Cảnh báo “thảo dược thần kỳ”: Rước họa vào thân vì tin thuốc giả
Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn về sản phẩm An vị Mộc Linh Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi tập luyện thể thao cường độ cao |
Ông N.Q.H. (62 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh), bị bệnh gout nhiều năm, đã mua thuốc xoa bóp thảo dược “gia truyền” sau khi xem quảng cáo trên mạng xã hội. Sản phẩm được giới thiệu là “xoa ngoài da, không cần uống, làm tan cục gout sau một tháng”. Sau ba tuần sử dụng đều đặn, chân ông H. bị bỏng nặng, da phồng rộp, tím đen và phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ xác định ông bị bỏng da nghiêm trọng do phản ứng với thành phần có trong dầu thảo dược.
![]() |
Bệnh nhân gặp biến chứng khi dùng đông y dược không rõ nguồn gốc phải điều trị tại bệnh viện. |
Tương tự, bà L.T.M. (58 tuổi, Cần Thơ), bị thoái hóa khớp và đã mua dầu xoa thảo dược dạng nước qua người quen giới thiệu. Những ngày đầu sử dụng thấy dễ chịu, bà tăng liều dùng, kết quả là chân bị phỏng, nhiễm trùng, hoại tử. Khi đến bệnh viện, bà được xác định bị viêm nhiễm nặng do mất cảm giác vì biến chứng tiểu đường, suýt phải cắt cụt cả bàn chân. Nhờ cấp cứu kịp thời, các bác sĩ đã giữ lại được bàn chân nhưng hai ngón chân của bà M. vẫn phải cắt bỏ.
Theo các chuyên gia y tế, các loại thảo dược thật sự có thể hỗ trợ điều trị nếu được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc không rõ thành phần, xuất xứ – nhất là những loại rao bán tràn lan trên mạng – có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. PGS.TS Đỗ Văn Dũng, nguyên Trưởng khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Các loại thuốc chữa bệnh giả thường không chứa đủ hoặc không chứa hoạt chất cần thiết, dẫn đến điều trị không hiệu quả, thậm chí gây tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt với người bệnh mạn tính”.
Đáng báo động, không chỉ dừng lại ở việc buôn bán nhỏ lẻ, nhiều đối tượng còn lập công ty, tổ chức hệ thống phân phối, quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội để lừa đảo quy mô lớn. Điển hình là vụ bà Nguyễn Thị Hợi (SN 1983), nguyên Giám đốc Công ty TNHH Trần Kim Huyền (Đắk Lắk), bị bắt vì hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả, trong đó có hàng nghìn sản phẩm mang nhãn “thảo dược” nhưng thực chất là hàng kém chất lượng, không rõ thành phần.
Theo điều tra, bà Hợi tự ý tổ chức sản xuất các sản phẩm như cao bách thảo xương khớp, thuốc trị dạ dày, dầu xoa bóp, nước ngậm răng miệng... tại địa phương, sau đó dán nhãn mác giả tên cơ sở sản xuất tại Hà Nội để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Trong số 1.608 sản phẩm bị thu giữ, có đến 1.339 sản phẩm không đạt chỉ tiêu thành phần như công bố, 846 sản phẩm được cấp phép là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng bị xác định là thực phẩm giả.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Hợi bị công an khởi tố, bắt tạm giam vì sản xuất, buôn bán các sản phẩm thảo dược giả. Ảnh: Công an cung cấp |
Không dừng lại ở đó, bà Hợi còn thực hiện nhiều chiêu trò đánh bóng tên tuổi, lập fanpage công ty để đăng bài “tặng đất, tặng biệt thự” cho người bán hàng đạt doanh số. Năm 2023, bà tổ chức lễ khởi công rầm rộ cho dự án 300 căn biệt thự tại Đắk Lắk, cam kết sẽ “trao nhà cho thủ lĩnh”, nhưng địa phương khẳng định không hề có dự án nào được cấp phép tại đây, và toàn bộ khu đất quảng bá đều là đất nông nghiệp.
Ngoài ra, tại Thành phố Hồ Chí Minh, cơ quan Công an cũng vừa triệt phá đường dây sản xuất dầu gió giả do Võ Thành Tâm và Ngô Ánh Hồng cầm đầu. Từ năm 2022 đến nay, nhóm này đã sản xuất gần 70.000 chai dầu giả mang nhãn hiệu nổi tiếng như Con Ó, dầu Ông Già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc… để bán ra thị trường, thu lợi bất chính hàng tỷ đồng. Các nguyên liệu, bao bì đều được mua trôi nổi trên thị trường, sau đó sang chiết, dán nhãn giả và đóng gói hoàn thiện.
Trước tình hình trên, các cơ quan chức năng kêu gọi người dân cần nâng cao cảnh giác, chỉ nên mua thuốc và thực phẩm chức năng tại các cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động. Người dân tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, đặc biệt là hàng được rao bán qua mạng xã hội hay truyền miệng. Khi phát hiện dấu hiệu hàng giả, cần chủ động phản ánh tới cơ quan chức năng để góp phần bảo vệ cộng đồng.
Cuộc chiến chống thuốc và thực phẩm chức năng giả không thể thành công nếu chỉ trông chờ vào lực lượng chức năng. Sự tỉnh táo và chủ động của người tiêu dùng chính là “tấm khiên” vững chắc nhất trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng khỏi “ma trận” thảo dược giả đang len lỏi khắp thị trường hiện nay.
P.T
Tin khác

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi tập luyện thể thao cường độ cao

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm công bố

Từ 1/7, đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT?

Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm kem massage nhập khẩu từ Hàn Quốc

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn về sản phẩm An vị Mộc Linh
Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ sức khỏe khi tập luyện thể thao cường độ cao

Thu hồi nhiều sản phẩm mỹ phẩm vi phạm công bố

Từ 1/7, đi khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được hưởng 100% BHYT?

Cục Quản lý Dược thu hồi sản phẩm kem massage nhập khẩu từ Hàn Quốc

Cục An toàn thực phẩm cảnh báo khẩn về sản phẩm An vị Mộc Linh

Tự nặn mụn ở mặt, nhiều người suýt mất mạng

Đau lưng âm ỉ coi chừng bị ung thư thận

Đề nghị xử lý fanpage “Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng” vì quảng cáo sai quy định

TP.HCM: Ca mắc sốt xuất huyết tăng 130%, nhiều trẻ nguy kịch do nhập viện trễ

Chuyên gia cảnh báo, ung thư tuyến giáp tăng nhanh ở phụ nữ trẻ

Chị em cần thận trọng trước bẫy “đẹp nhanh, đẹp rẻ”

Cục Quản lý Dược thu hồi toàn quốc lô thuốc Viên nén Alfachim 4.2

Những cách bảo vệ da khi đi biển mùa hè

100% phường, xã, thị trấn của TP.HCM đã đủ điều kiện công bố hết dịch sởi
