Trẻ mắc cúm, khi nào nên đưa đi bệnh viện?

Sức khỏe 07:46 | 19/08/2022
Trẻ bị cúm, nếu xuất hiện một trong số các dấu hiệu như: sốt cao li bì, khó đánh thức, trẻ nôn và buồn nôn, tiêu chảy, mệt lả, bỏ bú, co giật... phải đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.
Bác sĩ khuyến cáo chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt cho những người bị cúm A Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh không để thiếu thuốc điều trị cúm

Làm thế nào để phân biệt trẻ mắc cúm, Covid-19 hay sốt xuất huyết?

Gần đây, số bệnh nhi mắc cúm tại các bệnh viện đang gia tăng. Theo các chuyên gia y tế, thời gian qua, việc tiêm phòng vaccine cúm không được chú trọng đã tạo ra khoảng trống miễn dịch trong cộng đồng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiều người lớn và trẻ em đều bị mắc bệnh.

Tuy nhiên, trong điều kiện đang có nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành cùng lúc, khi thấy trẻ có biểu hiện đau mỏi người, sốt cao kèm theo viêm tai, viêm họng… nhiều bậc cha mẹ bối rối không biết trẻ mắc Covid-19, sốt xuất huyết hay là cúm A.

tre mac cum, khi nao nen dua di benh vien hinh anh 1
Khi trẻ mắc cúm, các bậc cha mẹ nên theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh để xử trí và điều trị kịp thời.

Theo bác sĩ Vũ Quốc Đạt - giảng viên bộ môn Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội, đặc điểm chung của 3 bệnh lý này là đều do virus gây ra. Vì vậy, trong 3 ngày đầu rất khó phân biệt do bệnh cảnh lâm sàng và các triệu chứng tương đối giống nhau. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có thể dựa vào tiền sử tiếp xúc của trẻ đối với nguồn lây để bước đầu chẩn đoán trẻ mắc bệnh gì. “Chẳng hạn trước đó trẻ tiếp xúc với người bệnh Covid-19 thì nguy cơ cao là trẻ cũng mắc Covid-19. Tương tự, nếu trẻ từng tiếp xúc với người mắc cúm A thì có thể chẩn đoán trẻ mắc cúm A” - BS Đạt cho biết.

Sau 3 ngày đầu, khi các biểu hiện của bệnh xuất hiện rầm rộ hơn thì các bậc cha mẹ có thể phân biệt được trẻ mắc sốt xuất huyết hay cúm. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng thì rất khó phân định giữa cúm và Covid-19. Nếu gia đình có sẵn que test nhanh Covid-19 thì có thể tự xét nghiệm tại nhà cho trẻ. Song bác sĩ Đạt cũng lưu ý, việc tự xét nghiệm có thể cho kết quả không chính xác, dẫn đến tâm lý chủ quan và điều trị sai cách. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là theo dõi sát sao các biểu hiện bệnh của trẻ để xử trí và điều trị kịp thời.

“Đối với trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thì chúng ta sẽ thiên về xu hướng trẻ nhiễm cúm. Trong những ngày đầu của bệnh, hoàn toàn có thể theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà. Đa số trẻ mắc cúm sẽ khỏi bệnh trong vòng 5 -7 ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trẻ gặp các biến chứng nặng như viêm thanh quản, viêm phổi, suy hô hấp, viêm cơ tim và viêm não. Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện một trong số các dấu hiệu cảnh báo như: sốt cao liên tục, li bì, khó đánh thức, trẻ nôn và buồn nôn, tiêu chảy, mệt lả, tím tái thì ngay lập tức cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, đối với những trường hợp trẻ rất nhỏ, trẻ sơ sinh khi thấy những biểu hiện như trẻ bỏ bú hoặc co giật thì các bậc cha mẹ cũng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức” – BS Vũ Quốc Đạt hướng dẫn.

BS Vũ Quốc Đạt cho biết thêm, nguy cơ bệnh lý cúm chuyển nặng thường tập trung vào một số nhóm trẻ nhất định. Đó là những trẻ bị suy dinh dưỡng. Bởi tình trạng suy dinh dưỡng là một yếu tố làm cho trẻ dễ bị nhiễm trùng và dễ có nguy cơ tiến triển nặng khi mắc bệnh. Đồng thời, những trẻ béo phì, trẻ có các bệnh lý nền khác, như các bệnh về tim, phổi, thận mạn tính cũng có nguy cơ trở nặng nếu mắc cúm. Với những trẻ này, khi có biểu hiện mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần phải cảnh giác và nên đưa con đến bệnh viện sớm để được chẩn đoán, khám và theo dõi kịp thời.

Điều trị cúm cho trẻ: Không tự ý sử dụng kháng sinh và Tamiflu

Bác sĩ Vũ Quốc Đạt cũng lưu ý, các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua kháng sinh hoặc Tamiflu để điều trị cho trẻ. “Các thuốc kháng sinh đều có những tác dụng phụ nhất định. Nếu cho trẻ sử dụng mà không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Ví dụ, kháng sinh khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và xuất hiện tiêu chảy. Tự ý dùng kháng sinh còn dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Thuốc kháng virus Tamiflu cũng có nhiều tác dụng phụ. Chúng ta đã từng ghi nhận trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tâm thần khi sử dụng Tamiflu. Do đó chúng ta nên phòng tránh những tác dụng phụ đó bằng cách không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh cũng như các thuốc kháng virus cúm khi không có chỉ định của bác sĩ” – BS Đạt nhấn mạnh.

Vị chuyên gia về truyền nhiễm cũng cho biết, ở khu vực miền Bắc nước ta, dịch cúm thường diễn biến theo chu kỳ và theo mùa. Thông thường đỉnh dịch sẽ rơi vào tháng 7, tháng 8 và tháng 1 hằng năm. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh truyền nhiễm này, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm trước thời điểm xảy ra dịch từ 2 đến 4 tuần để vaccine phát huy tác dụng bảo vệ. Trong thời gian xảy ra dịch cúm, nếu trẻ nào chưa kịp tiêm phòng thì vẫn có thể tiêm để phòng bệnh./.

Theo Ánh Tuyết/vov.vn

https://vov.vn/suc-khoe/tre-mac-cum-khi-nao-nen-dua-di-benh-vien-post964065.vov

Link gốc: https://vov.vn/suc-khoe/tre-mac-cum-khi-nao-nen-dua-di-benh-vien-post964065.vov

Tin khác

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Cảnh báo tai nạn đuối nước mùa nắng nóng

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ ngay trong dịp hè, nhất là dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 này.
5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

5 thức uống giải độc gan tự nhiên tại nhà

(LĐ&PL) Khi sức khỏe của gan bị suy giảm, xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hay khó chịu ở vùng bụng thì bạn nên sử dụng 5 loại đồ uống đơn giản tại nhà, giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên và an toàn.
Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Hà Nội: Tăng cường biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng

Trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước, bệnh nhân phân bố rải rác ở 26 quận, huyện.
Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Ghi nhận ca mắc cúm A(H9) đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ghi nhận một trường hợp mắc cúm A (H9N2) đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh nhân đang được cách ly để điều trị, hiện vẫn chưa rõ nguồn lây bệnh.
Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Chủ động phòng, chống bệnh não mô cầu cho trẻ

Theo các chuyên gia y tế, vắc xin thế hệ mới phòng bệnh não mô cầu tiêm ngay từ 2 tháng tuổi đến 55 tuổi, phòng bệnh sớm hơn, hiệu quả bảo vệ cao hơn.
Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Lưu ý chăm sóc sức khỏe mùa nắng nóng

Thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.
6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

6 cách giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh

Một chế độ ăn uống cân đối và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh mà còn mang lại lợi ích lâu dài cho cuộc sống của chúng. Việc xây dựng những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành mối quan hệ tích cực với thức ăn và theo suốt quá trình trưởng thành. Thực tế, việc hình thành thói quen ăn uống không chỉ mang lại niềm vui mà còn rất có lợi cho sức khỏe, lợi ích này không chỉ dành riêng cho con bạn, mà còn cho cả gia đình. Hãy bắt đầu ngay hôm nay với 6 cách sau đây.
Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé gái 9 tuổi hồi sinh cuộc đời nhờ ghép thận

Bé A.N (9 tuổi), chỉ nặng chừng 22kg, thấp còi so với bạn bè cùng trang lứa bởi căn bệnh suy thận. Trải qua hơn một năm trời với nhiều thách thức tìm nguồn thận phù hợp, bé gái ở Thành phố Hồ Chí Minh này đã được hồi sinh sau ca ghép thận, tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Gia tăng các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Nhiều dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người đã lưu hành và có tác động lớn đến sức khỏe người dân như: Bệnh dại, cúm A (H5N1), bệnh liên cầu lợn ở người, bệnh than, bệnh Leptospira (bệnh xoắn khuẩn vàng da).
Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

Nguy hiểm khi vừa sạc pin vừa sử dụng thiết bị điện tử

(LĐ&PL) Vừa cắm sạc pin điện thoại, laptop (máy tính xách tay) vừa sử dụng là thói quen của rất nhiều người, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, có thể dẫn đến cháy nổ, thậm chí gây tử vong.
Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

Những hiểu lầm phổ biến về việc ăn trứng và những người không nên ăn trứng

(LĐ&PL) Trứng là một loại thực phẩm quen thuộc và giàu dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những hiểu lầm và những điều kiêng kỵ khi ăn trứng để có thể hấp thụ một cách lành mạnh hơn.
18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

18 loại thực phẩm "calo âm" càng ăn càng giảm cân!

(LĐ&PL) Khi muốn giảm cân nhưng vẫn muốn thưởng thức những món ngon, đôi khi chúng ta cảm thấy điều đó như một nhiệm vụ tưởng chừng không thể. Liệu có loại thực phẩm nào vừa làm hài lòng người yêu ẩm thực vừa giúp giảm cân không? Câu trả lời là có!
5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

5 lưu ý và 5 điều cấm kỵ khi quý ông cạo râu

(LĐ&PL) Nắm bắt 5 mẹo vàng và tránh xa 5 điều cấm kỵ để cạo râu hoàn hảo, giúp quý ông tự tin với diện mạo sạch sẽ, không tổn thương da.
Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

Chương Mỹ quyết tâm thực hiện kế hoạch chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030

(LĐ&PL) Trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện đang có 208 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Tổng số bệnh nhân đang được điều trị ARV là 168 người.
Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

Bệnh nhân đột quỵ não cần làm gì để hạn chế tái phát?

(LĐ&PL) Cứ 100 bệnh nhân sống sót sau đột quỵ não, sẽ có 25 trường hợp bị tái phát.
Xem thêm
Phiên bản di động