khác

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Theo Quyết định số 484/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2024, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 30/7/2025. Đây là một trong ba cuộc tổng điều tra thống kê quy mô lớn nhất cả nước, được tổ chức 10 năm/lần, nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tình hình phát triển nông thôn.
Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tuần từ ngày 16/6 đến 20/6 ghi nhận sự sôi động trở lại với cả hoạt động phát hành và mua lại trước hạn cùng tăng mạnh. Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường thứ cấp lại có dấu hiệu chững lại.
Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Công văn số 475/CT-TTKT, yêu cầu các Chi cục Thuế khu vực khẩn trương hoàn tất các cuộc kiểm tra thuế đang triển khai tại trụ sở người nộp thuế. Mục tiêu là kết thúc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đúng quy định và nhập dữ liệu kết quả lên hệ thống trước ngày 1/7/2025.
Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang ghi nhận những tín hiệu hồi phục rõ rệt, bất chấp áp lực đáo hạn ngày càng lớn. Hoạt động phát hành bứt tốc, dòng tiền dồn mạnh vào nhóm bất động sản và ngân hàng đang tạo đà cho sự phục hồi toàn diện.
Bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và xã, phường

Bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và xã, phường

Ngày 24/6, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh và cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030. Sự kiện thu hút sự quan tâm của các cơ quan thống kê địa phương trong bối cảnh toàn quốc chuẩn bị sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn tổ chức bộ máy.

Có thể bạn quan tâm

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Điều chỉnh đầu tư cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư tăng hơn 3.700 tỷ đồng

Sáng 27/6, với 442/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Bộ Công Thương lên tiếng về vụ dầu ăn giả dùng cho người tiêu dùng

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn giả, vốn là nguyên liệu dành cho chăn nuôi, bị chế biến và đưa vào thị trường tiêu dùng đã gây rúng động dư luận. Trước thông tin từ Công an tỉnh Hưng Yên về đường dây sản xuất và tiêu thụ dầu ăn giả quy mô lớn, Bộ Công Thương đã chính thức có phản hồi.
Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Trong tháng 7/2025, tiến hành tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Theo Quyết định số 484/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7/6/2024, Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 30/7/2025. Đây là một trong ba cuộc tổng điều tra thống kê quy mô lớn nhất cả nước, được tổ chức 10 năm/lần, nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và tình hình phát triển nông thôn.
Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Gần 14.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trong một tuần

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tuần từ ngày 16/6 đến 20/6 ghi nhận sự sôi động trở lại với cả hoạt động phát hành và mua lại trước hạn cùng tăng mạnh. Tuy nhiên, thanh khoản trên thị trường thứ cấp lại có dấu hiệu chững lại.
Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa ban hành Công văn số 475/CT-TTKT, yêu cầu các Chi cục Thuế khu vực khẩn trương hoàn tất các cuộc kiểm tra thuế đang triển khai tại trụ sở người nộp thuế. Mục tiêu là kết thúc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính đúng quy định và nhập dữ liệu kết quả lên hệ thống trước ngày 1/7/2025.
Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu đón tháng 7 với kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đang ghi nhận những tín hiệu hồi phục rõ rệt, bất chấp áp lực đáo hạn ngày càng lớn. Hoạt động phát hành bứt tốc, dòng tiền dồn mạnh vào nhóm bất động sản và ngân hàng đang tạo đà cho sự phục hồi toàn diện.
Bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và xã, phường

Bộ chỉ tiêu kinh tế - xã hội đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố và xã, phường

Ngày 24/6, Cục Thống kê (Bộ Tài chính) đã tổ chức hội nghị triển khai, hướng dẫn xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ soạn thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ cấp tỉnh và cấp xã nhiệm kỳ 2025 - 2030. Sự kiện thu hút sự quan tâm của các cơ quan thống kê địa phương trong bối cảnh toàn quốc chuẩn bị sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn tổ chức bộ máy.
Chuyển Công an điều tra 4 vụ vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo La Phù

Chuyển Công an điều tra 4 vụ vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo La Phù

Tại xã La Phù, giai đoạn từ năm 2023 đến ngày 15/6/2025, Đội Quản lý thị trường số 24 Hà Nội đã chuyển công an điều tra 4 vụ vi phạm về hàng hóa.
Hướng dẫn người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Hướng dẫn người nộp thuế sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế

Từ ngày 1/7/2025, cá nhân là công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân sẽ chính thức sử dụng số này thay thế cho mã số thuế (MST) trong toàn bộ các giao dịch thuế. Việc chuyển đổi nhằm đồng bộ hóa dữ liệu quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đồng thời đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quản lý thuế. Cục Thuế (Bộ Tài chính) đã có hướng dẫn cụ thể để người nộp thuế thực hiện việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho MST đúng quy định.
Từ 1/7: Nâng mức cho vay không cần tài sản bảo đảm đối với hộ kinh doanh, cá nhân

Từ 1/7: Nâng mức cho vay không cần tài sản bảo đảm đối với hộ kinh doanh, cá nhân

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 156/2025/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, mang lại nhiều thay đổi tích cực, đặc biệt là việc nới rộng hạn mức cho vay không có tài sản bảo đảm cho nhiều đối tượng.
Đấu giá biển số xe: Thu về 6.400 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước

Đấu giá biển số xe: Thu về 6.400 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước

Sau 6 phiên đấu giá biển số xe diễn ra từ tháng 9/2023 đến ngày 19/6/2025, tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước đã đạt 6.400 tỷ đồng, cho thấy sức hút mạnh mẽ từ hình thức đấu giá công khai biển số xe tại Việt Nam.
Hoàn thuế hơn 53.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp: Nỗ lực song hành với kiểm soát thất thu

Hoàn thuế hơn 53.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp: Nỗ lực song hành với kiểm soát thất thu

Ngày 18/6/2025, theo báo cáo mới nhất từ Cục Thuế, tính đến ngày 28/5/2025, ngành Thuế đã ban hành 6.796 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) với tổng số tiền được hoàn là 53.003 tỷ đồng, tương đương 30,1% dự toán năm và tăng 8% so với cùng kỳ 2024. Cùng với đó, hàng loạt chuyên đề thanh tra, kiểm tra thuế cũng được đồng loạt triển khai, phản ánh quyết tâm vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa chống thất thu ngân sách.
Đẩy mạnh tiêu thụ vải, nhãn, sầu riêng vào mùa vụ cao điểm

Đẩy mạnh tiêu thụ vải, nhãn, sầu riêng vào mùa vụ cao điểm

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang tích cực phối hợp cùng các địa phương, doanh nghiệp và hệ thống phân phối để tăng cường tiêu thụ nội địa và thúc đẩy xuất khẩu trái cây vào vụ thu hoạch, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực như vải thiều, nhãn, sầu riêng…
Sản lượng điện tiêu thụ tăng, đạt trung bình 67 triệu kWh/ngày trong 5 tháng đầu năm 2025

Sản lượng điện tiêu thụ tăng, đạt trung bình 67 triệu kWh/ngày trong 5 tháng đầu năm 2025

Trong 5 tháng đầu năm 2025, sản lượng điện tiêu thụ bình quân trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hơn 67 triệu kWh/ngày, tăng khoảng 2% so với cùng kỳ năm 2024. Đặc biệt, công suất đỉnh (Pmax) của hệ thống điện đã lập kỷ lục mới vào lúc 21h40 ngày 2/6, đạt 5.558 MW, tăng 5,6% so với năm trước - mức cao nhất từ trước tới nay.
Hơn 1.500 vụ bán hàng giả, hàng nhái trong một tháng cao điểm

Hơn 1.500 vụ bán hàng giả, hàng nhái trong một tháng cao điểm

Sau một tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, cơ quan quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý 3.114 vụ vi phạm với tổng số tiền xử lý hơn 63 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động