Đừng để công nhân “đỏ mắt” chờ tiền hỗ trợ thuê nhà trọ

Lợi, quyền lao động 16:36 | 10/07/2022
Bình Dương là một trong những địa phương có nhiều lao động được hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà từ 500.000 đến 1 triệu đồng/tháng theo Quyết định số 08/2022 ngày 28/03/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động: Chính sách nhân văn cần được thực hiện bằng tâm huyết và nỗ lực

Khoản tiền này phần nào giúp công nhân trang trải cuộc sống khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách ở tỉnh này đang có những vấn đề nảy sinh nên tốc độ giải ngân vô cùng chậm chạp.

Mòn mỏi chờ đợi

Đến Bình Dương làm công nhân được 2 năm nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Vàng, quê Bến Tre không tích cóp được là bao khi phải lo cho 2 con ăn học và mẹ già đau ốm. Đặc biệt, sau đợt dịch Covid-19 vừa qua công ty ngưng hoạt động, để có tiền trang trải cuộc sống anh phải vay mượn khắp nơi. Giờ đây, tiền lương tháng vừa rút ra chưa cầm ấm tay đã phải chi trả những khoản nợ trước đó. Vì vậy, số tiền 1,5 triệu đồng hỗ trợ tiền thuê nhà là cả một khoản lớn đối với gia đình anh. Thế nhưng, dù đã làm hồ sơ cách đây 3 tháng mà càng trông đợi càng “mất hút” vì chưa thấy giải ngân.

Đừng để công nhân “đỏ mắt” chờ tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
Công nhân mong mỏi từng ngày được nhận hỗ trợ.

“Để làm thủ tục phải chạy tới chạy lui rất phiền phức. Làm xong thì mãi vẫn không được nhận nên tôi có chút buồn và chờ đợi hàng ngày để có được số tiền hỗ trợ của Nhà nước. Tôi mong sớm được nhận số tiền đó để trang trải cho cuộc sống”- anh Nguyễn Văn Vàng nói.

Cũng như gia đình anh Vàng, cả nhà chị Trần Thị Mỹ Tiên, công nhân Công ty TNHH giày Kim Xương, ở thành phố Thủ Dầu Một cũng đang trông ngóng được hỗ trợ để có thêm tiền trả tiền nhà trọ. Chị Tiên tâm sự, hiện lương tháng và tiền tăng ca của chị hơn 6 triệu đồng. Chỉ riêng tiền điện, nước lẫn tiền nhà, chị đã phải chi trả hơn 1,5 triệu đồng/tháng. Đồng lương ít ỏi nhưng đủ thứ phải lo, do đó, số tiền hỗ trợ 1,5 triệu đồng theo gói hỗ trợ của Chính phủ là số tiền gia đình chị Tiên đã mong mỏi suốt 2 tháng nay.

“Tiền trọ, tiền gạo, tiền cá không đủ, tháng nào cũng không đủ nên mượn chị bạn mấy triệu mua này, kia cho gia đình. Tới lương này cũng đã trả mất mấy triệu. Mình cũng mong chờ số tiền đó để trả tiền trọ”- chị Tiên nói.

Công nhân trông ngóng, còn lãnh đạo các công ty ở Bình Dương thì cảm thấy nghi ngại khi ngày nào họ cũng nhận được câu hỏi của người lao động “khi nào có tiền” hay “chắc lên tivi nhận”. Trước sự chờ đợi đó, chủ các doanh nghiệp đã liên tục kiến nghị đến cơ quan chức năng nhanh chóng hoàn thành thủ tục, sớm giải ngân để công nhân yên tâm làm việc.

Đừng để công nhân “đỏ mắt” chờ tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
Sau dịch Covid-19 cuộc sống công nhân ở Bình Dương càng khó khăn hơn.

Bà Phạm Thị Tuyết Nhung, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Yazaki Eds, ở thành phố Dĩ An nói, cuối tháng 3 khi gói hỗ trợ được ban hành, doanh nghiệp chủ động cho công nhân làm đơn, điền thông tin với hy vọng sớm nhận tiền. Hơn 2 tháng trôi qua, phản hồi duy nhất công ty nhận là hồ sơ đã của hơn 3.500 công nhân đã được xác nhận, trong khi người lao động liên tục hỏi thăm.

“Công nhân hỏi, mình đã qua phòng nhân sự xác nhận có thông tin chưa nhưng vẫn chưa có kết quả tốt hơn. Nếu được thì giải quyết sớm, bởi sau dịch đời sống công nhân càng khó khăn nên được phần nào hay phần đó”- bà Nhung cho biết.

Đủ lí do chậm

Dự kiến, Bình Dương sẽ có khoảng 820.000 lao động sẽ được nhận hỗ trợ từ Quyết định số 08. Thế nhưng, đến nay, mới chỉ tiếp nhận khoảng 183.000 hồ sơ của công nhân ở các doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà, trong đó đã phê duyệt gần 136.000 hồ sơ. Trong tổng số các hồ sơ đã được phê duyệt thì chỉ mới giải ngân cho khoảng 40.000 lao động. Với đối tượng người lao động quay trở lại thị trường lao động có 8.400 người đề nghị và các địa phương đã phê duyệt cho gần 6.000 người. Tuy nhiên mới chi hỗ trợ được cho 1 người.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Chí Hùng, ở thị xã Tân Uyên cho biết, công ty có gần 8.000 công nhân và có khoảng 5.000 công nhân ở trọ. Khi chính sách ra đời, doanh nghiệp rất hoan nghênh vì cảm thấy được chia sẻ nhưng hi vọng đừng để người lao động chờ quá lâu.

“Trong thời điểm khó khăn này, tôi thấy chính sách này thật sự rất nhân văn, hỗ trợ người lao động phần nào khó khăn, phần nào trang trải tiền nhà trọ. Tôi rất ủng hộ chính sách này, rất mong muốn được giải ngân chuyển đến người lao động số tiền họ được thụ hưởng”- bà Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết.

Đừng để công nhân “đỏ mắt” chờ tiền hỗ trợ thuê nhà trọ
Cuộc sống khó khăn bữa cơm công nhân rất đạm bạc.

Trước sự chậm trễ này, lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương giải thích, nguyên nhân là do chủ nhà trọ sợ ràng buộc pháp lí. Một số chủ trọ không sống cùng khu trọ với người lao động nên rất khó gặp. Sở đã có văn bản gửi các địa phương gỡ vướng bằng cách người quản lí khu trọ có thể thay chủ ký xác nhận cho công nhân. Về phía các doanh nghiệp ngại trách nhiệm nên rất thận trọng khi làm thủ tục. Ngoài ra, không ít doanh nghiệp gộp 2, 3 tháng để làm luôn một lần, sau đó mới gửi hồ sơ đi xác nhận, phê duyệt.

Ông Phạm Văn Tuyên, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương thẳng thắn nhìn nhận: Nguyên nhân giải ngân chậm còn do khâu thẩm định hồ sơ ở cấp huyện bởi thiếu nhân sự và cán bộ sợ vi phạm luật nếu không kỹ lưỡng.

“Hiện nay phòng Lao động-Thương binh và Xã hội của huyện có một cán bộ làm công tác này. Việc này muốn tăng cường cũng khó bởi phải hiểu chuyên môn sâu về pháp luật lao động mới thẩm định được. Quá trình thẩm định kết hợp với những vấn đề vi phạm vừa qua nên cán bộ rất sợ sai nên dẫn đến chậm”- ông Phạm Văn Tuyên cho biết.

Theo Quyết định số 08, người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp có mức hỗ trợ là 500.000 đồng/tháng và hỗ trợ tối đa 3 tháng; người quay trở lại thị trường lao động được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng và hỗ trợ tối đa 3 tháng. Trong bối cảnh vật giá “leo thang” như hiện nay thì có được sự hỗ trợ này giúp người lao động cảm thấy “ấm lòng”. Để tiền nhanh đến tay người cần hỗ trợ thì các cấp chính quyền nên quyết liệt hơn, đưa giải pháp và lộ trình cụ thể, đừng để người lao động phải mòn mỏi chờ đợi./.

Theo Thiên Lý/VOV-TP.HCM

https://vov.vn/xa-hoi/dung-de-cong-nhan-do-mat-cho-tien-ho-tro-thue-nha-tro-post955640.vov

Link gốc: https://laodongthudo.vn/dung-de-cong-nhan-do-mat-cho-tien-ho-tro-thue-nha-tro-142926.html

Tin khác

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Xúc động khi đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân (UBND) phường Liễu Giai) đã gửi lời cảm ơn chân thành và cho biết sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn chính là nguồn động lực để chị yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7/2024, khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, một loạt khoản tiền của người lao động cũng được tăng lên như: Tăng mức lương hằng tháng; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa...

Có thể bạn quan tâm

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Lương hưu tháng 9 trả trùng nghỉ lễ Quốc khánh, người dân sẽ nhận vào ngày nào?

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), do thời gian chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH trong tháng 9 trùng vào kỳ nghỉ lễ Quốc khánh nên người dân sẽ nhận các chế độ sau kỳ nghỉ lễ.
Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Nghệ An: Doanh nghiệp tổ chức khám sức khoẻ cho 550 người lao động

Ngày 20/8, Công đoàn Công ty TNHH Vận tải Quốc tế Sơn Nam (trực thuộc Công đoàn ngành Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An) đã tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho 550 người lao động.
Cơ hội nào cho lao động tự do?

Cơ hội nào cho lao động tự do?

Lao động phi chính thức (hay còn gọi là lao động tự do) ở nước ta vẫn chiếm tỷ trọng lớn, song với trình độ chuyên môn thấp, họ khó có thể tiếp cận với những cơ hội việc làm tốt. Để có thể chuyển đổi việc làm, nâng cao thu nhập đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế số, việc đào tạo nâng cao tay nghề là yêu cầu cần thiết đối với người lao động, nhất là lao động giản đơn.
Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Trao hỗ trợ kinh phí sửa chữa “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn quận Ba Đình

Xúc động khi đón nhận sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn, chị Nguyễn Thị Thu Trang (đoàn viên Công đoàn Ủy ban nhân dân (UBND) phường Liễu Giai) đã gửi lời cảm ơn chân thành và cho biết sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chức Công đoàn chính là nguồn động lực để chị yên tâm công tác, cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân

Ngoài trả lương tháng 4 và 5 cho công nhân, đại diện công ty này cam kết sẽ thanh toán tiền lương tháng 6 và 7/2024 cho người lao động vào ngày 30/8 tới. Song song đó sẽ hỗ trợ 1 triệu đồng/công nhân/tháng (áp dụng cho tháng 4 và 5) đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc vào ngày 5/8 tới.
Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Nhiều quyền lợi của người lao động tăng theo lương tối thiểu vùng

Từ ngày 1/7/2024, khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, một loạt khoản tiền của người lao động cũng được tăng lên như: Tăng mức lương hằng tháng; tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa...
Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

Quan tâm chăm lo con đoàn viên, người lao động

(LĐ&PL) Thời gian qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho con đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động, nhất là các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn được các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội quan tâm thực hiện bằng nhiều hoạt động, chương trình thiết thực.
Lãnh đạo quận Đống Đa trả lời kiến nghị của người lao động

Lãnh đạo quận Đống Đa trả lời kiến nghị của người lao động

(LĐ&PL) Sáng 6/6, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Chủ tịch UBND quận với doanh nghiệp, Công đoàn cơ sở và công nhân, viên chức, lao động năm 2024.
Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Quan tâm, chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024, LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm đã và đang triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, đảm bảo quyền lợi cho công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), đặc biệt là công tác chăm lo sức khỏe, tổ chức khám sức khỏe sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm miễn phí cho người lao động.
Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Nâng cao kiến thức về an toàn trong quá trình làm việc cho đoàn viên, người lao động

Gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm trang bị thêm kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho đoàn viên, người lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp. Qua đó, nhằm giúp đoàn viên, người lao động nắm vững các quy trình an toàn và các biện pháp bảo vệ bản thân để giảm thiểu nguy cơ bị tai nạn lao động và chấn thương trong quá trình làm việc.
Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục tăng

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết những tháng đầu năm 2024, số người tham gia bảo hiểm xã hội tiếp tục có xu hướng tăng, nhưng số người rút bảo hiểm xã hội một lần cũng tăng trở lại.
Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

Cảnh giác với tình trạng lừa đảo đưa lao động sang Australia làm việc

(LĐ&PL) Bộ LĐTBXH khuyến cáo, người lao động không đăng ký, nộp tiền cho bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia.
An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

An cư - Giấc mơ xa vời của người lao động

Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai các chính sách hỗ trợ về nhà ở cho người lao động, chủ yếu hỗ trợ người lao động làm việc tại các Khu công nghiệp. Tuy nhiên, do mức thu nhập của công nhân lao động còn chưa đáp ứng được các khoản chi tiêu trong cuộc sống, nên phần lớn đời sống của họ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

Mới đây Ban Thường vụ Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã thành lập đoàn và tổ chức khảo sát việc thực hiện pháp luật ATVSLĐ, chấm điểm phong trào “Xanh - Sạch - Đẹp” bảo đảm ATVSLĐ.
Xem thêm
Phiên bản di động