Đề xuất tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bằng 70% thu nhập
Đánh giá kỹ tác động của hai đề xuất về rút bảo hiểm xã hội một lần 3 quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện |
Bộ LĐTBXH cho biết, Bộ đã tiếp nhận 158 văn bản góp ý từ các Ban, Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, tập đoàn, công ty, hiệp hội doanh nghiệp đối với hồ sơ Dự án Luật BHXH (sửa đổi). Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến và căn cứ các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ LĐTBXH đã xây dựng Tờ trình Chính phủ.
Trong đó đề xuất sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động. Qua đó, để khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến khả năng cân đối Quỹ BHXH và quyền lợi của người lao động.
Theo Bộ LĐTBXH, thực tiễn hiện nay tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc năm 2022 của người lao động là 5,73 triệu đồng/tháng, chiếm khoảng 75% thu nhập bình quân của người lao động làm công, hưởng lương.
Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) bổ sung tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố; cao nhất bằng 8 lần mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố. Bộ LĐTBXH cho rằng, đây là cơ sở quy định căn cứ đóng BHXH đối với những đối tượng không hưởng tiền lương (chủ hộ kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương…). Đặc biệt, đây cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm tham gia đối với đối tượng người lao động làm việc không trọn thời gian.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bên cạnh đó, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) cũng quy định cụ thể tiền lương làm căn cứ đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng, bao gồm mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác, được trả thường xuyên và giữ ổn định trong mỗi kỳ trả lương. Trên cơ sở đó, Chính phủ quy định chi tiết nhằm xác định cụ thể các khoản phải đóng, không phải đóng BHXH bắt buộc; việc xác định tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH đối với trường hợp thỏa thuận trả lương theo giờ, ngày, tuần và theo sản phẩm, khoán.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng sửa đổi các quy định gắn với tiền lương khu vực nhà nước phù hợp với định hướng của Nghị quyết số 27.
Luật BHXH năm 2014 quy định nhiều khoản trợ cấp gắn với "mức lương cơ sở" như: Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi; trợ cấp mai táng; trợ cấp tuất hằng tháng...
Theo Bộ LĐTBXH, để vừa không gây xáo trộn "về mức" so với quy định hiện hành, đồng thời vừa phù hợp với định hướng cải cách chính sách tiền lương tại Nghị quyết số 27, dự thảo luật sửa đổi các mức trợ cấp gắn với mức lương cơ sở theo hướng quy định bằng số tiền cụ thể đồng thời, cũng quy định các mức này được điều chỉnh khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH, tương tự như điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng trong giai đoạn vừa qua.
Trước đó, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã đưa ra xin ý kiến nội dung quy định tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc bằng 2 phương án sau: Phương án 1: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động. Phương án 2: Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương tháng bao gồm mức lương và phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động. |
Tú Anh
Tin khác

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động
Có thể bạn quan tâm

Năm 2025, người lao động khi nghỉ việc sẽ được nhận những khoản tiền nào?

4 tháng đầu năm 2025, Hà Nội giải quyết việc làm cho 88.102 người lao động

600 nữ công nhân lao động được tư vấn kiến thức, khám sức khỏe miễn phí

Đề xuất phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng tội trốn đóng BHXH, BHYT cho người lao động

4 tháng đầu năm, gần 48.000 người đi làm việc ở nước ngoài

Tuyên truyền về chính sách bảo hiểm tới hơn 100 đơn vị chưa tham gia BHXH, BHYT cho người lao động

Gần 40 nghìn doanh nghiệp chậm nộp thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của người lao động

Bộ Nội vụ đề xuất giao UBND cấp tỉnh quyết định lương tối thiểu vùng

Chuẩn bị tốt các nội dung đối thoại điểm bảo vệ quyền lợi cho lao động nữ

Nâng cao phúc lợi, tạo niềm tin, gắn kết người lao động với tổ chức Công đoàn

Hưởng lương ra sao nếu đi làm vào ngày nghỉ lễ 30/4, 1/5?

Đảm bảo công tác chăm lo cho người lao động

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tranh chấp lao động là do thay đổi cách tính lương, thưởng

Hà Nội: Chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng cho trên 203.000 đối tượng
