Từ 1/10, bắt buộc kê đơn thuốc điện tử tại tất cả bệnh viện
Xử lý 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về Bệnh viện Bạch Mai Rà soát cung ứng thuốc, thiết bị y tế tại các bệnh viện |
Thông tư có hiệu lực từ 1/7/2025, nhưng việc triển khai kê đơn thuốc điện tử được thực hiện theo lộ trình. Từ ngày 1/10, tất cả bệnh viện phải áp dụng hình thức kê đơn điện tử, sau đó mở rộng đến toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh khác từ 1/1/2026.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo ông Vương Ánh Dương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), khi đơn thuốc điện tử được liên thông với hệ thống quản lý dược quốc gia, mọi giao dịch bán thuốc sẽ được kiểm soát chặt chẽ. Hệ thống sẽ theo dõi được đơn thuốc được bán đến đâu, thuốc nào bán sai, từ đó giúp hạn chế tình trạng lạm dụng hoặc bán thuốc không đúng quy định – đặc biệt là với thuốc kháng sinh.
Chỉ khi có mã QR hợp lệ trên đơn thuốc điện tử, người bệnh mới có thể mua được thuốc đúng loại, đúng liều lượng. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phát hiện sớm các hành vi kê sai đơn, lạm dụng thuốc hoặc bán thuốc khi không có đơn.
Một điểm mới quan trọng khác là yêu cầu người bệnh phải cung cấp số định danh cá nhân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu để được kê đơn. Những thông tin này sẽ được hệ thống tự động đồng bộ như giới tính, ngày sinh, địa chỉ thường trú… giúp giảm thời gian kê đơn và tránh sai sót hành chính. Dữ liệu từ đơn thuốc điện tử sẽ trở thành nền tảng xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử thống nhất, phục vụ điều trị lâu dài và liên tục.
Thông tư 26 cũng yêu cầu bác sĩ kê đơn rõ ràng, bao gồm số thuốc dùng mỗi lần, số lần trong ngày, số ngày điều trị. Việc kê đơn phải đúng bệnh, đúng người, đúng chỉ định, tránh mọi hình thức lạm dụng. Các quy định liên quan đến thuốc gây nghiện, hướng thần, thuốc tiền chất cũng được cụ thể hóa chặt chẽ hơn.
Đáng chú ý, Thông tư quy định rõ trách nhiệm hoàn trả thuốc trong trường hợp người bệnh không còn nhu cầu sử dụng, không dùng hết thuốc, hoặc đã tử vong. Theo đó, người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp phải trả lại phần thuốc chưa dùng cho cơ sở khám chữa bệnh đã cấp. Cơ sở y tế có trách nhiệm tiếp nhận và xử lý số thuốc này theo đúng quy định hiện hành, nhằm ngăn ngừa thất thoát hoặc sử dụng sai mục đích.
Đây là bước cụ thể hóa các quy định tại Luật Dược sửa đổi năm 2024, đồng thời tăng cường vai trò của các Sở Y tế trong việc giám sát, đảm bảo nguồn cung hợp pháp và sử dụng an toàn các loại thuốc đặc biệt. Việc chuyển đổi từ đơn giấy sang đơn thuốc điện tử không chỉ là thay đổi kỹ thuật, mà còn là bước tiến lớn trong quản lý thuốc, khi mọi đơn thuốc đều để lại “dấu vết số” – không thể sửa, không thể xóa và không thể bán sai.
P.T
Tin khác

Cảnh báo “thảo dược thần kỳ”: Rước họa vào thân vì tin thuốc giả

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi tập luyện thể thao cường độ cao

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm công bố

Từ 1/7, đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT?

Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm kem massage nhập khẩu từ Hàn Quốc
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo “thảo dược thần kỳ”: Rước họa vào thân vì tin thuốc giả

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi tập luyện thể thao cường độ cao

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm công bố

Từ 1/7, đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT?

Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm kem massage nhập khẩu từ Hàn Quốc

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn về sản phẩm An vị Mộc Linh

Tự nặn mụn ở mặt, nhiều người suýt mất mạng

Đau lưng âm ỉ coi chừng bị ung thư thận

Đề nghị xử lý fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” vì quảng cáo sai quy định

TP.HCM: Ca mắc sốt xuất huyết tăng 130%, nhiều trẻ nguy kịch do nhập viện trễ

Chuyên gia cảnh báo, ung thư tuyến giáp tăng nhanh ở phụ nữ trẻ

Chị em cần thận trọng trước bẫy “đẹp nhanh, đẹp rẻ”

Cục Quản lý Dược thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nén Alfachim 4.2

Những cách bảo vệ da khi đi biển mùa hè
