Hà Nội: Đưa phát triển nhà ở công nhân vào nghị quyết

Lợi, quyền lao động 14:54 | 09/07/2022
Sau 3,5 ngày làm việc, ngày 8.7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 7 HĐND TP.Hà Nội. Theo ông Tuấn, sau kỳ họp này đề nghị UBND TP, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan khẩn trương, nghiêm túc thực hiện những lời hứa, cam kết trước HĐND và cử tri.
Đẩy mạnh triển khai chính sách phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân Sớm ban hành quy định mức lương tối thiểu và đẩy nhanh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân
Hà Nội: Đưa phát triển nhà ở công nhân vào nghị quyết
Đa số công nhân, người lao động thu nhập thấp vẫn đang ở tạm trong những dãy nhà trọ chật hẹp, điều kiện sinh hoạt thiếu đảm bảo. Ảnh: T.L

Thông qua 16 báo cáo và 15 nghị quyết

Theo Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, tổng hợp tại các phiên thảo luận, đã có 92 lượt đại biểu HĐND TP phát biểu ý kiến. Các đại biểu cũng tập trung phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế và đề xuất những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, khả thi để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2022.

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu, báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND TP và báo cáo giải trình, bổ sung của UBND TP, HĐND TP đã biểu quyết thông qua nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2022 với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.

HĐND TP đã thông qua 16 báo cáo và 15 nghị quyết (trong đó có 1 nghị quyết thường kỳ và 14 nghị quyết chuyên đề quan trọng). "Đây là những cơ chế, chính sách là cơ sở pháp lý để kịp thời giải quyết các vấn đề dân sinh, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của TP" - ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch HĐND thành phố, một trong những nội dung quan trọng khác của kỳ họp này là thảo luận, cho ý kiến đối với đề án Phân cấp quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền địa phương của thành phố. Đây là nội dung lớn, quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Thành phố, các quận, huyện, thị xã và đang được Thành phố rất quan tâm, tập trung chỉ đạo.

Vì vậy, kỳ họp này, HĐND TP dành nhiều thời gian tập trung trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến để UBND TP tổng hợp, tiếp thu, hoàn thiện, trình HĐND TP quyết định tại kỳ họp tiếp theo đảm bảo khả thi, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tiễn của Thành phố.

Về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch HĐND thành phố cho biết: Trên cơ sở ý kiến, kiến nghị của cử tri và các đại biểu HĐND TP, tại kỳ họp này, HĐND TP đã thống nhất thực hiện chất vấn, tái chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề: Một là, tái chất vấn thúc đẩy việc thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn TP; Hai là, chất vấn công tác quản lý, khai thác, sử dụng quỹ nhà, đất thuộc quản lý Nhà nước trên địa bàn TP.

Đã có tổng số 35 lượt đại biểu phát biểu chất vấn, tranh luận. Có 4 Phó Chủ tịch UBND Thành phố, 8 Giám đốc Sở, ngành; 2 Chủ tịch UBND quận, huyện đã tham gia trả lời chất vấn.

Phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động

Tại phiên làm việc ngày 8.7, HĐND TP đã thông qua các Nghị quyết: Về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1); Nghị quyết về chế độ hỗ trợ cho giám định viên tư pháp và người giúp việc cho giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, kỹ thuật hình sự hưởng lương ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP.Hà Nội; thông qua Chương trình giám sát của HĐND TP.Hà Nội năm 2023; thông qua Nghị quyết quy định mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm hành chính về xây dựng tại các quận thuộc TP.Hà Nội.

HĐND cũng thông qua Chương trình phát triển nhà ở TP.Hà Nội giai đoạn 2021-2030. Chương trình đưa ra mục tiêu phát triển nhà ở, đến năm 2025 bảo đảm chỗ ở ổn định cho công nhân và phát triển nhà ở công nhân gắn liền với trách nhiệm của người sử dụng lao động, ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, chính quyền địa phương và các tổ chức Công đoàn; quy định nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của khu công nghiệp. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Theo Phạm Đông/laodong.vn

https://laodong.vn/cong-doan/ha-noi-dua-phat-trien-nha-o-cong-nhan-vao-nghi-quyet-1066130.ldo

Link gốc: https://laodong.vn/cong-doan/ha-noi-dua-phat-trien-nha-o-cong-nhan-vao-nghi-quyet-1066130.ldo

Tin khác

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã thông tin về cách tính mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 đối với người lao động.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng không quá 5 lần mức lương cơ sở hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

Từ 1/7, lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm bao nhiêu một tháng?

(LĐ&PL) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo Nghị định của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, với đề xuất điều chỉnh tăng 6% so với mức hiện hành, áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai nhiều hình thức để giới thiệu, quảng bá hàng Việt Nam đến với đoàn viên, người lao động và tạo điều kiện để người lao động được mua hàng Việt Nam chất lượng với giá ưu đãi.
Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Điều kiện để người lao động được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐ&PL) Khi làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động cần tìm hiểu kỹ các điều kiện để xác định mình có thuộc đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp hay không.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động

(LĐ&PL) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, dự kiến vào tháng 5/2024, LĐLĐ Thành phố và Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố sẽ phối hợp tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố với đoàn viên, người lao động Thủ đô.
Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

Mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động năm 2024 được tính thế nào?

(LĐ&PL) Công thức tính tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định như sau: Mức tiền đóng bảo hiểm = 10,5% x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024 tính thế nào?

(LĐ&PL) Năm 2024, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất là 23,4 triệu đồng/tháng đối với người lao động làm ở vùng I.
Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

Đa dạng giải pháp đảm bảo quyền lợi cho người lao động

(LĐ&PL) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Từ đó, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

Truy thu gần 200 tỷ đồng đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho hàng chục ngàn lao động

(LĐ&PL) Qua thanh, kiểm tra, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã yêu cầu truy thu tiền đóng của 7.234 lao động thuộc diện phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) nhưng chưa tham gia với số tiền là 45,8 tỷ đồng.
Tự ý liên hệ với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc có thể bị hủy hợp đồng

Tự ý liên hệ với chủ sử dụng lao động Hàn Quốc có thể bị hủy hợp đồng

(LĐ&PL) Sau khi hoàn thành các thủ tục, người lao động cần yên tâm chờ đợi lịch xuất cảnh, không nóng vội, liên hệ với chủ sử dụng lao động dẫn đến bị hủy hợp đồng.
Điều chỉnh lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Điều chỉnh lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

(LĐ&PL) Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.
Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động

Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động

(LĐ&PL) Lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc được hưởng lợi khi từ năm 2024, Hàn Quốc tăng lương tối thiểu cho người lao động đang làm việc trong tất cả các doanh nghiệp.
Hà Nội: Lương của người lao động ổn định

Hà Nội: Lương của người lao động ổn định

(LĐ&PL) Khủng hoảng kinh tế dẫn đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến nguồn kinh phí chi trả lương cho người lao động.
Hà Nội: Mức lương được trả cao nhất năm 2023 là 125 triệu đồng

Hà Nội: Mức lương được trả cao nhất năm 2023 là 125 triệu đồng

(LĐ&PL) Tại Hà Nội, khối doanh nghiệp dân doanh có mức tiền lương cao nhất với 125 triệu đồng/người/tháng trong năm 2023.
Quản lý doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết gần 5,7 tỷ đồng

Quản lý doanh nghiệp FDI có mức thưởng Tết gần 5,7 tỷ đồng

(LĐ&PL) Năm 2024 ghi nhận đột phá về mức thưởng cao nhất dịp Tết Âm lịch, cũng là mức cao nhất từ trước đến nay,
Tết Âm lịch 2024, công chức, viên chức được nghỉ liền 7 ngày

Tết Âm lịch 2024, công chức, viên chức được nghỉ liền 7 ngày

(LĐ&PL) Công chức, viên chức sẽ được 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn.
Xem thêm
Phiên bản di động