Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách

Thời sự 22:12 | 17/05/2025
Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.
10 tháng năm 2024: Facebook, Google, Microsoft, TikTok… nộp ngân sách 8.200 tỷ đồng Hà Nội: Nộp ngân sách hơn 40,7 tỷ đồng từ xử lý vi phạm thị trường trong 4 tháng

Tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV, chiều 17/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam; Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) và Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư; Luật Hải quan; Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Đầu tư; Luật Đầu tư công; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Trần Thị Vân phát biểu thảo luận.

Cho ý kiến đối với Dự án Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi), các đại biểu đánh giá đây là dự án Luật rất quan trọng, có liên quan đến nhiều hoạt động kinh tế và tác động đến nhiều đạo luật cũng như tác động trực tiếp đến vấn đề quản lý, phân bổ nguồn lực của cả hệ thống chính trị. Việc sửa đổi luật không chỉ là nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn quản lý tài chính công, mà còn là đòi hỏi khách quan để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội bền vững, minh bạch và hội nhập.

Do vậy cần phải đánh giá tác động một cách toàn diện và sâu sắc hơn các nội dung sửa đổi để đảm bảo tính khả thi trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời giúp việc tổ chức quản lý, sử dụng nguồn lực ngân sách thực sự hiệu quả.

Cho ý kiến cụ thể về quy định dự phòng ngân sách nhà nước, tại Điều 10, đại biểu Trần Thị Vân (Đoàn tỉnh Bắc Ninh) nêu rõ, dự thảo Luật quy định về sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước với 3 nhóm chi là: Chi phòng chống, khắc phục hậu quả của thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, cứu đói, nhiệm vụ quan trọng về quốc phòng, an ninh; chi dự trữ quốc gia, nhiệm vụ đối ngoại đột xuất, cấp bách; chi hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới; chi hỗ trợ các địa phương khác.

Tuy nhiên, để kịp thời thực hiện chương trình viện trợ theo các hiệp định, cam kết phát sinh trong năm mà chưa bố trí dự toán, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị cần bổ sung nội dung “chi viện trợ theo các hiệp định” tại khoản 2 điều 10 dự thảo Luật. “Chi viện trợ này là chi từ ngân sách nhà nước, ghi rõ trong kế hoạch tài chính công, và thực hiện theo nội dung các hiệp định nên việc bổ sung vào dự phòng ngân sách nhà nước là hết sức cần thiết”, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị.

Góp ý về nguồn thu của ngân sách Trung ương, quy định tại Điều 35, đại biểu Trần Thị Vân đề nghị lựa chọn theo phương án 2, theo đó chỉ quy định trong dự thảo Luật về nguyên tắc, các nguồn thu phân chia và giao Chính phủ xây dựng phương án về tỷ lệ phân chia trình Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh.

Riêng đối với tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất, tại điểm g, phương án 2, khoản 2, điều 35 dự thảo Luật quy định: “Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, trừ thu tiền sử dụng đất gắn với tài sản trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, các địa phương không nhận bổ sung cân đối, ngân sách Trung ương hưởng 30%; ngân sách địa phương hưởng 70%. Các địa phương nhận bổ sung cân đối, ngân sách Trung ương hưởng 20%; ngân sách địa phương hưởng 80%”.

Đại biểu Trần Thị Vân phân tích, trên thực tế nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng rất lớn, là nguồn lực chủ yếu để chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương, nguồn thu này không liên quan đến việc xác định cân đối ngân sách vì thu tiền sử dụng đất phụ thuộc vào việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, nên có thể tăng mạnh hoặc giảm sâu từng năm; những năm thị trường bất động sản nóng, nguồn thu này có thể rất cao; ngược lại, khi thị trường trầm lắng, nguồn thu sụt giảm mạnh; nguồn thu này không phản ánh năng lực thu ngân sách cơ bản của nền kinh tế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp; mặt khác việc hạch toán số thu tiền sử dụng đất hiện nay bao gồm cả chi phí đầu tư hạ tầng. Do đó đại biểu đề nghị Quy định thống nhất mức phân chia ngân sách Trung ương hưởng 20%, địa phương hưởng 80%.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Hà Đức Minh phát biểu thảo luận.

Góp ý quy định về nguồn thu của ngân sách Trung ương, đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn tỉnh Lào Cai) bày tỏ tán thành với phương án 2 do có tính linh hoạt cao hơn, cho phép điều chỉnh phân chia nguồn thu phù hợp với biến động thực tiễn về thu - chi ngân sách nhà nước, đồng thời phản ánh các thay đổi về cơ cấu nguồn thu theo xu hướng hiện đại (ví dụ như thuế tối thiểu toàn cầu, thuế số, thu từ tài nguyên mới...).

Theo đại biểu Hà Đức Minh, việc giao Chính phủ xây dựng phương án tỷ lệ cụ thể trình Quốc hội quyết định là cần thiết để nâng cao tính chủ động, thích ứng với đặc điểm từng địa phương trong từng giai đoạn.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, công bằng và ổn định của hệ thống ngân sách, đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung vào phương án 2 ràng buộc pháp lý cụ thể nhằm tránh làm suy giảm vai trò quyết định của Quốc hội.

Cụ thể, đối với nội dung tại khoản h của phương án 2, cần bổ sung quy định khung tỷ lệ tối đa và tối thiểu phần ngân sách địa phương được hưởng đối với từng khoản thu (ví dụ thuế thu nhập doanh nghiệp địa phương được hưởng không dưới 20%, thuế bảo vệ môi trường không dưới 20%...).

Quy định Chính phủ phải công khai các tiêu chí, phương pháp và dữ liệu khi xây dựng tỷ lệ hưởng. Đảm bảo về việc thực hiện tối thiểu 3 năm đối với mỗi kỳ thi hành phương án phân chia tỷ lệ để địa phương có cơ sở lập kế hoạch tài chính trung hạn.

Cần làm rõ hơn về phạm vi, cơ sở của việc phân biệt các khoản thu “do địa phương quản lý” và “do cơ quan trung ương cấp phép” trong các khoản như tiền cấp quyền khai thác tài nguyên, tiền sử dụng đất, thuế bảo vệ môi trường...để tránh chồng lấn và tạo động lực cho địa phương tăng thu hợp pháp.

Với các khoản thu có tác động trực tiếp đến địa phương về môi trường như: tài nguyên, bảo vệ môi trường... nên tăng tỷ lệ ngân sách địa phương hưởng, hoặc quy định nghĩa vụ ngân sách Trung ương phải tái đầu tư lại cho địa phương khai thác.

Đảm bảo linh hoạt trong phân chia nguồn thu ngân sách
Đại biểu Lê Minh Nam phát biểu thảo luận.

Liên quan tới nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội tại Điều 19 của Dự thảo Luật Ngân sách (sửa đổi), đại biểu Lê Minh Nam (Đoàn tỉnh Hậu Giang) cho biết, Dự thảo luật đề nghị không quy định mức bố trí kinh phí cụ thể cho các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, dạy nghề, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (Điểm b, Khoản 4, Điều 19). Dự thảo luật cũng đề nghị không quy định thẩm quyền của Quốc hội quyết định tổng chi ngân sách trung ương, của từng bộ, cơ quan trung ương theo lĩnh vực (Điểm a, Khoản 5, Điều 19).

Tuy nhiên, đại biểu Lê Minh Nam đề nghị giữ nguyên như quy định của Luật hiện hành. Theo đó, cần quy định trong luật mức chi đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để đảm bảo nguyên tắc Luật thể chế hóa các quy định tại các nghị quyết của Trung ương về các lĩnh vực này.

Đại biểu Lê Minh Nam cho biết, qua theo dõi thực tế, thời gian vừa qua mức chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề có những khó khăn, việc theo dõi, phản ánh tách riêng ra đối với chi thường xuyên thì được nhưng mà chi đầu tư thì vẫn gặp nhiều khó khăn. Việc xác định cái mức chi này sẽ giúp ngoài đạt mục tiêu thể chế hóa các nghị quyết của Đảng thì nó cũng là một kênh cung cấp thông tin đầy đủ để đánh giá quá trình tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng của Đảng cũng như là trong thực tế quản lý, quản trị phải có được những thông tin cụ thể để vấn đề quản lý, điều hành đảm bảo hiệu quả.

Hoàng Phúc
Link gốc:

Tin khác

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Có thể bạn quan tâm

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, kiến tạo cho phát triển

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, phải đổi mới căn bản tư duy xây dựng pháp luật, chuyển từ quản lý sang phục vụ, từ bị động sang chủ động, kiến tạo cho phát triển; phải hình dung trước sự phát triển đòi hỏi thế nào để có quy định phù hợp. Xây dựng pháp luật phải đi trước một bước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp thực tiễn và yêu cầu sự vận dụng nhanh chóng, phục vụ yêu cầu phát triển.
Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Từ năm 2026, tuyển sinh lớp 1, lớp 6 toàn quốc sẽ áp dụng nguyên tắc “gần nhà”

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết, bắt đầu từ năm học 2026 - 2027, phương thức tuyển sinh đầu cấp (lớp 1 và lớp 6) trên phạm vi toàn quốc sẽ có sự thay đổi lớn: không còn tuyển sinh theo địa giới hành chính (tuyến), mà chuyển sang nguyên tắc “học gần nhà”.
Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Sáng nay (16/5), khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, thì bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người.
Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Ngày 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký ban hành Quyết định số 923/QĐ-TTg, phê duyệt Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Đây là bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Đẩy nhanh cải cách tiền lương để giữ chân người tài là một chủ đề quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực ngày càng gay gắt giữa khu vực công và khu vực tư nhân. Cải cách tiền lương không chỉ là vấn đề thu nhập, mà còn là chìa khóa để giữ chân và phát huy nguồn lực chất lượng cao cho đất nước. Việc đẩy nhanh cải cách này cần có quyết tâm chính trị cao, đồng thời đi đôi với cải cách bộ máy và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di sản văn hóa dưới nước, di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia.
Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Sau khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 được công bố công khai lấy ý kiến đã thu hút sự tham gia góp ý của đông đảo người dân trên địa bàn Thủ đô. Nhiều ý kiến đã bày tỏ đồng thuận việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, mong muốn việc sửa đổi Hiến pháp sẽ mở ra cơ hội để đưa đất nước phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới.
Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Đại biểu Phạm Văn Hoà cho biết, qua theo dõi và tiếp nhận trực tiếp ý kiến của cử tri, người dân và cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này.
Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Theo Phương án, sau sắp xếp, Hà Nội còn 15/17 Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở thành phố Hà Nội (đã bao gồm thành lập 1 hội mới và giảm 3 hội). Đối với các Hội quần chúng còn lại, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát tinh gọn đầu mối bên trong để hoạt động hiệu quả hơn.
Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Trước chủ trương tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình hai cấp, việc sáp nhập cấp xã trên phạm vi cả nước đang được triển khai nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tuy nhiên, quá trình này cũng đặt ra những băn khoăn từ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường học, đặc biệt là câu hỏi: Hiệu trưởng và hiệu phó các trường học có bị cắt giảm?
Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Sáng 11/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố thành tích của đội tuyển quốc gia Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á (APhO) lần thứ 25. Với 3 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng, đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn mạnh mẽ, vượt xa kết quả của năm 2024 và lần đầu tiên lọt nhóm 5 quốc gia/vùng lãnh thổ có thành tích xuất sắc nhất.
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT, bảo đảm biên chế giáo viên mầm non, phổ thông và nghỉ hè cho học sinh.
Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Ngày 10/5, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội đã có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, đề nghị đẩy mạnh truyền thông về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 09-HD/TU về sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội.
Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo bổ sung quy định đối với “người chuyển tải sản phẩm quảng cáo” nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nhiều đối tượng lợi dụng người có ảnh hưởng để chuyển tải quảng cáo sai sự thật trên mạng, đặc biệt là mạng xã hội, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động