Gia tăng tình trạng chậm, hủy chuyến bay: Hành khách chịu thiệt

Đô thị 19:07 | 05/07/2022
Ngành hàng không đang có sự trở lại ngoạn mục với đà tăng trưởng mạnh trong cao điểm Hè 2022. Đây là tín hiệu tốt cho sự phục hồi của nền kinh tế song tình trạng chậm, hủy chuyến bay gia tăng đang gây nhiều bức xúc cho hành khách.
Chậm, hủy chuyến bay tăng vọt trong cao điểm Hè, Bộ Giao thông liên tục chỉ đạo nóng

Các sân bay liên tục lập kỷ lục

Cảnh tượng quen thuộc tại các sân bay suốt từ đầu cao điểm Hè 2022 đến nay là sự sôi động, chật chội với những dòng người chen nhau xếp hàng làm thủ tục check in.

Nhiều Cảng hàng không (CHK) lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng liên tục lập kỷ lục về lượng hành khách qua cảng. Điển hình như sân bay Nội Bài, lãnh đạo CHK này cho biết, sản lượng vận chuyển tại cảng đang quay trở lại mức tăng trưởng nóng, vượt công suất thiết kế của nhà ga hành khách quốc nội.

Các đường bay nội địa đang tăng nhiệt trong cao điểm hè 2022. Ảnh: Phan Công
Các đường bay nội địa đang tăng nhiệt trong cao điểm hè 2022. Ảnh: Phan Công

Mỗi ngày sản lượng hành khách qua CHK Nội Bài đều liên tục lập đỉnh mới. Tính trung bình, sản lượng bay quốc nội tại Nội Bài tăng hơn 40% so với cao điểm Hè 2019. Trong đó, tháng 6/2022 vừa qua là thời điểm ghi nhận được sự tăng trưởng mạnh nhất về lượng hành khách qua CHK Nội Bài.

Có thể kể đến như ngày 24/6 sản lượng vận chuyển đạt 102.000 lượt khách, trong đó có 91.000 lượt khách nội địa. Ngày 25/6 đạt hơn 104.000 lượt khách trong đó có gần 93.000 lượt khách nội địa. Với tình hình tăng trưởng như hiện tại, CHK Nội Bài dự báo có thể đạt 110.000 lượt khách ngay trong thời điểm đầu tháng 7/2022.

Tương tự, sân bay Tân Sơn Nhất cũng đang trải qua những ngày thật sự sôi động và... vất vả bởi lượng khách đi máy bay liên tục tăng cao. Thống kê cho thấy, từ đầu tháng 6/2022 đến nay, sân bay Tân Sơn Nhất đã đón tới 719.154 lượt hành khách quốc nội. Trong đó khách đến đạt 370.361, khách đi đạt 348.793. Riêng tuần 25 (từ ngày 15 - 21/6) đã có 38.821 lượt khách, tăng gần 10.000 lượt so với tuần trước đó.

Trong khi đó, lượng khách quốc tế đang dần trở lại Tân Sơn Nhất. Tính đến nay, đã có 119.086 lượt khách đến và đang có dấu hiệu tăng nhanh hơn. Theo tính toán, với tình hình hiện tại, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ sớm đạt được mục tiêu đặt ra là hơn 7 triệu lượt khách trong năm 2022.

Theo thống kê của CHK Việt Nam, trong nửa đầu năm 2022, lượng hành khách thông qua các CHK đạt 40,7 triệu lượt, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu khách, khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng ấn tượng 52,6%.

Dự kiến năm 2022, các CHK trên cả nước sẽ đón khoảng 87,8 triệu khách, tăng 190% so với năm 2021. Riêng khách quốc tế dự kiến đạt khoảng 5 triệu khách, tăng 844% và khách nội địa đạt khoảng 82,8 triệu khách, tăng 178,4% so với năm 2021. Giới chuyên gia nhận định, với đà tăng trưởng như hiện nay, dự kiến tổng thị trường toàn mạng bay sẽ sớm khôi phục tương đương như trước đại dịch Covid-19.

Nhiều hệ lụy

Sự tăng trưởng mạnh về lượng hành khách đi máy bay trong cao điểm Hè 2022 là điều mà ngành hàng không đã chờ đợi và mơ ước trong suốt hơn 2 năm dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Đây chắc chắn là tín hiệu tốt lành đồng thời cũng là động lực lớn để hàng không, du lịch nói riêng và nền kinh tế nói chung sớm phục hồi.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo, sự tăng trưởng nóng của hàng không trong thời gian qua sẽ tiền ẩn không ít bất cập và rủi ro, nếu không sớm có giải pháp “đón lõng” và xử lý kịp thời sẽ phát sinh những rào cản lớn cho hàng không trên con đường phục hồi.

Hệ lụy đầu tiên dễ dàng nhận ra là sự quá tải tại các CHK từ đó phát sinh nhiều bất cập về cả chất lượng dịch vụ lẫn vấn đề an ninh trật trự. Điển hình là tại sân bay Nội Bài, lượng khách đi máy bay tăng cao khiến cho hạ tầng tại CHK này liên tục bị quá tải, nhất là khu vực ga quốc nội T1.

Một hệ lụy khác phát sinh từ việc lượng hành khách đi máy bay tăng đột biến chính là tình trạng chậm, hủy chuyến. Thống kê của Cục Hàng không cho thấy, từ ngày 19/5 - 18/6, các hãng hàng không Việt Nam khai thác 30.800 chuyến bay, tăng gần 530% so với cùng kỳ 2021 và tăng 18% so với tháng 5. Số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 25.206 chuyến, tỷ lệ đúng giờ đạt gần 82%, giảm 15,9 điểm so với cùng kỳ 2021 và giảm 9,4% so với tháng 5.

Tuy nhiên, số chuyến bay bị chậm giờ là hơn 5.600 chuyến, chiếm hơn 18% tổng số chuyến bay và tăng gần 16% so với cùng kỳ 2021, tăng 9,4% so với tháng 5/2022. Số chuyến bay bị hủy trong tháng 6 là 65 chuyến, chiếm 0,2% tổng số chuyến bay khai thác, tăng 4,8 điểm so với cùng kỳ 2021, giảm 0,1 điểm so với tháng 5/2022. Nguyên nhân chậm chuyến bay chủ yếu là do máy bay về muộn (chiếm hơn 13% trong số hơn 18%); do hãng (chiếm 2,5%), trang thiết bị và dịch vụ tại sân bay (chiếm 1%), thời tiết (0,4%).

Thiệt hại cho nhiều bên

Giới chuyên môn nhận định, tình trạng quá tải tại các sân bay cũng như tỷ lệ chậm, hủy chuyến bay gia tăng là điều dễ xảy ra khi hàng không tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra những rào cản và rủi ro không nhỏ cho đà phát triển của hàng không trong thời gian tới.

PGS.TS Ngô Trí Long - chuyên gia kinh tế cho biết, hạ tầng hàng không nước ta hiện nay nhìn chung vẫn còn hạn chế và thua kém nhiều so với các nước phát triển trên thế giới. Do đó, khi lượng khách đi máy bay tăng trưởng đột biến như thời gian qua thì việc xảy ra tình trạng quá tải, ùn tắc là điều dễ hiểu.

“Nước ta hiện có 2 sân bay lớn nhất là Nội Bài và Tân Sơn Nhất nhưng nếu để so sánh với các CHK lớn của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay thậm chí là Thái Lan, Singapore thì quy mô của 2 sân bay này vẫn còn thua kém rất xa” - PGS.TS Ngô Trí Long nhận định.

Ngoài hạn chế trên, PGS.TS Ngô Trí Long cũng chỉ ra rằng, tính kết nối của hạ tầng giao thông nước ta, nhất là kết nối giữa hạ tầng giao thông giữa đường bộ, đường sắt, cảng biển với hàng không cũng còn rất kém. Một số nhà ga sân bay đang bị quá tải nếu được nâng cấp, cải tạo sẽ giải quyết được phần nào tình trạng ùn tắc nhưng về lâu dài, hạ tầng hàng không cần phải được đầu tư, nâng cấp một cách tổng thể, bài bản và quy hoạch một cách khoa học, nhất là phải đảm bảo được sự đồng bộ và tính kết nối với các loại hình giao thông khác.

Đối với vấn đề chậm, hủy chuyến bay, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - chuyên gia hàng không cho rằng, đây không phải là vấn đề mới phát sinh mà đã xuất hiện từ nhiều năm qua nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để dù rằng ai cũng nhận ra điều này gây thiệt hại cho tất cả các bên, từ các hãng bay, hành khách đi máy bay đến các CHK. Trong đó, khách đi máy bay là những người chịu thiệt hại lớn nhất.

“Chậm, hủy chuyến bay sẽ gây thiệt hại không nhỏ cho khách cả về thời gian và tiền bạc. Đối với khách làm ăn, chuyến bay muộn có thể ảnh hưởng xấu đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh” - PGS.TS Nguyễn Thiện Tống nói.

Chuyên gia hàng không này phân tích thêm, máy bay vốn là phương tiện di chuyển nhanh nhất nên việc chậm trễ chỉ một vài phút thôi đã gây ra những thiệt hại rất lớn về mặt tiền bạc rồi. “Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải có giải pháp giảm tỷ lệ chậm, hủy, dồn chuyến bay đang có xu hướng tăng cao. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không, cần phải có các quy định, chế tài xử phạt nặng khi xác định được việc chậm, hủy, dồn chuyến bay là lỗi của các hãng hàng không” - PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.

"Chỉ có đầu tư đồng bộ, quy hoạch khoa học và đảm bảo được tính kết nối giữa hạ tầng hàng không với đường bộ, đường sắt, cảng biển... thì mới giúp ngành hàng không có sự phát triển bền vũng và nâng cao được tính cạnh tranh." - PGS.TS Ngô Trí Long

Cục Hàng không vừa ban hành tăng Chỉ thị về việc cường bảo đảm trật tự, ATGT và chống ùn tắc tại các CHK trong dịp cao điểm Hè năm 2022. Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng yêu cầu các cảng vụ hàng không cần giám sát thường xuyên hoạt động khai thác, yêu cầu các hãng hàng không thực hiện đầy đủ trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi hành khách đối với các trường hợp chậm chuyến bay, hủy chuyến bay; phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

Theo Nguyễn Quý/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/gia-tang-tinh-trang-cham-huy-chuyen-bay-hanh-khach-chiu-thiet.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/gia-tang-tinh-trang-cham-huy-chuyen-bay-hanh-khach-chiu-thiet.html

Tin khác

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐ&PL) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Vì yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa bão.
Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

(LĐ&PL) Ngày 27/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ trao Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024" và phát động Giải "Báo chí chào mừng 80 năm Ngày truyền thống ngành GTVT 28/8/1945 - 28/8/2025".
Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, trong thời gian này, dự báo lượng người rời Hà Nội về các tỉnh, thành phố và ngược lại sẽ rất lớn, thường gây ùn tắc giao thông tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Vượt mọi dự đoán và mong đợi, đoạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục lập kỳ tích về vận chuyển hành khách. Sau 1 tuần vận hành thương mại (từ ngày 8 - 14/8), tuyến đã vận chuyển an toàn 393.168 hành khách.
Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Có thể bạn quan tâm

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội dọn vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐ&PL) Ngày 14/9, hưởng ứng chương trình của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường nhằm khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Phát triển văn hóa đọc, thúc đẩy học tập suốt đời

Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.
Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

Ba Vì: Chủ động ứng phó với bão số 3

(LĐ&PL) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3, huyện Ba Vì yêu cầu tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác với diễn biến phức tạp của thiên tai, mưa bão.
Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

Phát động Giải báo chí chào mừng 80 năm ngành GTVT

(LĐ&PL) Ngày 27/8, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tổ chức Lễ trao Giải "Báo chí viết về ngành GTVT lần thứ V năm 2023 - 2024" và phát động Giải "Báo chí chào mừng 80 năm Ngày truyền thống ngành GTVT 28/8/1945 - 28/8/2025".
Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

Không để ùn tắc giao thông dịp lễ Quốc khánh 2/9

(LĐ&PL) Dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra từ ngày 31/8 đến hết ngày 3/9, trong thời gian này, dự báo lượng người rời Hà Nội về các tỉnh, thành phố và ngược lại sẽ rất lớn, thường gây ùn tắc giao thông tại các khu vực cửa ngõ Thủ đô.
Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Metro Nhổn - Ga Hà Nội liên tục phá “kỷ lục” vận chuyển hành khách

Vượt mọi dự đoán và mong đợi, đoạn trên cao, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội liên tục lập kỳ tích về vận chuyển hành khách. Sau 1 tuần vận hành thương mại (từ ngày 8 - 14/8), tuyến đã vận chuyển an toàn 393.168 hành khách.
Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Quy trình 10 bước xử lý tranh chấp tại dự án metro số 1

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan việc thành lập Ban xử lý tranh chấp (DAB) và giải quyết khiếu nại, bất đồng thông qua DAB tại tuyến đường sắt đô thị metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
Đồng bộ các tuyến buýt kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội

Đồng bộ các tuyến buýt kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã chính thức vận hành thương mại. Đáng chú ý, để tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu di chuyển người dân sao cho thuận tiện nhất, hàng chục tuyến buýt đã được kết nối với metro Nhổn - Ga Hà Nội.
Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Đề xuất chuyển chủ đầu tư nhiều dự án chỉnh trang đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐ&PL) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Dân dụng và Công nghiệp (Ban Quản lý Dân dụng và Công nghiệp) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa đề xuất chuyển hàng chục dự án do Ban Quản lý này làm chủ đầu tư về cho các địa phương, đơn vị khác do hạn chế về năng lực cũng như để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công.
Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Hà Nội đặt tên 22 tuyến đường, phố mới

Theo Quyết định số 3967/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố năm 2024, Hà Nội sẽ có thêm 22 tuyến đường, phố mới được đặt tên.
Tai nạn giao thông có chiều hướng tăng

Tai nạn giao thông có chiều hướng tăng

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa công bố số liệu thống kê tình hình tai nạn giao thông tháng 7 và 7 tháng năm 2024, căn cứ báo cáo nhanh của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam. Đáng chú ý, trong tháng 7 tháng đầu năm, số vụ tai nạn giao thông trong cả nước có xu hướng tăng.
Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Công chức có thu nhập không quá 15 triệu đồng được mua nhà ở xã hội

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Trong đó, Nghị định quy định rõ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Thanh Trì: Khẩn trương xử lý sạt lở đê sông Hòa Bình

Thanh Trì: Khẩn trương xử lý sạt lở đê sông Hòa Bình

(LĐ&PL) Ngay sau sự cố sạt lở đê sông Hòa Bình đoạn đi qua huyện Thanh Trì, huyện đã huy động trên 200 cán bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang cùng phương tiện, máy móc, vật tư để kịp thời gia cố, bảo vệ đê.
Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Hà Nội: Dừng trông giữ xe dưới lòng đường trong thời gian Quốc tang

Nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, an ninh trật tự trên các tuyến đường từ Nhà tang lễ Quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội yêu cầu, trong ngày 26/7 từ 0h - 24h, các đơn vị được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường để trông giữ phương tiện giao thông sẽ tạm dừng hoạt động trông giữ phương tiện dưới lòng đường, trên các tuyến phố Lê Thánh Tông, Lê Đức Thọ.
Quận Đống Đa đề nghị sớm khắc phục sự cố sụt lún tại Trạm giếng H24

Quận Đống Đa đề nghị sớm khắc phục sự cố sụt lún tại Trạm giếng H24

Liên quan đến sự cố sụt lún giếng ở ngõ Văn Chương, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã có ý kiến gửi Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội, yêu cầu sớm đánh giá nguyên nhân, kế hoạch, phương án khắc phục ngay sự cố này và thống nhất với UBND phường Văn Chương để đảm bảo an toàn cho người, tài sản.
Xem thêm
Phiên bản di động