Câu chuyện của năm 2023 là khơi thông thị trường vốn

Kinh tế 11:07 | 22/01/2023
(LĐ&PL) Năm 2022, hàng loạt nhân tố cộng hưởng tiếp tục gây sức ép khiến thị trường vốn bị thu hẹp, thị trường vốn huy động cũng đứng trước cơn bão thanh khoản, khiến cho doanh nghiệp lao đao. Sang năm 2023, các chuyên gia kinh tế cho rằng thị trường vốn vẫn còn nhiều thách thức, nhưng cơ hội "khơi thông" đã có những tín hiệu rộng mở hơn.
Thị trường chứng khoán một năm buồn và câu chuyện niềm tin của nhà đầu tư Mở rộng thị trường vốn để phát triển bền vững

Năm 2022, tăng trưởng của Việt Nam rất ấn tượng và đồng đều. Sự tăng trưởng này được hỗ trợ bởi 2 yếu tố là chuyển hướng phòng chống dịch linh hoạt và kinh tế vĩ mô thúc đẩy tăng trưởng phục hồi rất mạnh.

Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2023, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng ADB Nguyễn Minh Cường phân tích, có 3 yếu tố thúc đẩy tăng trưởng, đó là tiêu thụ, xuất khẩu, giải ngân đầu tư công. Về lạm phát, việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng lãi suất là nằm trong xu thế chung. Tuy nhiên, do liên quan đến thị trường vốn, khi thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ dẫn đến một số yếu tố không thuận lợi. Do vậy, vấn đề quan trọng nhất của thị trường vốn và thị trường tài chính là "niềm tin".

Về chính sách tiền tệ, Chuyên gia Nguyễn Minh Cường cho rằng, cần tập trung vào lạm phát và ổn định giá cả; mặt khác, cần có vai trò chính sách tài khóa mạnh hơn nữa. Về đầu tư công, theo ông Cường, khi đưa ra con số đầu tư công, cần phải căn cứ vào khả năng hấp thụ vốn, điều này phụ thuộc vào năng lực, cơ chế, luật pháp. Do đó, về trung và dài hạn, cần phải thường xuyên xác định khả năng hấp thụ vốn của thị trường.

Đối với việc ổn định tài chính, ADB vẫn rất lạc quan với thị trường tài chính Việt Nam. Ông Cường cho rằng, câu chuyện của năm 2023 là khơi thông thị trường vốn, đặc biệt là thị trường trái phiếu. Các điều kiện của Nghị định 65/NĐ-CP cần phải tiếp tục duy trì, bên cạnh các chính sách (như cơ chế bảo lãnh) để bảo đảm lòng tin của nhà đầu tư.

Ông Nguyễn Minh Cường cho biết, các nền kinh tế đã chuyển hướng rất nhanh. Hầu hết các nền kinh tế đều chuyển từ phòng, chống dịch Covid-19 cứng nhắc sang linh hoạt hơn. Đến trước tháng 11/2022, hầu hết các nước châu Á đều có sự chuyển hướng, tạo ra sự phục hồi nền kinh tế.

Câu chuyện của năm 2023 là khơi thông thị trường vốn
Bất động sản sẽ phục hồi trong năm tới nhờ thị trường vốn khởi sắc.

Trong bối cảnh tài chính thế giới siết chặt lại, các đồng tiền trong khu vực có xu hướng mất giá so với đồng USD (trung bình khoảng 10%), đây hoàn toàn là xu hướng chung. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ tiếp tục duy trì mức độ tăng trưởng tương đối ổn định, đặc biệt là các nước ASEAN. Trung Quốc sẽ nổi lên như là một trong những yếu tố quan trọng khi mở cửa.

Tại Tọa đàm “Dự báo Kinh tế - Vượt cơn gió ngược 2023", một số chuyên gia kinh tế cho rằng, dù còn nhiều khó khăn do xu hướng tăng lãi suất mang đến, song áp lực trên thị trường vốn dự báo sẽ giảm dần trong năm 2023. Dẫn số liệu dự báo của các tổ chức tài chính, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho biết, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam 2023 sẽ giảm dưới 7%, song đây vẫn là mức tăng trưởng tốt so với khu vực ASEAN (4,9%), châu Á - Thái Bình Dương (4,6%) và thế giới (2%). Vừa qua, Quốc hội đã phê duyệt GDP trong năm 2023 của Việt Nam ở mức khoảng 6,5%, cũng gần ngang với các dự báo trên.

Từ các tổ chức tài chính thế giới đến các chuyên gia Việt Nam đều cho rằng, khó khăn thách thức của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 đến từ yếu tố bên ngoài chứ không đến từ nội tại của Việt Nam. Đặc biệt là sự suy giảm tiêu dùng của các nước phát triển, chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn sẽ là những yếu tố được cho sẽ tác động đến Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn có những thuận lợi và cơ hội nhất định bên cạnh những bi quan xung quanh yếu tố lãi suất và lạm phát.

Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, kể từ tháng 9 đến nay, cơ quan quản lý đã từng bước kiểm soát những khó khăn xuất hiện như lãi suất cao, thiếu room tín dụng. Những khó khăn này không phải đến từ chính sách mà từ bất ổn của cách sử dụng vốn, từ đó từng bước kiểm soát uyển chuyển, linh hoạt, không gây ra các cú sốc như giai đoạn 2011-2012. Vì thế, những lo lắng từ hệ thống ngân hàng, kể cả trái phiếu doanh nghiệp đã từng bước được kiềm chế; điểm xấu của lãi suất, tín dụng trong cuối năm nay sẽ được tháo gỡ vào năm sau.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển cũng dự báo, lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý 1/2023 và trở về ổn định vào cuối quý 2/2023. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý 2/2023 trở đi. Xuất khẩu tiếp tục suy giảm trong 2 quý đầu năm 2023, nhưng sẽ phục hồi tăng vào quý 3/2023.

Như vậy, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý 2 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý 3/2022, với hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Đồng thời thị trường bất động sản dự báo cũng sẽ phục hồi nhẹ kể từ quý 4/2023, tập trung ở khu vực đô thị lân cận khu công nghiệp và khu vực hạ tầng đang đầu tư mạnh.

Bảo Thoa

Link gốc:

Tin khác

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

(LĐ&PL) Giá xăng, dầu trong nước hôm nay (21/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng mạnh giá xăng. Theo đó, giá xăng RON95 đã tăng vượt 24.000 đồng/lít.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

(LĐ&PL) Trong tháng 2, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen, nhưng vẫn theo xu hướng tăng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu 7,1% so với cuối năm 2023.
Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

(LĐ&PL) Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội Khóa XV đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn thể nhân dân, của các cấp, các ngành, địa phương và đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp.
Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

(LĐ&PL) Ngày 11/2 (tức mùng 2 Tết), một số chợ và điểm buôn bán trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã bắt đầu hoạt động trở lại. So với những năm trước, thực phẩm sau Tết Giáp Thìn 2024 không có nhiều biến động về giá.
Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

(LĐ&PL) Ngày cuối cùng của năm Quý Mão sắp qua, nhưng lượng hoa Tết ở khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai và các tuyến đường xung quanh vẫn còn rất nhiều và người mua thì chỉ lác đác. Nhiều tiểu thương chán nản không còn mặn mà chào mời khách mua.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

Giá xăng, dầu đồng loạt tăng mạnh từ chiều nay

(LĐ&PL) Giá xăng, dầu trong nước hôm nay (21/3) được liên bộ Công Thương - Tài chính điều hành theo hướng tăng mạnh giá xăng. Theo đó, giá xăng RON95 đã tăng vượt 24.000 đồng/lít.
Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng hơn 7%

(LĐ&PL) Trong tháng 2, diễn biến thị trường chứng khoán có các phiên tăng, giảm đan xen, nhưng vẫn theo xu hướng tăng. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu 7,1% so với cuối năm 2023.
Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

Luật Đất đai (sửa đổi): Động lực phục hồi thị trường bất động sản

(LĐ&PL) Luật khi có hiệu lực đi vào thực tế cuộc sống được kỳ vọng tác động tích cực, tạo động lực thúc đẩy sự hồi phục của thị trường và tạo nền tảng pháp lý để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, bền vững.
Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

Một số chợ mở cửa, thực phẩm không có biến động về giá

(LĐ&PL) Ngày mùng 2 Tết, một số chợ và điểm buôn bán trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã bắt đầu hoạt động trở lại. So với năm trước, thực phẩm sau Tết không có nhiều biến động về giá.
Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

Hoa, quả chiều 30 Tết ế ẩm chưa từng có

(LĐ&PL) Ngày cuối cùng của năm Quý Mão sắp qua, nhưng lượng hoa Tết ở khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai và các tuyến đường xung quanh vẫn còn rất nhiều và người mua thì chỉ lác đác. Nhiều tiểu thương chán nản không còn mặn mà chào mời khách mua.
“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

“Tẩy xanh” - rủi ro tiềm ẩn trong phát triển tài chính xanh

(LĐ&PL) Khái niệm greenwashing miêu tả một tổ chức công bố thông tin sai lệch nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng cũng như nguồn tài chính xanh.
Xử phạt 270 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Tín

Xử phạt 270 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Tín

(LĐ&PL) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định số 58/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt Tín.
31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo Luật Đất đai (sửa đổi)

31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội theo Luật Đất đai (sửa đổi)

(LĐ&PL) Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đã quy định cụ thể về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, trong đó có 31 trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương bị phạt hơn 267 triệu đồng

Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương bị phạt hơn 267 triệu đồng

(LĐ&PL) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 37/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương.
Ngân hàng siết chặt các biện pháp đảm bảo an toàn thanh toán cho khách hàng

Ngân hàng siết chặt các biện pháp đảm bảo an toàn thanh toán cho khách hàng

(LĐ&PL) Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra một số giải pháp để đảm bảo an toàn thanh toán.
Kinh tế số ngày càng phát triển đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng

Kinh tế số ngày càng phát triển đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng

Một số tỉnh, thành phố có hoạt động kinh tế số phát triển tập trung nhiều các khu công nghiệp, các nhà máy sản xuất công nghiệp, chế biến chế tạo.
Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế sâu sắc, toàn diện trong lĩnh vực tài chính

Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế sâu sắc, toàn diện trong lĩnh vực tài chính

(LĐ&PL) Năm 2023, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu sắc và toàn diện trong lĩnh vực tài chính.
Điểm nhấn trong chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh

Điểm nhấn trong chuyển đổi số, hướng tới nền tài chính thông minh

(LĐ&PL) Năm 2023 là năm thứ 9 liên tiếp, Bộ Tài chính nằm trong nhóm 3 bộ, cơ quan ngang bộ dẫn đầu về PAR Index với kết quả Chỉ số cải cách hành chính đạt 89,76%.
Xem thêm
Phiên bản di động