Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”
Hà Nội: Thêm 3.339 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Chậm nhất ngày 2/7 công bố điểm thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 |
![]() |
Ảnh minh họa |
Thông tin này được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn công bố trong buổi làm việc với tỉnh Quảng Ninh ngày 15/5/2025. Đây là một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra nhằm thích ứng với việc tái tổ chức đơn vị hành chính tại nhiều địa phương trên cả nước.
Cụ thể, từ năm học 2026 - 2027, các địa phương sẽ ngưng việc phân tuyến tuyển sinh theo phường, xã, quận, huyện như hiện nay. Thay vào đó, học sinh sẽ được phân trường theo vị trí cư trú thực tế, đảm bảo được học tại ngôi trường gần nhất với nơi ở.
Chính sách mới này nhằm đáp ứng nhu cầu đi học thuận tiện, giúp phụ huynh giảm gánh nặng đưa đón con em, đồng thời giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn.
Để hiện thực hóa nguyên tắc “gần nhà”, Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) nhằm tính toán khoảng cách thực tế từ nơi ở đến trường học. TP.HCM là địa phương đầu tiên thí điểm phương án này từ năm 2023. Hà Nội cũng đang chuẩn bị sẵn sàng, dự kiến sẽ chính thức triển khai từ năm học 2026 - 2027.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, công nghệ GIS sẽ giúp quản lý dữ liệu chính xác hơn, góp phần phân bố học sinh hợp lý và công bằng, đồng thời giảm tải cho các trường học “điểm nóng”.
Việc thay đổi cách tuyển sinh được thực hiện song song với việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền cấp xã. Sau khi điều chỉnh, mỗi xã/phường dự kiến sẽ có trung bình khoảng 7.000 học sinh.
Theo đó, các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở sẽ không còn do cấp huyện quản lý, mà sẽ chuyển về trực tiếp thuộc cấp xã, còn cấp tỉnh vẫn quản lý bậc Trung học phổ thông. Tuy nhiên, mỗi xã chỉ có 2 công chức phụ trách quản lý giáo dục, đặt ra yêu cầu về tổ chức, hướng dẫn và vận hành khoa học để tránh quá tải.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, khi triển khai sắp xếp hành chính, ngành giáo dục sẽ không tiến hành sáp nhập các cơ sở giáo dục một cách cơ học, mà cần đánh giá kỹ lưỡng mọi yếu tố, từ cơ sở vật chất, sĩ số học sinh, nhu cầu dân cư đến khả năng vận hành.
“Phải đảm bảo các cơ sở giáo dục hoạt động ổn định, thuận lợi cho học sinh và giáo viên. Việc tái sắp xếp chỉ thực hiện sau khi đã có đánh giá thấu đáo và hướng dẫn cụ thể” - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn
Chính sách mới về tuyển sinh lớp 1 và lớp 6 sẽ tạo nên thay đổi lớn trong cách thức phân bổ học sinh, giúp việc học tập trở nên thuận tiện và hợp lý hơn. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại như bản đồ GIS hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý và tổ chức giáo dục, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số quốc gia.
Tin khác

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới
Có thể bạn quan tâm

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Phấn đấu 100% người có công với cách mạng được nhận trợ cấp qua tài khoản
