Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo

Lợi, quyền lao động 07:39 | 06/06/2023
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có quy định về việc tạo thuận lợi để đến năm 2030 có ít nhất 1 triệu nhà ở xã hội cho công nhân và người có thu nhập thấp...
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn về nhà ở cho công nhân lao động Nhiều giải pháp phát triển nhà ở cho công nhân

Ngày 5/6, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, việc xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhằm kịp thời thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nhà ở cho Nhân dân, đặc biệt là người có thu nhập thấp và người nghèo, không có khả năng tạo lập nhà ở theo cơ chế thị trường.

Nói về phát triển nhà ở, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, dự thảo luật có quy định về hình thức phát triển nhà ở; Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án và tiêu chuẩn diện tích nhà ở; Quỹ đất để phát triển nhà ở; Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở; Các giai đoạn đầu tư xây dựng dự án nhà ở; Chủ đầu tư và điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở; Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; Thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; Quyền, trách nhiệm của chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; Đất để xây dựng nhà ở công vụ...

Dự thảo cũng luật bổ sung quy định về: Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; Hình thức phát triển nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; Đất để xây dựng nhà ở xã hội...

Ngoài ra, bổ sung mới một số quy định như: Nguồn vốn của Nhà nước để phục vụ cho phát triển nhà ở; Hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở.

Kịp thời phát triển nhà ở cho công nhân, người có thu nhập thấp và người nghèo
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tờ trình về dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi)

Chính sách nhà ở xã hội cũng quy định đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà lưu trú công nhân; Hình thức phát triển nhà lưu trú công nhân; Điều kiện thuê nhà lưu trú công nhân; Quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà lưu trú công nhân; Loại dự án và yêu cầu đối với dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân; Loại nhà và tiêu chuẩn thiết kế nhà lưu trú công nhân; Lựa chọn chủ đầu tư dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân; Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân; Xác định giá cho thuê nhà lưu trú công nhân; Nguyên tắc cho thuê và quản lý vận hành nhà lưu trú công nhân; Đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho lực lượng vũ trang; Kế hoạch phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang; Hình thức phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang.

Ngoài ra, chính sách cũng đề cập về quy hoạch, quỹ đất dành để phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang: Loại dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng; Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở; Chủ đầu tư dự án xây dựng; Ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng; Xác định giá bán, giá thuê, giá thuê mua nhà; Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê và quản lý vận hành; Chính sách và hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở cho các thành viên hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa để ở.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, luật hiện hành quy định phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết các địa phương chỉ quy hoạch, bố trí quỹ đất, xác định diện tích đất ở dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị; Không bố trí quỹ đất độc lập để phát triển nhà ở xã hội.

Vì vậy, trong lần sửa đổi này, Chính phủ đề nghị quy định rõ việc bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Theo đó, quy định địa phương dành tỷ lệ nhất định nguồn tiền thu được từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị để thực hiện công tác đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các dự án nhà ở xã hội hoặc đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội.

Nhất trí với quy định này, nhưng để đảm bảo tính minh bạch, khả thi, Ủy ban Pháp luật đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo đánh giá về việc bổ sung nguồn lực thực hiện và nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trong giai đoạn tới, trên cơ sở đó đề xuất tỷ lệ phần trăm tối thiểu của tiền sử dụng đất của các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành cho việc phát triển nhà ở xã hội.

Theo đại diện cơ quan thẩm tra, việc dự thảo luật không quy định bố trí 20% diện tích đất trong dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để xây dựng nhà ở xã hội là thay đổi phương thức thực hiện chứ không được làm thay đổi trách nhiệm xã hội của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị mà luật Nhà ở hiện hành đã quy định.

Cụ thể, ngoài việc bố trí 20% quỹ đất, chủ đầu tư xây dựng dự án nhà ở thương mại, khu đô thị còn phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cho khu đất xây dựng nhà ở xã hội, nếu chỉ trích phần tiền sử dụng đất thì thực chất vẫn là lấy từ tiền ngân sách nhà nước.

"Vì vậy, đề nghị nghiên cứu quy định bổ sung trách nhiệm đóng góp kinh phí xây dựng nhà ở xã hội của các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị", ông Tùng nêu.

Về ưu đãi đối với chủ đầu tư nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua, cho thuê, dự thảo luật quy định nhiều chính sách về miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Ưu đãi về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; Được hưởng lợi nhuận định mức 10% đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội; Ưu đãi vay vốn với lãi suất thấp, thời gian vay vốn dài; Được hỗ trợ chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu nối hạ tầng chung khu vực có dự án…

Ông Tùng cho hay, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo luật; đồng thời vẫn áp dụng lợi nhuận định mức để Nhà nước có cơ sở kiểm soát giá bán nhà ở xã hội từ các chính sách ưu đãi đầu tư đã được áp dụng, góp phần làm giảm giá bán và tăng cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội của người dân.

Theo Hậu Lộc/tuoitrethudo.com.vn

https://tuoitrethudo.com.vn/kip-thoi-phat-trien-nha-o-cho-cong-nhan-nguoi-co-thu-nhap-thap-va-nguoi-ngheo-226079.html

Link gốc: https://tuoitrethudo.com.vn/kip-thoi-phat-trien-nha-o-cho-cong-nhan-nguoi-co-thu-nhap-thap-va-nguoi-ngheo-226079.html

Tin khác

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Theo đề xuất mới nhất, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt lên đến 6 tỷ đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù đến 7 năm đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 người, trong đó có 4.064 lao động nữ.
Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên huyện Sơn Tây - Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị làm việc với hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng chưa tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

Theo quy định hiện hành, khi nghỉ việc, người lao động có thể được hưởng 5 khoản tiền để đảm bảo hỗ trợ tài chính trong giai đoạn chuyển tiếp.
4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

Theo Sở Nội vụ Hà Nội, trong 4 tháng đầu năm 2025, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động, đạt 52,1% kế hoạch năm 2025, tương đương tăng 29,91% so với cùng kỳ năm 2024.
600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Sáng 17/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội chủ trì, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Y tế Hà Nội tổ chức chương trình khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện sớm ung thư, truyền thông, tư vấn kiến thức chăm sóc sức khỏe cho công nhân lao động (CNLĐ).
Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

Theo đề xuất mới nhất, đơn vị sử dụng lao động sẽ bị phạt lên đến 6 tỷ đồng, người sử dụng lao động sẽ bị phạt tù đến 7 năm đối với Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 người, trong đó có 4.064 lao động nữ.
Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Bảo hiểm xã hội (BHXH) liên huyện Sơn Tây - Phúc Thọ vừa tổ chức Hội nghị làm việc với hơn 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã Sơn Tây, nhưng chưa tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) cho người lao động.
Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Cục Thuế (Bộ Tài chính) vừa phát đi cảnh báo về tình trạng hàng chục nghìn tổ chức, doanh nghiệp đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ lương của người lao động, nhưng chậm nộp, hoặc chưa nộp khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước.
Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định về phân cấp trong lĩnh vực nội vụ, trong đó nổi bật là đề xuất giao Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh quyền quyết định mức lương tối thiểu vùng cụ thể theo địa bàn xã, phường, trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Ngày 7/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã có buổi làm việc với Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và Công đoàn Công ty TNHH Một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội để chuẩn bị các nội dung phục vụ việc tổ chức hoạt động điểm “Đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho lao động nữ thông qua đối thoại tại nơi làm việc” năm 2025.
Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Để tạo sự yên tâm, tin tưởng gắn bó với đơn vị, doanh nghiệp, ngoài thực hiện tốt chính sách, quy định của pháp luật, các cấp Công đoàn quận Tây Hồ còn nâng cao các chế độ phúc lợi, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.
Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp. Cùng với lịch nghỉ, công nhân, người lao động quan tâm đến những quy định về tiền lương làm thêm giờ, tiền thưởng.
Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Trong thời gian qua, Công đoàn các cấp huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có nhiều hoạt động đổi mới, nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo cho đoàn viên, người lao động...
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

(LĐ&PL) Theo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động, ngừng việc dịp trước Tết Nguyên đán 2025 là do người lao động không đồng tình với mức thưởng Tết của doanh nghiệp, không đồng tình việc thay đổi cách tính lương, thưởng…
Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng

11 tháng của năm 2024, toàn thành phố Hà Nội đã chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho hơn 203.000 đối tượng với tổng kinh phí trên 1.610 tỷ đồng.
Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Doanh nghiệp tăng tốc tuyển dụng lao động cuối năm

Số lao động thất nghiệp giảm, cùng với việc các doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tuyển dụng, là những tín hiệu cho thấy thị trường lao động thời điểm cuối năm có nhiều khởi sắc.
Xem thêm
Phiên bản di động