Lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ ngành Dệt May được quan tâm đặc biệt

Lợi, quyền lao động 10:56 | 10/12/2022
(LĐ&PL) Với tỷ lệ đông lao động nữ, đa số ở lứa tuổi sinh nở, các doanh nghiệp có Công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn Dệt May Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách quan tâm, chăm lo tốt nhất để lao động nữ nói chung, đặc biệt là lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ an tâm công tác.
Lao động nữ nghỉ hưu trước tuổi năm 2023 có bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu? Hướng dẫn lao động nữ sinh năm 1970 đủ điều kiện hưởng lương hưu Giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Quyền lợi cao

Công đoàn Dệt May Việt Nam cho biết, do đặc thù công việc, Dệt May vẫn được biết đến là một ngành có đông lao động nữ với tỷ lệ trên 70%, trong đó độ tuổi từ 25-40 chiếm khoảng 70%. Đây là giai đoạn người lao động (NLĐ) sung sức, ham tìm hiểu, học hỏi, đầy nhiệt tình với công việc, cùng mong muốn được phát huy năng lực, thể hiện bản thân. Tuy nhiên ở độ tuổi này, phần lớn lao động nữ đã bước vào cuộc sống hôn nhân, với thiên chức làm vợ, làm mẹ, đòi hỏi rất nhiều thời gian và trách nhiệm.

Với mong muốn "giữ chân" lao động nữ, đặc biệt là NLĐ có trình độ, tay nghề và kinh nghiệm, cùng với giải pháp tăng thu nhập cho NLĐ, Công đoàn Dệt May Việt Nam và nhiều Công đoàn cơ sở trực thuộc đã phối hợp với doanh nghiệp xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách tạo điều kiện tốt nhất cho lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ.

Cụ thể, từ tháng 10/2021, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Dệt May ký Thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) ngành lần thứ V. TƯLĐTT ngành khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm thêm, trợ cấp thai sản cho lao động sinh con phù hợp với chính sách dân số Quốc gia, có hình thức hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật cho lao động nữ, ngoài các ưu đãi được quy định tại Khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động năm 2019, quy định thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc, các doanh nghiệp có dưới 1.000 lao động nữ lắp đặt phòng vắt trữ sữa…

Lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ ngành Dệt May được quan tâm đặc biệt
Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP bố trí suất ăn đặc biệt cho lao động nữ mang thai. Ảnh: Công đoàn Dệt May Việt Nam

Tính đến nay, đã có gần 80 doanh nghiệp trong hệ thống tham gia TƯLĐTT ngành. Ngoài thực hiện theo Thỏa ước ngành, các doanh nghiệp còn cam kết sẽ trích từ quỹ phúc lợi của doanh nghiệp, chi thêm cho NLĐ nhiều nội dung như: Sửa chữa các công trình phúc lợi, mừng NLĐ kết hôn, chi phúng viếng NLĐ và tứ thân phụ mẫu của họ mất, quà cho LĐ nữ dịp 8/3 và 20/10...

Đồng thời, trên cơ sở nội dung của Thỏa ước ngành, căn cứ quy định của pháp luật và tình hình thực tế, phần lớn các doanh nghiệp đã xây dựng bản TƯLĐTT của đơn vị mình với nhiều điều khoản có lợi cho lao động nữ, nhất là những người mang thai và nuôi con nhỏ.

Chẳng hạn, Bản TƯLĐTT của Công ty Cổ phần May Đức Hạnh nêu rõ: Lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ngoài thời gian được nghỉ trước 60 phút/ngày theo quy định sẽ được nghỉ thêm thêm 60 phút cho việc vắt trữ sữa và hưởng nguyên lương. Như vậy, thời gian được nghỉ của lao động nữ nuôi con nhỏ tại doanh nghiệp này là 2 giờ/ngày.

Thỏa ước của Tổng Công ty May 10 - Công ty cổ phần (CTCP) cũng có rất nhiều chính sách ưu việt dành cho lao động nữ như chị em từ 40 tuổi trở lên được tầm soát ung thư; lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ, người lao động làm việc trong điều kiện nặng nhọc… được ăn thêm bữa ăn nhẹ vào lúc 15 giờ hằng ngày…

Tại Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP, bản TƯLĐTT nhấn mạnh, ngoài điều khoản trợ cấp NLĐ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình với mức từ 500 nghìn - 2 triệu đồng, đơn vị còn bồi dưỡng cho lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở lên mức ăn 60 nghìn - 70 nghìn đồng/bữa, trong suốt 1 tuần, cao hơn từ 35 nghìn - 47 nghìn đồng so với mức ăn ca hằng ngày của NLĐ. Đặc biệt khi sinh con, NLĐ sẽ nhận được 2 triệu đồng tiền trợ cấp của Công ty.

Tương tự, Công ty CP Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công trang bị ghế riêng cho lao động nữ mang thai, giúp họ có tư thế thoải mái khi ngồi làm việc; trợ cấp lao động nữ khi sinh con với các mức 1 triệu, 1,5 triệu và 2 triệu đồng, tương ứng với sinh thường, sinh mổ và sinh do bệnh lý phải điều trị. Trường hợp NLĐ thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình sẽ được trợ cấp từ 1-2 triệu đồng.

Nhiều hoạt động quan tâm, chăm lo

Cùng với xây dựng những chính sách có lợi cho người lao động, một số doanh nghiệp như: Công ty CP Tổng Công ty May Đáp Cầu, Tổng Công ty May Hưng Yên - CTCP, Tổng Công ty Đức Giang - CTCP, Tổng Công ty May 10 - CTCP, Tổng Công ty CP Phong Phú, Công ty May Hoàng Thị Loan, Công ty CP Xuất khẩu May Ninh Bình, Tổng Công ty May Nhà Bè, Công ty May Việt Tiến, Công ty May Việt Thắng… đã có nhiều hoạt động quan tâm, chăm lo thiết thực đến lao động nữ như xây dựng, thành lập trường mầm non, nhà trẻ; trang bị phòng vắt trữ sữa đảm bảo tiêu chuẩn để NLĐ gửi con, giúp lao động nữ nuôi con nhỏ vắt và bảo quản nguồn sữa mẹ. Các đơn vị khác trong hệ thống không có điều kiện xây dựng nhà trẻ thì hỗ trợ NLĐ gửi con từ 6-72 tháng tuổi với mức trung bình từ 150 nghìn - 250 nghìn đồng/tháng.

Lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ ngành Dệt May được quan tâm đặc biệt
Lao động nữ ngành Dệt May luôn an tâm công tác. Ảnh minh họa: P.D

Thực hiện chương trình phúc lợi đoàn viên, Công đoàn Dệt May Việt Nam đã ký chương trình phối hợp với một số công ty sữa giúp NLĐ trong hệ thống và lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ mua được nguồn sữa đảm bảo an toàn với chi phí tiết kiệm.

Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Quốc khánh 2/9 vừa qua, Công đoàn Dệt May Việt Nam cũng phối hợp với Công ty CP Nutifood, Công ty CP Bảo Lâm Holding, Công ty Cổ phần Sữa Hà Lan phát tã giấy miễn phí con công nhân lao động; tặng sữa cho 50 lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, tặng mật ong cho NLĐ sử dụng các sản phẩm sữa dinh dưỡng…

Tại các đơn vị, bên cạnh việc xây dựng những điều khoản có lợi đối với lao động nữ mang thai và nuôi con nhỏ, Ban Nữ công quần chúng và hệ thống y tế cơ sở còn phát huy vai trò trong việc động viên, chăm sóc các mẹ bầu và mẹ bỉm sữa như: thường xuyên quan tâm động viên chia sẻ; cung cấp những kiến thức về chăm sóc sức khỏe mẹ và bé; tư vấn, hỗ trợ và động viên tinh thần giúp chị em có tâm lý vững vàng trước khi đến ngày hạ sinh, nhất là lao động nữ mang thai con đầu lòng…

Có thể nói, công tác chăm lo và dành sự quan tâm đặc biệt với lao động nữ Dệt May mang thai, nuôi con nhỏ không chỉ là trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, mà còn là cái "tâm", cái "tình" của những nhà quản lý, của tổ chức Công đoàn các cấp dành cho NLĐ, giúp họ an tâm, thêm tin tưởng, gắn bó, sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp vượt khó, vươn lên trên hành trình phát triển bền vững.

P.Diệp-N.Thủy
Link gốc:

Tin khác

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã thông tin về cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 đối với người lao động.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm ở vùng I.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

(LĐ&PL) Qua thanh, kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu truy thu tiền đóng của 7.234 lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa tham gia với số tiền là 45,8 tỷ đồng.
Tự ý liên hệ với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc có thể bị hủy hợp đồng

Tự ý liên hệ với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc có thể bị hủy hợp đồng

(LĐ&PL) Sau khi hoàn thành các thủ tục, người lao động cần yên tâm chờ đợi lịch xuất cảnh, không nóng vội, liên hệ với chủ sử dụng lao động dẫn đến bị hủy hợp đồng.
Điều chỉnh lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều chỉnh lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐ&PL) Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động

Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động

(LĐ&PL) Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được hưởng lợi khi từ năm 2024, Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động đang làm việc trong tất cả các doanh nghiệp.
Hà Nội: Lương của người lao động ổn định

Hà Nội: Lương của người lao động ổn định

(LĐ&PL) Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí chi trả lương cho người lao động.
Hà Nội: Mức lương được trả cao nhất năm 2023 là 125 triệu đồng

Hà Nội: Mức lương được trả cao nhất năm 2023 là 125 triệu đồng

(LĐ&PL) Tại Hà Nội, khối doanh nghiệp dân doanh có mức tiền lương cao nhất với 125 triệu đồng/người/tháng trong năm 2023.
Quản lý doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết gần 5,7 tỷ đồng

Quản lý doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết gần 5,7 tỷ đồng

(LĐ&PL) Năm 2024 ghi nhận đột phá về mức thưởng cao nhất dịp Tết Âm lịch, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay,
Tết Âm lịch 2024, công chức, viên chức được nghỉ liền 7 ngày

Tết Âm lịch 2024, công chức, viên chức được nghỉ liền 7 ngày

(LĐ&PL) Công chức, viên chức sẽ được 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Xem thêm
Phiên bản di động