Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển
Khắc phục triệt để các tồn tại trong công tác xây dựng pháp luật Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình |
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã thảo luận tại Tổ 1 về các dự thảo Luật: dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
![]() |
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 1. |
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, thể chế đang là “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển; đồng thời thể chế, pháp luật cũng được xác định rõ là động lực nền tảng cho phát triển. Do đó, mấy kỳ họp gần đây, cả thường kỳ và bất thường, Quốc hội đều tập trung vào công tác lập pháp, nhất là Kỳ họp thứ 9 có khối lượng công việc rất lớn. Tuy nhiên, bước đầu mới nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số quy định có vướng mắc trên thực tế, về lâu dài sẽ nghiên cứu hoàn thiện, sửa đổi căn bản, toàn diện.
Theo Tổng Bí thư, trước đây, việc xây dựng pháp luật chủ yếu tập trung cho quản lý xã hội, quản lý trật tự, quản lý hành vi... còn “cái gì không quản được thì cấm”; trong khi đó yêu cầu rất cao về huy động sức dân, quy định có tính mở đường, khuyến khích, có tầm nhìn cho phát triển để kiến tạo thì ít được để ý”. Chính vì vậy, một trong những luật được đặt vấn đề sửa đổi đầu tiên là Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới ra đời với mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi, minh bạch, tạo môi trường sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, xử lý triệt để những chồng chéo, mâu thuẫn.
Theo Tổng Bí thư, trước hết, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Cùng với đó, công tác thi hành pháp luật phải nghiêm minh, công bằng và thực chất; gắn liền với công khai, minh bạch, tạo thuận tiện tối đa cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Luật pháp không phục vụ riêng cho nhóm nào mà cho toàn dân, cho mọi đối tượng. Các quy định phải phân cấp, phân quyền rõ ràng, gắn với trách nhiệm, xóa bỏ cơ chế xin - cho; triệt tiêu lợi ích cục bộ, đặc quyền, lợi ích nhóm.
Tổng Bí thư cho biết, ngày mai (18/5) sẽ diễn ra Hội nghị toàn quốc quán triệt triển khai 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, đồng thời cũng sẽ bàn về 4 Nghị quyết hết sức quan trọng đã ban hành trước đó về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế... Các cơ quan hiện đang xây dựng Nghị quyết về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và Nghị quyết về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
![]() |
Quang cảnh phiên thảo luận tại Tổ 1 |
Tại phiên thảo luận tổ, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đóng góp ý kiến với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Theo đó, việc thực hiện các quy định hiện hành còn quá khó khăn, cần tháo gỡ. Nhu cầu nguồn lực cho phát triển đất nước rất lớn, phải đi vay mà nhiều năm có tiền không tiêu được hết, như mục tiêu của đấu thầu là để hiệu quả nhất, tốc độ nhanh nhất, chất lượng tốt, nhưng xét ra lại nhiều tội, vì gây chậm tiến độ, chất lượng kém, không tiết kiệm, thậm chí mất cán bộ.
Tổng Bí thư nêu rõ, hợp tác công - công cũng khó khăn, bởi dù cùng là tiền Nhà nước mà hai bên không hợp tác được với nhau. Hay với hợp tác công - tư, muốn phát triển phải huy động sức toàn dân nhưng muốn đóng góp có khi cũng không được…; những “bệnh” này trên thực tế nhiều lắm. Do đó, các quy định phải làm sao khắc phục được những vấn đề này.
Liên quan quy định về các tổ chức tín dụng, Tổng Bí thư lưu ý, phải làm sao thực sự phục vụ sản xuất kinh doanh, huy động được nguồn lực xã hội. Bởi, nguồn lực xã hội còn rất lớn, làm sao để người dân đóng góp vào kiến thiết đất nước mà vẫn hưởng được quyền lợi xứng đáng. Quy định phải huy động được toàn bộ sức của dân, không để tiền nhàn rỗi.
Theo Tổng Bí thư, việc tiếp cận tín dụng còn khó, “tín dụng đỏ” không phát triển thì “tín dụng đen” lại có cơ hội. Dân cần vốn mà tiếp cận ngân hàng lại khó khăn, thủ tục này kia thì nhiều người vay “tín dụng đen” cho nhanh, rồi sinh ra câu chuyện lãi cao... Do đó, hệ thống tín dụng phải thực sự huy động vốn của dân, phục vụ doanh nghiệp, đưa vào sản xuất kinh doanh; phải bảo đảm quyền lợi của dân bởi tiền dân gửi là hợp pháp, còn tổ chức tín dụng được Nhà nước cấp phép, xét duyệt điều lệ, kiểm soát.
Tin khác

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5
Có thể bạn quan tâm

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội
