Tăng mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy mùa nắng nóng Đa dạng hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng cháy |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo nội dung Nghị định, mức xử phạt được chia thành nhiều khung, tùy theo mức độ và tính chất của hành vi vi phạm. Cụ thể:
Phạt từ 6 triệu đến 8 triệu đồng đối với hành vi không ban hành hoặc không niêm yết nội quy, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn về PCCC&CNCH.
Phạt từ 8 triệu đến 10 triệu đồng nếu không bố trí lực lượng, phương tiện của đội PCCC&CNCH cơ sở hoặc chuyên ngành trực hằng ngày.
Phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi không thành lập đội PCCC&CNCH cơ sở.
Phạt từ 20 triệu đến 30 triệu đồng nếu không thành lập đội PCCC&CNCH chuyên ngành.
Đáng chú ý, các hành vi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa/sinh nhiệt không đảm bảo quy định cũng bị xử phạt nặng. Mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng được áp dụng khi sử dụng các thiết bị này mà không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC. Trong khi đó, hành vi sử dụng nguồn lửa/nhiệt tại khu vực cấm, hoặc hàn, cắt kim loại mà không có biện pháp phòng cháy theo quy định sẽ bị xử phạt từ 20 triệu đến 25 triệu đồng.
Đặc biệt, Nghị định số 106/2025/NĐ-CP quy định mức phạt từ 40 triệu đến 50 triệu đồng cho các hành vi vi phạm nghiêm trọng, có nguy cơ cao gây cháy nổ, như:
Không có giải pháp ngăn cháy tại khu vực sạc xe điện trong nhà.
Không có hoặc không duy trì hệ thống điện phục vụ PCCC.
Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy hoặc phương tiện chữa cháy cơ giới.
Đưa công trình, phương tiện giao thông vào sử dụng khi chưa được thẩm định thiết kế và nghiệm thu PCCC theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.
Một điểm mới đáng chú ý trong Nghị định lần này là việc tăng mức phạt đối với các vi phạm dẫn đến cháy nổ, dù chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là bước đi nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xảy ra hỏa hoạn từ sớm.
Việc ban hành Nghị định số 106/2025/NĐ-CP thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc siết chặt công tác PCCC&CNCH, đặc biệt trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ tại các khu dân cư, công trình công cộng và nhà xưởng vẫn luôn tiềm ẩn. Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cần nghiêm túc tuân thủ quy định, chủ động phòng ngừa và đầu tư cho công tác PCCC&CNCH để tránh các rủi ro đáng tiếc và các mức xử phạt nghiêm khắc từ ngày 1/7 tới.
Tin khác

Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Thí sinh phải làm đủ ba bài thi để được xét tuyển vào lớp 10 công lập

Chốt ngày bầu cử Quốc hội khóa XVI và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Tứ Liên phải xong trong vòng 24 tháng

Thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, hàng giả

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả
