Cơ hội thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển

Kinh tế 07:09 | 01/10/2022
Đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ngược với xu hướng giảm tốc ở những nơi khác của châu Á.
Kinh tế Việt Nam tiếp tục phục hồi bất chấp lạm phát toàn cầu tăng cao Tín dụng tăng 9,91%: Phù hợp với tăng trưởng kinh tế
Chú thích ảnh
Công nhân làm việc tại TNHH may mặc Bowker Việt Nam (Khu công nghiệp Đồng An 1, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương). Ảnh tư liệu: Chí Tưởng/TTXVN

Trong bối cảnh thế giới cùng lúc đối mặt với lạm phát, khủng hoảng năng lượng, lương thực trong khi chưa thoát khỏi đại dịch COVID-19, triển vọng kinh tế toàn cầu được dự báo khá ảm đạm, Việt Nam nằm trong số ít nền kinh tế được đánh giá vẫn duy trì mức tăng trưởng cao.

Mạng bangkokpost.com ngày 19/9 đăng bài viết có tựa đề "Đỉnh cao so với phần còn lại" (Towering above the rest), nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu lo ngại về lạm phát và lãi suất tăng, Việt Nam đã nổi lên như một điểm sáng kinh tế hiếm hoi với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ổn định và là "miền đất hứa" cho các nhà đầu tư.

Báo Financial Times (Anh) ngày 26/9 đã đăng bài viết phân tích về nhóm “7 kỳ quan kinh tế thế giới”, trong đó có Việt Nam. Bài báo nêu rõ không quá bất ngờ khi Việt Nam nằm trong danh sách 7 nước có hoạt động kinh tế hiệu quả và coi đây là minh chứng điển hình cho thấy các chính sách của chính phủ đang phát huy hiệu quả. Việt Nam đang tăng trưởng gần 7%, tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Trong khi đó, nhật báo La Repubblica của Italy nhận định năm 2022 Việt Nam sẽ trở thành "con hổ mới" ở châu Á sau khi Ngân hàng thế giới (WB) nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Những nhận định trên đều xuất phát từ đánh giá của các tổ chức kinh tế - tài chính uy tín về tình hình kinh tế Việt Nam. IMF, Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thời gian gần đây khi công bố các dự báo về triển vọng kinh tế ngắn hạn đều đánh giá tích cực về Việt Nam và thể hiện lạc quan rằng vượt ra ngoài những hạn chế chung, kinh tế Việt Nam hoàn toàn có cơ hội bước vào giai đoạn phát triển tốt trước mắt.

IMF nêu rõ triển vọng tăng trưởng lạc quan của Việt Nam đang đi ngược lại xu hướng tăng trưởng chậm lại ở châu Á. IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam lên 7% trong năm 2022, cao hơn 1 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra 3 tháng trước và là sự điều chỉnh tăng mạnh duy nhất trong số các nền kinh tế lớn ở châu Á. Dù theo IMF, tăng trưởng của Việt Nam năm 2023 có thể giảm còn 6,7%, nhưng con số này vẫn đi ngược với viễn cảnh u ám ở các nước khác và là mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nền kinh tế lớn của châu Á.

Tương tự, trong Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB dự báo Việt Nam dẫn đầu khu vực với mức tăng trưởng 7,2%, tăng từ dự báo 5,3% đưa ra hồi tháng 4.

Trong khi đó, ADB dù hạ mức dự báo của hầu hết các nước trong khu vực nhưng vẫn giữ nguyên triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam với GDP dự kiến tăng 6,5% năm nay và 6,7% năm tới. ADB tin rằng Việt Nam sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng mạnh nhất ở Đông Nam Á trong năm 2022 và 2023.

Về phần mình, UNDP đánh giá cao việc Việt Nam có đủ khả năng để khôi phục đà phát triển đã bị đình trệ do COVID-19 và quản lý những bất ổn liên quan đến các cuộc khủng hoảng, đặc biệt ấn tượng khi Việt Nam đã cố gắng duy trì tăng trưởng kinh tế trong những năm khó khăn nhất của đại dịch.

Phân tích về những yếu tố giúp Việt Nam duy trì hoạt động kinh tế tốt trong bối cảnh khó khăn chung, hầu hết các tổ chức và chuyên gia đều chỉ ra những động lực chính, trong đó nhấn mạnh chính phủ đã áp dụng những chính sách đúng đắn và kịp thời giúp Việt Nam nhanh chóng tìm được con đường thuận lợi để khôi phục kinh tế hậu đại dịch COVID-19. Theo IMF và ADB, trong nửa đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng sau khi nới lỏng các biện pháp kiểm soát và áp dụng chiến lược sống chung với COVID-19 cũng như tiến hành chiến dịch tiêm chủng.

Hoạt động di chuyển trong nước trở lại hoàn toàn bình thường và việc dỡ bỏ các hạn chế đi lại sau đại dịch COVID-19 đối với khách nước ngoài góp phần thúc đẩy du lịch phục hồi mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2022, là động lực tăng trưởng cho ngành dịch vụ. Chính phủ thực hiện các chính sách hỗ trợ như lãi suất thấp, tăng trưởng tín dụng mạnh và chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, cùng với đó là sản lượng sản xuất cao và sự phục hồi trong hoạt động bán lẻ và du lịch. Chuyên gia kinh tế cao cấp của UNDP Jonathan Pincus đánh giá việc triển khai nhanh chóng và phổ cập vaccine đã giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường và giảm áp lực cho các bệnh viện, trạm y tế và trường học. Chính sách linh hoạt và thích ứng của chính phủ đã giúp các ngành như du lịch và vận tải có thể phục hồi ấn tượng vào năm 2022.

Bên cạnh đó, theo IMF, nhờ chủ động sản xuất lương thực và thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước nên áp lực lạm phát của Việt Nam xuất hiện chủ yếu ở một số hàng hóa như nhiên liệu và các dịch vụ liên quan như vận tải. Người tiêu dùng hầu như không bị ảnh hưởng bởi giá thực phẩm tăng vọt trên toàn cầu vì nguồn cung trong nước dồi dào. Giá các dịch vụ như y tế và giáo dục cũng tăng vừa phải. ADB cũng đánh giá cao chính sách tiền tệ “thận trọng” của Việt Nam và việc kiểm soát giá “hiệu quả”, đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu, giúp kiềm chế lạm phát ở mức 3,8% năm nay và 4,0% năm tới, không thay đổi so với dự báo đã đưa ra trong báo cáo “Triển vọng phát triển châu Á” vào tháng 4/2022.

Dù vậy, trong bối cảnh nguy cơ suy thoái bao trùm, kinh tế Việt Nam cũng sẽ khó tránh bị tác động. Theo IMF, trên đà phục hồi kinh tế, Việt Nam cũng gặp phải những trở ngại do tăng trưởng toàn cầu giảm tốc, đồng nghĩa là nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, đặc biệt là từ các đối tác thương mại quan trọng như Mỹ, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Tương tự, ADB nhận định suy thoái kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Tình trạng thiếu hụt lao động dự kiến sẽ tác động đến sự phục hồi nhanh chóng của các ngành dịch vụ và sản xuất hàng xuất khẩu sử dụng nhiều lao động trong năm 2022. Đây cũng là những yếu tố mà WB cho là sẽ gây thách thức cho kinh tế Việt Nam.

Ngoài ra, theo IMF, Việt Nam đang siết chặt các quy định tài chính khi Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Việc này làm tăng chi phí tài chính và có thể khiến dòng vốn chảy ra ngoài. Bất ổn về thương mại toàn cầu và thị trường tài chính gia tăng có thể ảnh hưởng đến khả năng phục hồi, làm giảm đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, làm chậm tốc độ tăng trưởng sản xuất và công nghệ.

UNDP lưu ý rằng thách thức lớn với kinh tế Việt Nam phải kể đến là biến đổi khí hậu khiến người dân phải di dời và tác động tới sinh kế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mức độ phát triển con người ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất. Thách thức tiếp theo là sự phát triển kinh tế của Việt Nam phụ thuộc vào xu hướng tăng trưởng ở phần còn lại của thế giới. Xung đột ở Ukraine, căng thẳng giữa các nước lớn, giá cả tăng cao và sự gián đoạn đối với các mô hình thương mại toàn cầu là những nguyên nhân quan trọng gây ra sự thiếu chắc chắn.

Các tổ chức trên đều chung nhận định rằng những yếu tố này có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách phải linh hoạt và mau chóng thích ứng với các biện pháp rõ ràng. Chính sách tài khóa cần đi đầu trong việc hỗ trợ phục hồi, nên được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với các điều kiện kinh tế đang biến động. Ngân hàng nhà nước cần tập trung vào rủi ro lạm phát gia tăng và sẵn sàng hành động khi cần thiết, vẫn cam kết đạt được mục tiêu lạm phát. Các cơ quan chức năng cần tiếp tục xử lý các vấn đề trong hệ thống ngân hàng và giám sát chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn trên thị trường bất động sản để đảm bảo ổn định tài chính. Ngay cả sau nhiều thập kỷ đạt được những thành tựu ấn tượng, Việt Nam vẫn cần phải cải cách kinh tế sâu rộng để đạt được các mục tiêu phát triển. UNDP khuyến nghị Việt Nam tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, đào tạo và nghiên cứu để nâng cao khả năng chống chịu của quốc gia và năng lực điều chỉnh nhanh chóng, linh hoạt trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi.

Giải quyết những thách thức này sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao và tiếp tục thúc đẩy chính sách phát triển bền vững hướng tới vị thế thu nhập cao hơn. Điều quan trọng là chiến lược phát triển của Việt Nam đã bao gồm các cải cách này và việc thực hiện một cách quyết liệt sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững, bao trùm và toàn diện.

Theo Lê Ánh/baotintuc.vn

https://baotintuc.vn/kinh-te/co-hoi-thuc-day-kinh-te-viet-nam-phat-trien-20220930165631135.htm

Link gốc: https://baotintuc.vn/kinh-te/co-hoi-thuc-day-kinh-te-viet-nam-phat-trien-20220930165631135.htm

Tin khác

Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube...
Đề xuất quy định báo cáo về kinh doanh xuất khẩu gạo hằng tháng

Đề xuất quy định báo cáo về kinh doanh xuất khẩu gạo hằng tháng

Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5 hằng tháng.
Lãi suất tiết kiệm ngày 16/5: Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao kèm điều kiện đặc biệt

Lãi suất tiết kiệm ngày 16/5: Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao kèm điều kiện đặc biệt

Ngày 16/5/2025, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng tiếp tục duy trì sự phân hóa mạnh, dao động từ 6% đến 9,65%/năm. Mức lãi suất cao nhất chỉ áp dụng cho các khoản tiền gửi lớn với điều kiện đặc biệt, phản ánh xu hướng ổn định hóa lãi suất trên thị trường tài chính.
Chứng khoán điều chỉnh sau 4 phiên tăng, VN-Index vẫn giữ mốc 1.300 điểm

Chứng khoán điều chỉnh sau 4 phiên tăng, VN-Index vẫn giữ mốc 1.300 điểm

Ngày 16/5, thị trường chứng khoán trong nước điều chỉnh giảm sau bốn phiên tăng liên tiếp, với áp lực bán gia tăng trên diện rộng, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Dù giảm điểm, VN-Index vẫn trụ vững trên mốc tâm lý quan trọng 1.300 điểm.
Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh IEAE 2025 tại Việt Nam

Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh IEAE 2025 tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025 (IEAE 2025) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 29 đến 31/5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, quy tụ hơn 350 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội: Ra quân tuyên truyền chính sách thuế đối với hộ kinh doanh tại Ninh Hiệp

Hà Nội: Ra quân tuyên truyền chính sách thuế đối với hộ kinh doanh tại Ninh Hiệp

Chi cục Thuế khu vực I đã phối hợp cùng Đội Quản lý thị trường số 8 và UBND xã Ninh Hiệp tổ chức lễ ra quân tuyên truyền chính sách thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh và các trường hợp có hoạt động cho thuê tài sản trên địa bàn.
Cú hích lớn cho kinh tế tư nhân với loạt hỗ trợ tài chính, thuế và ưu đãi đấu thầu

Cú hích lớn cho kinh tế tư nhân với loạt hỗ trợ tài chính, thuế và ưu đãi đấu thầu

Ngày 15/5/2025, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đây được xem là một bước tiến chiến lược trong định hướng đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.
Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn giao dịch thương mại điện tử và nền tảng mạng xã hội TikTok, Zalo, Facebook, YouTube...
Đề xuất quy định báo cáo về kinh doanh xuất khẩu gạo hằng tháng

Đề xuất quy định báo cáo về kinh doanh xuất khẩu gạo hằng tháng

Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5 hằng tháng.
Lãi suất tiết kiệm ngày 16/5: Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao kèm điều kiện đặc biệt

Lãi suất tiết kiệm ngày 16/5: Nhiều ngân hàng áp dụng mức lãi suất cao kèm điều kiện đặc biệt

Ngày 16/5/2025, lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng tiếp tục duy trì sự phân hóa mạnh, dao động từ 6% đến 9,65%/năm. Mức lãi suất cao nhất chỉ áp dụng cho các khoản tiền gửi lớn với điều kiện đặc biệt, phản ánh xu hướng ổn định hóa lãi suất trên thị trường tài chính.
Chứng khoán điều chỉnh sau 4 phiên tăng, VN-Index vẫn giữ mốc 1.300 điểm

Chứng khoán điều chỉnh sau 4 phiên tăng, VN-Index vẫn giữ mốc 1.300 điểm

Ngày 16/5, thị trường chứng khoán trong nước điều chỉnh giảm sau bốn phiên tăng liên tiếp, với áp lực bán gia tăng trên diện rộng, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Dù giảm điểm, VN-Index vẫn trụ vững trên mốc tâm lý quan trọng 1.300 điểm.
Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh IEAE 2025 tại Việt Nam

Hơn 350 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế điện tử và thiết bị thông minh IEAE 2025 tại Việt Nam

Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam 2025 (IEAE 2025) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 29 đến 31/5 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, quy tụ hơn 350 doanh nghiệp đến từ Trung Quốc và Việt Nam.
Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng hơn 80% trong tuần đầu tháng 5

Giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tăng hơn 80% trong tuần đầu tháng 5

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ trong tuần đầu tháng 5, với giá trị giao dịch trung bình mỗi ngày đạt hơn 8.000 tỷ đồng – tăng 80,1% so với tuần trước đó.
Gần 19.000 ô tô nhập khẩu trong tháng 4/2025

Gần 19.000 ô tô nhập khẩu trong tháng 4/2025

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2025, Việt Nam đã nhập khẩu 18.714 xe ô tô nguyên chiếc, đạt tổng kim ngạch 423 triệu USD. Dù giảm nhẹ so với tháng trước, nhưng con số này vẫn cho thấy xu hướng gia tăng tiêu dùng xe nhập khẩu trong nước đang tiếp tục được duy trì.
Chính thức khai trương tuyến vận tải đường bộ quốc tế Trung Quốc - Việt Nam

Chính thức khai trương tuyến vận tải đường bộ quốc tế Trung Quốc - Việt Nam

Ngày 14/5, tuyến vận tải đường bộ quốc tế kết nối Trung Quốc với Việt Nam đã chính thức được khai trương, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong hợp tác logistics giữa hai nước và khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng.
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia VINAMAC EXPO 2025: Sức bật mới cho ngành công nghiệp Việt

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia VINAMAC EXPO 2025: Sức bật mới cho ngành công nghiệp Việt

Sáng 14/5, tại Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Triển lãm Quốc tế về máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp - VINAMAC EXPO 2025 lần thứ 21 chính thức khai mạc, mở đầu cho chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại - công nghiệp quy mô lớn tại miền Bắc.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 31/12/2026

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 31/12/2026

Chính phủ trình Quốc hội đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, dự kiến giảm thu ngân sách khoảng 121.740 tỷ đồng. Thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Đề xuất giảm 50% nhiều loại phí, lệ phí đến hết năm 2026

Đề xuất giảm 50% nhiều loại phí, lệ phí đến hết năm 2026

Nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Thông tư quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí, với nội dung nổi bật là đề xuất giảm 50% mức thu đối với nhiều loại phí, lệ phí trong thời gian từ ngày 1/6/2025 đến hết ngày 31/12/2026.
Giá xăng có thể tăng 225 - 374 đồng/lít tại kỳ điều hành ngày 15/5

Giá xăng có thể tăng 225 - 374 đồng/lít tại kỳ điều hành ngày 15/5

VPI dự báo, tại kỳ điều hành ngày 15/5, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng 225 - 374 đồng/lít.
Giá vàng, cà phê “lao dốc”, giá USD tiếp đà tăng

Giá vàng, cà phê “lao dốc”, giá USD tiếp đà tăng

Trong phiên giao dịch hôm nay (13/5), giá vàng giao ngay giao dịch ở mức 3.230,99 USD/ounce, giảm mạnh 2,7%. Giá vàng tương lai của Mỹ tăng nhẹ 0,2% lên 3.235,20 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động