Kịp thời nắm bắt thông tin để xử lý các sự cố phát sinh trong thời gian bão Talim đổ bộ
Hà Nội đảm bảo biện pháp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch mùa bão lũ Lao động tự do có thể mua bảo hiểm y tế ở đâu? Mưa bão dồn dập về cuối năm, mùa Đông đến sớm và lạnh hơn |
Chủ động ứng phó
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) thành phố Hà Nội vừa có Công điện chỉ đạo các đơn vị chủ động ứng phó với diễn biến bão và các loại hình thiên tai khác như mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất đối với cơn bão số 1 Talim. Theo đó, Công điện nêu rõ, Ban Chỉ huy PCTT& TKCN các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố chỉ đạo thực hiện một số nội dung sau:
Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, thiên tai mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh.
Rà soát các phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai, sự cố, và tìm kiếm cứu nạn đảm bảo theo phương châm "4 tại chỗ", sẵn sàng triển khai khi có tình huống xảy ra. Tăng cường kiểm tra các trọng điểm xung yếu về đê điều, hồ đập, công trình thủy lợi, công trình tiêu thoát nước, công trình xuống cấp, công trình đang thi công trên địa bàn; chủ động ứng phó kịp thời với mọi diễn biến của thiên tai, sự cố; sẵn sàng tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu đô thị, khu công nghiệp; đảm bảo an toàn công trình, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân ở những khu vực có khả năng ngập úng, có nguy cơ sạt lở, hư hại, hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão gây ra.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị, thường xuyên ứng trực khơi thông hệ thống sông, mương tiêu, các hố ga, đảm bảo thoát nước nhanh khu vực nội thành. |
Chuẩn bị tổ chức lực lượng kiểm soát, phân luồng, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, các điểm đen thường xuyên ngập úng trong khu vực dân cư; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn; hạn chế người dân ra đường trong thời gian bão đổ bộ, mưa lũ lớn để đảm bảo an toàn.
Chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và Thành phố, đặc biệt là hệ thống thông tin cơ sở tăng cường thời lượng phát sóng, truyền tin, tuyên truyền về tình hình thời tiết, thiên tai, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, các biện pháp kỹ năng phòng, chống thiên tai sự cố trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết, chủ động phòng tránh.
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội sẵn sàng phương án tiêu thoát nước đô thị, thường xuyên ứng trực khơi thông hệ thống sông, mương tiêu, các hố ga, đảm bảo thoát nước nhanh khu vực nội thành. Các Công ty Thủy lợi chủ động phương án vận hành linh hoạt hệ thống công trình thủy lợi để tiêu nước, đặc biệt là các khu vực sản xuất nông nghiệp, các khu vực trũng thấp.
Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội chuẩn bị lực lượng ứng trực, kịp thời giải tỏa cây đổ khi có mưa to, gió lớn.
Khi dự báo thời tiết có mưa, bão đổ bộ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tổ chức trực tại “Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước” và trụ sở các đơn vị thoát nước để nắm bắt kịp thời thông tin về diễn biến thời tiết theo mức độ mưa, bão. |
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội và các đơn vị có liên quan rà soát, đảm bảo phương án cấp điện phục vụ tiêu úng chống ngập và sản xuất, sinh hoạt của nhân dân.
Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án PCTT&TKCN khi có tình huống xảy ra.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động, sẵn sàng triển khai kế hoạch, phương án PCTT&TKCN khi có tình huống xảy ra. Đồng thời, tổ chức trực ban nghiêm túc 24h/24h, theo dõi, tổng hợp và báo cáo kịp thời mọi diễn biến thời tiết, thiên tai, sự cố và các thiệt hại xảy ra về văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Thành phố theo quy định.
Phân rõ địa bàn phụ trách
Được biết, theo phương án phòng chống thiên tai trong công tác phòng chống úng ngập nội thành, phòng chống cây đổ, chiếu sáng công cộng... đã đượt duyệt trước đó, khi dự báo thời tiết có mưa, bão đổ bộ, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tổ chức trực tại “Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước” và trụ sở các đơn vị thoát nước để nắm bắt kịp thời thông tin về diễn biến thời tiết theo mức độ mưa, bão. Khi xảy ra mưa lớn diện rộng có lượng mưa từ 50 - 100mm/2 giờ có khả năng gây ra úng ngập, tổ chức bố trí lực lượng, phương tiện bảo đảm quân số ứng trực 24/24 giờ và thực hiện các giải pháp khắc phục đối với các điểm dự kiến úng ngập theo kế hoạch thoát nước mùa mưa.
Các đơn vị bám sát theo địa bàn đã trúng thầu xử lý, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện trên địa bàn 12 quận nội thành; liên danh Thoát nước và Công ty Hà Thành thực hiện địa bàn quận Long Biên; Liên danh Thoát nước và Công ty 68 bám địa bàn các thị trấn và các tuyến tỉnh lộ thuộc 17 huyện; các khu đô thị lớn như Việt Hưng, Sài Đồng, Pháp Vân, Tứ Hiệp, Đại Kim, Định Công, Linh Đàm, Văn Quán, Vạn Phúc, Trung Văn, Mễ Trì Hạ... do Công ty 68 phụ trách; Công ty Cổ phần môi trường và Công trình đô thị Sơn Tây thực hiện địa bàn thị xã Sơn Tây.
Tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã tổ chức cắt tỉa trên 150.000 cây xanh nhằm phòng chống gãy, đổ trong mùa mưa bão. |
Với hệ thống cây xanh, các đơn vị trúng thầu quản lý, duy trì hệ thống cây xanh cập nhật thông tin đường dây nóng 24/24 giờ; tiếp nhận thông tin cây đổ, cành gãy do mưa bão từ Sở Chỉ huy thường trực thành phố, đường dây nóng, Đài phát thanh VOV Giao thông, Ban Chỉ huy Sở Xây dựng, các nguồn tin khác...
Trong đó, phối hợp cùng Phòng hạ tầng kỹ thuật, Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố (thuộc Sở Xây dựng) thông báo ngay số lượng cây đổ, cành gãy, địa điểm, chủng loại, kích thước, hiện trạng cho Chỉ huy các đơn vị, tổ chức ngay công tác giải tỏa theo kế hoạch; huy động 100% quân số.
Ưu tiên xử lý các trường hợp cây đổ gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân; ưu tiên xử lý, giải quyết các trường hợp cây đổ ra đường gây cản trở giao thông trên các tuyến trọng điểm, trục đường chính, các trục đường giao thông quan trọng, khu vực trung tâm. Huy động 100% quân số, thực hiện giải tỏa 24/24 giờ/ngày.