Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý, giảm phiền hà cho người nộp thuế Chuyển đổi số đưa chính quyền đến gần với người dân |
![]() |
Ảnh minh họa |
Phong trào thi đua hướng đến mục tiêu phát huy tinh thần yêu nước, tinh thần tự lực, tự cường; phát huy tối đa năng lực nội sinh và khát vọng phát triển quốc gia. Kế hoạch nhấn mạnh vai trò trung tâm của người dân và doanh nghiệp, coi đây là chủ thể, nguồn lực và động lực chính trong quá trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể cùng phát triển.
Phong trào cũng góp phần thực hiện các mục tiêu tại Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024, đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống người dân.
Theo kế hoạch, các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội sẽ tập trung thi đua trên 7 nội dung chính:
Nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy, thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, quản lý và hoạt động điều hành dựa trên dữ liệu số.
Phát triển hạ tầng số, đảm bảo hiện đại, đồng bộ, an toàn, hiệu quả và tránh lãng phí.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hệ thống chính trị, cải cách hành chính và quản lý nhà nước trên môi trường số.
Phát triển kinh tế số, hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh.
Phát triển xã hội số, chú trọng giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực chất lượng cao và phổ cập kiến thức số trong nhân dân.
Đảm bảo quốc phòng, an ninh và an ninh mạng trên không gian số.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, sinh học, bán dẫn, năng lượng nguyên tử…
Phong trào thi đua sẽ được triển khai trong hai giai đoạn từ năm 2025 đến 2030:
Giai đoạn 1 (2025–2027): Các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch triển khai và tiêu chí thi đua phù hợp trong quý II/2025, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiến hành sơ kết vào năm 2027.
Giai đoạn 2 (2027–2030): Trên cơ sở đánh giá kết quả giai đoạn 1, Bộ Nội vụ sẽ chủ trì tham mưu Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tiếp tục triển khai giai đoạn 2 và tổng kết toàn phong trào vào năm 2030.
Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh, bền vững và toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần đưa Việt Nam tiến nhanh trên hành trình xây dựng quốc gia số, xã hội số và nền kinh tế số hiện đại.
Tin khác

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả
Có thể bạn quan tâm

Sạt lở khi thi công thủy điện ở Lai Châu

Triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Vấn đề "giữ chân người tài" làm "nóng" nghị trường

Sẽ hoàn thiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản trước ngày 25/5

Sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới

Cử tri rất đồng tình, hưởng ứng việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013

Hà Nội: Sắp xếp các Hội quần chúng trực thuộc Mặt trận đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Sáp nhập cấp xã: Hiệu trưởng, hiệu phó trường học có bị cắt giảm?

Việt Nam giành 3 Huy chương Vàng tại Olympic Vật lý Châu Á 2025: Thành tích bứt phá ấn tượng

Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục

Hà Nội: Đẩy mạnh truyền thông lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013

6 nguyên tắc sắp xếp, bố trí cán bộ xã, phường mới ở Hà Nội

Sửa luật, giải quyết việc lợi dụng người có ảnh hưởng để quảng cáo sai sự thật

Hà Nội: Phấn đấu 100% người có công với cách mạng được nhận trợ cấp qua tài khoản
