Có nên tiếp tục cấm dạy thêm, học thêm khi “càng cấm càng làm”?

Thời sự 06:54 | 12/10/2022
Công bằng mà nói, dạy thêm học thêm không phải bây giờ mới diễn ra, mà có từ rất lâu, cách đây 30-40 năm. Vì thế, vì việc “càng cấm càng làm” như hiện nay, nên bàn giải pháp để việc học thêm, dạy thêm như thế nào để thực sự hiệu quả
Nỗ lực giải bài toán thiếu giáo viên Chú trọng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

1. Tôi bắt đầu đi học cách đây hơn 40 năm. Thời đó, học cấp 1 gần như rất nhẹ nhàng, chủ yếu học những gì trên lớp và mọi người không hề có khái niệm về học thêm. Đến tận bây giờ, kỷ niệm đọng lại trong tôi là vẫn là các buổi lên lớp của thầy cô với những bức tranh minh họa cho các bài thơ, bài giảng trên lớp và những buổi ngoại khóa cuốc đất, trồng rau ngay tại vườn trường. Rồi cả những lần cô giáo đến tận nhà thăm tôi ốm cũng như thăm hỏi nhiều bạn trong lớp khác. Và mỗi khi Tết đến, tôi vẫn nhớ cảm giác háo hức được bố chở trên chiếc xe đạp cũ kỹ, lốp buộc dây cao su chằng chịt đến chúc Tết thầy cô…

Lên cấp 2, chúng tôi bắt đầu đi học cả ngày. Buổi sáng, chúng tôi học các môn theo chương trình phổ thông và buổi chiều học các môn nâng cao mà bây giờ gọi là học thêm. Nhưng thực sự, thời chúng tôi việc học thêm một cách rất “vui vẻ”, không cảm thấy áp lực về bài vở. Ngoài những buổi học thêm, tuần nào chúng tôi cũng có buổi lao động ngoại khóa, tập văn nghệ, thể thao… mà hầu hết ai cũng vui vẻ, nhiệt tình tham gia.

Ngày đó, gia đình ai cũng nghèo nhưng bố mẹ không bị áp lực nhiều về các khoản tiền nộp học. Học thêm là do trường tổ chức mà tiền học phí cũng khá phù hợp với đại đa số gia đình nghèo như nhà tôi. Tôi còn nhớ, mẹ chỉ cần bán gánh rau hay một hai thúng lúa là đủ tiền nộp học cho tôi.

Lên cấp 3, các buổi “học thêm” của tôi và các bạn trong trường nhiều hơn, nhưng cũng là học ngay tại trường. Hiếm ai phải đi học thêm ở ngoài. Tiền học thêm cũng khá ít, chỉ chiếm phần rất nhỏ trong đồng lương công chức của bố tôi lúc bấy giờ. Có lẽ vì thế nên chúng tôi đi học không bị nhiều áp lực và không thấy bố mẹ “than phiền” về tiền học như bây giờ.

2. Khác với thời chúng tôi, các khoản thu đầu năm và tiền học thêm hiện nay đang là gánh nặng của đa số gia đình công nhân, viên chức và người lao động. Nhiều nơi, học sinh đã được miễn giảm học phí, kể cả phải đóng học phí thì số tiền vài chục ngàn tiền học phí không đáng gì so với số tiền học thêm từ vài triệu đến cả chục triệu mỗi tháng.

Mặc dù theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhiều địa phương cũng đã ra các văn bản về chuyện cấm dạy thêm, học thêm, nhưng thực tế tình trạng này không giảm mà ngày càng nở rộ. Trước khi bước vào lớp 1, cha mẹ đã tìm các lớp “tiền lớp 1” để cho con học viết, học đọc trước, thậm chí đến nhà cô giáo lớp 1 dự kiến sẽ dạy con để “gửi gắm”. Bởi tâm lý nhiều người rằng, tất cả các bạn đều học trước, con mình không được học sẽ “chậm” hơn, sẽ tự ti khi đi học chính thức. Nhiều cha mẹ còn gửi con cho cô chủ nhiệm với mong muốn con sẽ được “quan tâm” hơn. Thế là từ lớp 1, ngoài việc học bán trú trên lớp, các con đã phải quay cuồng với lịch học thêm sau giờ học, học thêm cả ngày nghỉ ở nhà cô.

Càng các lớp cao hơn thì lịch học càng dày đặc. Nhiều con phải ăn bữa tối ngay trên xe của cha mẹ để đến lớp học thêm cho kịp giờ. Nhiều cha mẹ mỗi buổi chiều sau giờ làm lại cuống cuồng len lỏi qua các cung đường tắc nghẹt ở Thủ đô để đưa đón con đến các lớp học thêm. Hành trình đó như một cỗ máy, bố mẹ không kịp hỏi han chuyện học hành trên lớp hay sức khỏe của con như thế nào. Khi tan ca ở các lớp học thêm về đến nhà đã 9-10 giờ đêm, các con lại vội vàng tắm rửa, ăn uống chóng vánh để ngồi vào bàn giải quyết bài tập về nhà. Vậy nên, nhiều cha mẹ dù xót con phải học đến 11-12 giờ đêm, nhưng cũng không còn cách nào khác.

Còn ở các trường, khi có “lệnh cấm” của cơ quan quản lý thì việc tổ chức dạy thêm được tổ chức một cách “kín đáo” hơn, bằng cách liên kết với các trung tâm dạy học để học sinh ký vào đơn “tự nguyện” và chỉ “bổ sung kiến thức” ở những trung tâm đó. Sau giờ học ở trung tâm, nhiều học sinh còn đến nhà thầy cô dạy mình để học thêm. Đã có tình trạng, một số học sinh không học thêm ở nhà cô, khi kiểm tra không làm được bài vì dạng bài đó chỉ được học ở nhà cô. Vì thế, dù con có mệt và không muốn đi học thêm thì phụ huynh vẫn phải tự nguyện “nhờ” cô nếu không muốn con bị điểm thấp. Trong khi đó, ở đa số các trường học, lớp học hiện nay điểm số đang là yếu tố quan trọng bậc nhất đánh giá khả năng, trình độ của học sinh, thậm chí còn là "tiêu chí" đánh giá ý thức của các em trong học tập.

co nen tiep tuc cam day them, hoc them khi cang cam cang lam hinh anh 1
Tiền học thêm thực sự đang là gánh nặng của rất nhiều gia đình công nhân, viên chức, người lao động hiện nay. (Ảnh minh họa)

Phần nữa, đã có lệnh cấm và người đứng đầu các cơ sở giáo dục, cụ thể là hiệu trưởng phải có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm nhưng tình trạng này vẫn diễn ra nhan nhản. Thử hỏi, số vụ phát hiện và xử lý đếm được chỉ trên đầu ngón tay? Đến nay đã có bao nhiêu người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm?

Cũng có lẽ một phần do quay cuồng với việc học thêm nên nhiều học sinh hiện nay thiếu hụt cơ bản kỹ năng sống. Mỗi ngày của các em đều được thực hiện theo một quy trình lập sẵn với học và học, đến ăn cũng phải vội vàng cho kịp giờ học. Đó cũng lý giải phần nào xảy ra ngày càng nhiều các vụ bạo lực học đường, học sinh ứng xử chưa đúng mực với người lớn, thầy cô mà đáng lẽ ra khi có kỹ năng sống, các em sẽ biết kiềm chế và có ứng xử linh hoạt hơn.

Tiền học thêm thực sự đang là gánh nặng của rất nhiều gia đình công nhân, viên chức và người lao động hiện nay. Một phần cũng do cha mẹ thiếu thông tin về học thêm như thế nào thì hiệu quả, mà cứ nghe nói nhà trường và thầy cô tổ chức thì mặc nhiên đăng ký cho con đi học. Phần nữa, lo ngại con không học sẽ không tiếp thu được kiến thức mà “chỉ ở chỗ học thêm mới được học”. Nhiều phụ huynh thấy con học thêm mà điểm thi chưa được như mong muốn, còn cho con học ở các trung tâm và thầy cô khác. Vì thế, việc cho con đi học tràn lan là phổ biến hiện nay, càng làm tăng gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đối với nhiều gia đình.

3. Công bằng mà nói, dạy thêm học thêm không phải bây giờ mới diễn ra, mà có từ rất lâu, từ thời tôi đi học cách đây 30-40 năm, nhưng quan trọng là việc tổ chức học thêm, dạy thêm như thế nào để hiệu quả mới là điều cần bàn. Thực tế, học thêm cũng là nhu cầu của nhiều học sinh và gia đình, nhất là trong điều kiện chương trình học ngày càng khó, bố mẹ không đủ khả năng và phương pháp hỗ trợ con.

Vì thế, thay vì quy định cấm học thêm, dạy thêm một cách cứng nhắc thì nên có sự linh hoạt để việc học thêm, dạy thêm đạt được hiệu quả về nhiều mặt. Bởi thực tế cấm nhưng tình trạng này lại ngày càng phổ biến, dưới nhiều hình thức “lách” quy định, càng làm khó cho học sinh và phụ huynh tiếp cận thông tin về học tập một cách chính thống.

Thay vì cấm, nên để nhà trường trình các phương án dạy thêm, học thêm phù hợp với điều kiện, chất lượng học sinh của trường, cũng như mức thu tiền học thêm. Nên xem xét quy định ở cấp nào thì nên tổ chức dạy thêm, học thêm. Chẳng hạn, với học sinh cấp 1, có thể không cần đến việc học thêm, vì các em học bán trú cả ngày, trong khi ở cấp học này chương trình học cũng đang ở mức độ vừa phải, nên chú trọng hơn việc dạy cho các em kỹ năng sống và các hoạt động vui chơi, tập thể.

Ở cấp 2 và cấp 3 có thể được tổ chức học thêm nhưng được tổ chức một cách chính thống trong nhà trường. Theo đó quy định số buổi học, môn học một cách cụ thể. Nhà trường đã tổ chức dạy thêm thì cần xem xét việc cấm giáo viên trong trường "chạy sô" mở lớp dạy thêm ở nhà, vừa tránh tình trạng học sinh quá tải và tránh tình trạng "kiến thức chỉ dạy ở nhà cô” như vừa qua. Mặt khác, điều đó cũng là để đảm bảo sức khỏe cho cả cô và trò trong sự nghiệp học tập lâu dài.

Để làm được việc này, cần có quy định và sự giám sát sát sao không chỉ ở phía nhà trường, người đứng đầu mà cả sự giám sát của cộng đồng và phụ huynh. Khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, cần xử lý nghiêm khắc cả người đứng đầu cũng như giáo viên dạy thêm để làm gương cho những người khác.

Nhưng hơn hết, vẫn phải là các giải pháp vĩ mô. Đó là việc quan tâm đến đời sống, thu nhập của thầy cô để họ không phải vừa dạy vừa phải lo cơm áo.

Và hơn nữa là việc đổi mới, cải cách về giáo dục, từ việc tuyển chọn đầu vào của ngành sư phạm, việc đào tạo về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong một lĩnh vực đặc thù là trồng người... đến việc nhà trường, giáo viên và học sinh không bị áp lực học hành, điểm số và bệnh tích đè nặng như hiện nay.

Chỉ khi chúng ta thay đổi đồng bộ nhiều giải pháp thì việc dạy thêm, học thêm mới không trở thành “vấn nạn” và việc hướng đến một nền giáo dục toàn diện mới thực sự hiệu quả./.

Theo An An/vov.vn

https://vov.vn/xa-hoi/co-nen-tiep-tuc-cam-day-them-hoc-them-khi-cang-cam-cang-lam-post976509.vov

Link gốc: https://vov.vn/xa-hoi/co-nen-tiep-tuc-cam-day-them-hoc-them-khi-cang-cam-cang-lam-post976509.vov

Tin khác

Tai nạn giao thông tăng về số vụ

Tai nạn giao thông tăng về số vụ

(LĐ&PL) Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, tháng 11/2024, toàn quốc xảy ra 21.691 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm tử vong 10.026 người, bị thương 16.103 người. So với tháng 11/2023, TNGT tăng 1.163 vụ (5,67%), giảm 859 người tử vong (7,89%), tăng 1.906 người bị thương (13,43%).
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Chính phủ sẽ có biện pháp kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý

Chính phủ sẽ có biện pháp kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 28/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp để kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý.
Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), tình trạng đầu cơ thổi giá, đẩy giá là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng khi đấu giá đất là đẩy giá đất lên cao nhưng khi nộp tiền lại bỏ cọc...
Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.

Có thể bạn quan tâm

Bộ GTVT yêu cầu trần giá vé máy bay nội địa tối đa là 4 triệu đồng/vé/chiều

Bộ GTVT yêu cầu trần giá vé máy bay nội địa tối đa là 4 triệu đồng/vé/chiều

(LĐ&PL) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 44/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.
Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân

Hà Nội đang thực hiện những bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số, khẳng định vị thế tiên phong trong đổi mới và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý nhà nước.
Tai nạn giao thông tăng về số vụ

Tai nạn giao thông tăng về số vụ

(LĐ&PL) Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, tháng 11/2024, toàn quốc xảy ra 21.691 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm tử vong 10.026 người, bị thương 16.103 người. So với tháng 11/2023, TNGT tăng 1.163 vụ (5,67%), giảm 859 người tử vong (7,89%), tăng 1.906 người bị thương (13,43%).
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô 2024 sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Chính phủ sẽ có biện pháp kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý

Chính phủ sẽ có biện pháp kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý

Phát biểu tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, ngày 28/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết, Chính phủ sẽ có nhiều biện pháp để kiểm soát giá nhà ở xã hội ở mức hợp lý.
Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Đại biểu Quốc hội: Giá nhà đất tăng cao như thời gian vừa qua là vô lý và bất thường

Theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn), tình trạng đầu cơ thổi giá, đẩy giá là nguyên nhân chính dẫn đến giá nhà đất tăng cao như thời gian qua. Thủ đoạn các đối tượng thường sử dụng khi đấu giá đất là đẩy giá đất lên cao nhưng khi nộp tiền lại bỏ cọc...
Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Đại đa số đại biểu đồng tình duy trì mức thu 2% phí công đoàn

Theo Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, tuyệt đại đa số các đại biểu đồng tình với mức thu 2% phí công đoàn. Kinh phí công đoàn được để lại Công đoàn cơ sở hiện nay là 75% để chăm lo cho người lao động.
Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

Đại biểu đề xuất Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

(LĐ&PL) Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng, Bộ Y tế cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên các mạng xã hội, tiếp nhận thông tin, kiểm tra tính chính xác hay giả mạo của thuốc quảng cáo.
Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cử tri kiến nghị mức giảm trừ gia cảnh chịu thuế tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng

Cử tri thành phố Hà Nội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi nâng mức thu nhập từ tiền lương, tiền công phải chịu thuế thu nhập cá nhân tối thiểu từ 18 triệu đồng/tháng.
Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X

Ngày 17/10, tại Thủ đô Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Thí sinh Trường Quốc học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

Thí sinh Trường Quốc học Huế trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024

(LĐ&PL) Với chiến thắng tuyệt đối 4 phần thi, Võ Quang Phú Đức (THPT chuyên Quốc học Huế) trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2024.
Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700ha

Hà Nội phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng gần 700ha

Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc (HL6), tỷ lệ 1/2000 thuộc các xã: Thạch Hòa, huyện Thạch Thất và các xã Phú Cát, Hòa Thạch, huyện Quốc Oai. Quy mô nghiên cứu lập quy hoạch có diện tích khoảng 699,50ha. Quy mô dân số khoảng 77.000 người; được chia thành 6 ô quy hoạch, được giới hạn bởi các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển.
Biểu dương 70 điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024

Biểu dương 70 điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt và vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng nay, 8/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô,Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến, người tốt - việc tốt; vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú” năm 2024.
Nguyễn Đức Cảnh: Nhà báo cách mạng và nhà lý luận chính trị xuất sắc

Nguyễn Đức Cảnh: Nhà báo cách mạng và nhà lý luận chính trị xuất sắc

Ngày 1/10, Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp với Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức tọa đàm với chủ đề "Nhà báo Nguyễn Đức Cảnh với Báo chí cách mạng Việt Nam". Chương trình diễn ra đúng ngày kỷ niệm 95 năm Ngày Tạp chí Công hội Đỏ (nay là Tạp chí Lao động và Công đoàn) - do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm Tổng Biên tập - xuất bản số đầu tiên (1/10/1929 - 1/10/2024).
Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng lại nhà ở cho dân bị mất tài sản trước 31/12 với vách cứng, nền cứng, mái cứng; hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động