Đề xuất kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ không phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Điều kiện kinh doanh dịch vụ spa, massage Chính phủ sửa đổi quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới |
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa có văn bản góp ý vào Dự thảo Báo cáo về việc rà soát các quy định về điều kiện kinh doanh, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo.
Về cơ bản, VCCI cho rằng, Dự thảo Báo cáo đã nêu bật được những vấn đề tồn tại của các quy định về điều kiện kinh doanh. Những kiến nghị, đề xuất tại Dự thảo là hợp lý. Tuy nhiên, theo VCCI, Danh mục tại Phụ lục IV Luật Đầu tư có một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không cần thiết phải kiểm soát bằng điều kiện kinh doanh, bởi vì đã được quản lý bởi các biện pháp khác.
Ví dụ đối với ngành nghề “kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi phương tiện thủy nội địa”. Thực tế phương tiện thủy nội địa dù được đóng mới, sửa chữa ở cơ sở nào thì việc kiểm soát chất lượng của phương tiện đó (để bảo đảm lợi ích công cộng liên quan) vẫn hoàn toàn phải căn cứ vào việc kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho từng phương tiện một.
Do đó, VCCI cho rằng, việc kiểm soát bằng cách đặt điều kiện kinh doanh cho chủ thể đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa hầu như không có ý nghĩa, không cần thiết, không nên xem đây là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
![]() |
Ảnh minh họa. Ảnh: VGP |
Đồng thời, VCCI cũng cho rằng, theo quy định pháp luật hiện hành thì cơ chế quản lý đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu là cấp phép cho từng hoạt động, Nhà nước sẽ xem xét nội dung cũng như hình thức tổ chức để quyết định cho phép hay là không, đồng nghĩa mỗi khi doanh nghiệp tổ chức hoạt động cụ thể nào sẽ phải thực hiện thủ tục cấp phép cho hoạt động đó, bản thân doanh nghiệp không phải đáp ứng điều kiện hoạt động nào.
“Đây là hình thức quản lý phù hợp và hiệu quả, với mục tiêu kiểm soát các hoạt động có ảnh hưởng đến văn hóa, tư tưởng, thuần phong mỹ tục.
Như vậy, việc xác định biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, tổ chức thi người đẹp, người mẫu là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện - tức áp đặt điều kiện đối với chủ thể kinh doanh là chưa phù hợp với phương thức quản lý hiện tại và chưa hợp lý”, VCCI góp ý.
Bên cạnh đó, VCCI cũng góp ý về một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Danh mục quy định chung. Cụ thể như “kinh doanh vàng” được xác định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Phụ lục IV Luật Đầu tư. Trong ngành nghề này có “kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ” là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Theo VCCI, vàng trang sức thủ công mỹ nghệ được xem là loại hàng hóa thông thường. Kinh doanh loại hàng hóa này không tác động đến lợi ích công cộng như các loại vàng khác trong cùng nhóm “Kinh doanh vàng”. Bản thân các điều kiện kinh doanh của kinh doanh vàng, trang sức, thủ công mỹ nghệ cũng không có tính đặc thù về một ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì không rõ về mục tiêu quản lý với ngành nghề này.
Trong quá trình thực thi Nghị định 24/2012/NĐ-CP, các doanh nghiệp kinh doanh vàng đã nhiều lần kiến nghị về việc loại bỏ hoạt động kinh doanh vàng trang sức, thủ công mỹ nghệ ra khỏi Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Vì vậy, VCCI đề nghị bổ sung vào Dự thảo về việc đánh giá phạm vi của các ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện, trong đó thu hẹp lại phạm vi của một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ví dụ cần loại “kinh doanh vàng trang sức mỹ nghệ” ra khỏi phạm vi của “kinh doanh vàng”.
Ngoài ra, VCCI cho biết, theo quy định tại Điều 7 Luật Đầu tư 2020, Bộ, cơ quan ngang Bộ không được quyền ban hành về điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, theo rà soát sơ bộ của VCCI, tình trạng các thông tư ban hành điều kiện kinh doanh vẫn còn tồn tại khá nhiều (ví dụ các thông tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng).
Điều này sẽ dẫn tới tình trạng điều kiện kinh doanh không được kiểm soát chặt chẽ và khiến môi trường kinh doanh trở nên kém thuận lợi hơn. Do đó, VCCI đề nghị bổ sung vào Dự thảo Báo cáo về tình trạng thông tư ban hành điều kiện kinh doanh.
Tin khác

Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả

Chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê

Thông tư mới tăng trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt gần 558 tỉ USD
Có thể bạn quan tâm

Ngăn chặn tình trạng thất thu thuế từ nhà hàng, quán ăn không xuất hóa đơn

Cơ sở dữ liệu thuế phải đảm bảo đầy đủ, chính xác và bảo mật

Quản lý thị trường “bật mí” cách phân biệt hàng thật, hàng giả

Chủ đầu tư chỉ được thu tiền đặt cọc không quá 5% giá bán, cho thuê

Thông tư mới tăng trách nhiệm của đại lý bảo hiểm

Triển khai cao điểm chống buôn lậu, hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2024

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 10 tháng ước đạt gần 558 tỉ USD

CPTPP cú hích để doanh nghiệp Việt đổi mới mô hình theo tiêu chuẩn xanh hóa

Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng

Doanh nghiệp mua lại trái phiếu trước hạn cao hơn lượng phát hành

Hơn 15,4 nghìn doanh nghiệp thành lập mới

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Trình phương án tăng vốn điều lệ cho 4 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước

Quy định mới về việc mua bán vàng miếng
