Lạm phát ở Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới?

Kinh tế 08:33 | 17/07/2022
Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng thấp (1,25%), cơ bản do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Trong 6 tháng đầu năm nay, yếu tố cung tiền vừa phải (+ 3,51%) và vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần) cũng làm chậm đi đà tăng của lạm phát.
Lạm phát khu vực đồng Euro tiếp tục lập kỷ lục mới Lạm phát tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam ra sao?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 của Việt Nam tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức lạm phát 9,1% của Mỹ; mức 7,7% của Thái Lan; mức 6,1% của Philippines; mức 6,0% của Hàn Quốc...

Lý giải nguyên nhân lạm phát của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trên thế giới, TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, chỉ số giá tiêu dùng được tính toán dựa trên giá các mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân và cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình tương ứng với các nhóm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.

lam phat o viet nam thap hon nhieu nuoc tren the gioi hinh anh 1
Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng thấp (1,25%), cơ bản do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền (Ảnh minh họa: KT)

Hiện nay, danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện tiêu dùng của Việt Nam gồm 752 mặt hàng thuộc 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính. Trong 11 nhóm, 7 nhóm có tỷ trọng tiêu dùng chiếm trên 5% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình; tổng của 7 nhóm này chiếm tới 86,05% trong tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng, do vậy, biến động giá của 7 nhóm này tác động trực tiếp khá lớn tới lạm phát, bao gồm: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (33,56%); nhà ở và vật liệu xây dựng (18,82%); giao thông (9,67%); thiết bị và đồ dùng gia đình (6,74%); giáo dục (6,17%); may mặc, mũ nón, giày dép (5,7%); thuốc và dịch vụ y tế (5,39%).

Bốn nhóm hàng hóa còn lại chiếm tỷ trọng 13,95%, gồm: đồ uống và thuốc lá (2,73%); bưu chính viễn thông (3,14%); hàng hoá và dịch vụ khác (3,53%); văn hóa, giải trí và du lịch (4,55%).

“Nhìn chung, các nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính đều có mối quan hệ chặt chẽ với CPI, tuy nhiên, ở Việt Nam có những điểm khác biệt so với một số nền kinh tế phát triển khác, đặc biệt là Mỹ”, ông Nguyễn Bích Lâm cho hay.

Ông Lâm cho biết thêm, khác với Mỹ và các nước phát triển, trong nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, biến động giá lương thực, thực phẩm tác động rất lớn tới lạm phát của Việt Nam. Chẳng hạn, đối với Mỹ, chi tiêu cho lương thực và thực phẩm chỉ chiếm 8,3% trong tổng chi cho tiêu dùng của hộ gia đình nhưng ở Việt Nam, tỷ trọng này lên tới 27,68%. Do vậy, khi giá lương thực, thực phẩm tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng tới 2,77 điểm % trong khi ở Mỹ chỉ tăng 0,83%.

Ngược lại, tỷ trọng tiêu dùng nhóm xăng dầu trong chi tiêu của người dân các nước phát triển cao hơn Việt Nam, cụ thể ở Mỹ, một trong những quốc gia sản xuất dầu và các sản phẩm chế biến từ dầu lớn nhất thế giới, khi giá xăng dầu tăng 10% có thể tác động làm CPI tăng khoảng 0,5 điểm %. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhóm nhiên liệu gồm xăng, dầu diesel và mỡ nhờn chiếm 3,89%, do đó, khi giá xăng dầu tăng 10% sẽ tác động trực tiếp làm CPI tăng 0,36 điểm %. Như vậy, xăng dầu tăng 10% đã khiến CPI của Mỹ tăng cao hơn Việt Nam 0,14 điểm %, trong khi 6 tháng đầu năm nay, xăng dầu tăng tới hơn 50%.

lam phat o viet nam thap hon nhieu nuoc tren the gioi hinh anh 2
TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, lạm phát tại Việt Nam thấp hơn so với thế giới là do: giá xăng được hỗ trợ bình ổn tương đối nhanh nên giá xăng tại Việt Nam tăng thấp hơn nhiều nước trên thế giới; sự chủ động, đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu (như lương thực, thực phẩm, y tế…); việc điều tiết các mặt hàng do Nhà nước quản lý tương đối tốt (như: giá điện không tăng, viện phí không tăng dồn dập vào một thời điểm…); bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ chính sách, phối hợp chính sách, nhất là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và chính sách giá cả khá nhịp nhàng.

“Lạm phát cơ bản của Việt Nam tăng thấp (1,25%), cơ bản do chi phí đẩy chứ không phải do cung tiền. Trong 6 tháng đầu năm nay, yếu tố cung tiền vừa phải (+ 3,51%) và vòng quay tiền tăng chậm (0,4 lần) cũng làm chậm đi đà tăng của lạm phát”, ông Lực lý giải và cho biết, ở thời kỳ “hoàng kim”, vòng quay tiền của Việt Nam là khoảng 1-1,5 lần, cao hơn rất nhiều so với hiện nay.

“Vòng quay tiền chậm có thể là do giải ngân vốn đầu tư công còn chậm”, TS. Lực nhận định.

Áp lực lạm phát trong những tháng cuối năm vẫn rất lớn

Mặc dù lạm phát nửa đầu năm 2022 ở Việt Nam được kiểm soát tốt và thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, tuy nhiên, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, áp lực lạm phát từ giờ tới cuối năm khá lớn. Do giá hàng hoá thế giới vẫn có xu hướng tăng và nguy cơ nhập khẩu lạm phát, nhất là khi Việt Nam phụ thuộc nhiều vào đầu vào nhập khẩu.

“Đà phục hồi kinh tế và sự sôi động của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng tạo ra áp lực lạm phát cầu kéo. Tỷ giá chịu áp lực tăng khá rõ (2,5 - 3% năm 2022). CPI tăng khoảng 3,8 - 4,2% (có thể cao hơn nữa) năm 2022 và 4% năm 2023”, TS. Lực nhận định.

Để kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra, TS. Nguyễn Bích Lâm cho rằng, Chính phủ cần kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, rà soát bãi bỏ các quy định không hợp lý nhằm cắt giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng thúc đẩy tổng cung, giảm áp lực lạm phát.

“Trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng, các nước thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga làm trầm trọng thêm thiếu hụt nguồn cung. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung, đảm bảo nguồn cung của từng nhóm nguyên vật liệu của mỗi ngành không phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực”, ông Lâm khuyến nghị.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cũng cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hoà chính sách tài khoá và tiền tệ. Chủ động và linh hoạt điều tiết thị trường tiền tệ, lãi suất và tỷ giá trong bối cảnh ngân hàng Trung ương các nền kinh tế lớn, phát triển nâng lãi suất để kiểm soát lạm phát..../.

Theo Diệp Diệp/vov.vn

https://vov.vn/kinh-te/lam-phat-o-viet-nam-thap-hon-nhieu-nuoc-tren-the-gioi-post956960.vov

Link gốc: https://vov.vn/kinh-te/lam-phat-o-viet-nam-thap-hon-nhieu-nuoc-tren-the-gioi-post956960.vov

Tin khác

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá vàng đã tăng vọt trong năm 2024, liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục mới. Hiện tại, giá vàng thế giới đang ở mức đỉnh cao nhất mọi thời đại, hơn 2.670USD/ounce. Cách đây một năm, giá trung bình chỉ khoảng 1.800 USD/ounce.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

(LĐ&PL) Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình “Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô - Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để 2 đầu tàu đất nước liên kết, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng

(LĐ&PL) Theo Tổng cục Thuế, trong 10 tháng năm 2024, các nhà cung cấp dịch vụ số nước ngoài như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix và Apple đã nộp vào ngân sách Nhà nước Việt Nam khoảng 8.200 tỷ đồng.
Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng

(LĐ&PL) Hai doanh nghiệp là Công ty cổ phần Chứng khoán KAFI và Công ty cổ phần Lisemco vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán với tổng số tiền phạt lên tới 222,5 triệu đồng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới, nên mua hay không?

Giá vàng đã tăng vọt trong năm 2024, liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục mới. Hiện tại, giá vàng thế giới đang ở mức đỉnh cao nhất mọi thời đại, hơn 2.670USD/ounce. Cách đây một năm, giá trung bình chỉ khoảng 1.800 USD/ounce.
Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng bật tăng trở lại, RON 95 lên hơn 19.700 đồng/lít

Giá xăng E5 RON 92 tăng 50 đồng/lít, còn xăng RON 95 tăng 130 đồng/lít. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 18 lần, giảm 20 lần.
Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

Chính thức: Giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô trong 3 tháng

(LĐ&PL) Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ được giảm 50% từ 1/9/2024 - 30/11/2024.
Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Làng nghề, ẩm thực truyền thống: Cơ hội gắn kết du lịch Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh

Chương trình “Quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết hợp quảng bá xúc tiến du lịch liên kết Thủ đô - Thành phố Hồ Chí Minh” là cơ hội để 2 đầu tàu đất nước liên kết, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế.
Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Điểm danh 4 ngân hàng thương mại tăng lãi suất tiền gửi vượt 7%

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố lãi suất của tổ chức tín dụng đối với khách hàng trong tháng 7/2024. Bất ngờ có 4 ngân hàng có lãi suất vượt 7,0%/năm.
Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục trong đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn quận Đống Đa đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục trong đoàn viên, người lao động, thông qua việc ứng dụng rộng rãi công nghệ số, internet và mạng xã hội, do đó đã thu được kết quả tích cực.
Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới” năm 2024

(LĐ&PL) Ngày 27/7, tại tỉnh Lào Cai, Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED), Tổ chức Aide et Action (AEA) sắp tới sẽ trở thành Action Education và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lào Cai… phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Chung kết cuộc thi “Sáng kiến thúc đẩy bình đẳng giới" năm 2024. Đáng chú ý, kết thúc cuộc thi Ban Tổ chức đã lựa chọn 7 sáng kiến để hỗ trợ, với tổng số tiền là 262 triệu đồng.
Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

Khánh Hòa: Yêu cầu doanh nghiệp không quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba, Bình Hưng

(LĐ&PL) Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản số 1765/SDL-QLDL đề nghị các tỉnh, thành trên cả nước tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành tại địa phương không thực hiện quảng bá, tổ chức tour đến đảo Bình Ba.
Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Nhân rộng mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt" tại huyện Ba Vì

Thời gian qua, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã triển khai hiệu quả mô hình "Chợ 4.0 - Chợ thanh toán không dùng tiền mặt". Mô hình nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh; tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận với phương thức thanh toán hiện đại đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của người tham gia.
Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ổn định thấp hơn mức trung bình hàng năm

(LĐ&PL) Triển vọng kinh tế toàn cầu cho năm 2024 và các năm tiếp theo được dự báo mang đến nhiều thách thức nhưng cũng mở ra những cơ hội phục hồi. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 dự kiến sẽ ổn định ở mức 2.4% đến 3.2%, thấp hơn mức trung bình hàng năm trong lịch sử.
Ngày 4/6, giá vàng miếng bình ổn giảm 1 triệu đồng/lượng

Ngày 4/6, giá vàng miếng bình ổn giảm 1 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố giá bán vàng miếng SJC trực tiếp đến tay người dân ngày 4/6 là 77,98 triệu đồng/lượng, giảm 1 triệu đồng/lượng so với ngày đầu mở bán 3/6 là 78,98 triệu đồng/lượng.
Đấu giá biển số xe: Khách hàng đã nộp số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng

Đấu giá biển số xe: Khách hàng đã nộp số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng

Theo Bộ Công an, sau một thời gian triển khai thí điểm đấu giá biển số xe ô tô, có 14.062 biển số xe ô tô trúng đấu giá đã được khách hàng nộp với số tiền gần 1,4 nghìn tỷ đồng; việc đấu giá biển số được dư luận xã hội rất quan tâm và đồng tình, ủng hộ...
Xem thêm
Phiên bản di động