Hà Nội yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh không để thiếu thuốc điều trị cúm
Tự ý dùng thuốc điều trị cúm Tamiflu làm tăng nguy cơ kháng thuốc |
Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các cơ sở trên chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc điều trị cúm A, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh đó, thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc. Cụ thể là niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, mua thuốc theo giá không cao hơn giá bán buôn, bán lẻ kê khai, kê khai lại được công bố; đồng thời, không lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.
Riêng với các cơ sở bán lẻ thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện nghiêm quy định về thặng số bán lẻ theo quy định tại Điều 136 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8-5-20217 của Chính phủ.
Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố chủ động, phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến cho các cơ sở y tế, cơ sở kinh doanh dược và người dân về việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị cúm theo đúng quy định.
Phòng y tế các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã phối hợp các ban, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng vi rút dùng trong điều trị cúm, thuốc điều trị cúm A và các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc bất hợp lý.
Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong 6 tháng năm 2022, cả nước ghi nhận gần 142.000 ca mắc cúm nhưng chưa ghi nhận ca tử vong. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7-2022 đến nay, số bệnh nhân nhập viện có xu hướng tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối và một số tỉnh, thành phố, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm mùa.
Riêng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày ghi nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám liên quan đến cúm, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em. Trong tổng số hơn 3.500 người đến khám nghi nhiễm cúm tại bệnh viện, số có test nhanh dương tính với cúm A là 1.134 ca (chiếm gần 33%) và 34 trường hợp cúm B. Số ca phải nhập viện điều trị là 178. Về cơ bản đều là những trường hợp mắc cúm thông thường, chưa ghi nhận chủng độc lực cao.
Theo Thu Trang/hanoimoi.com.vn
Tin khác

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!
Có thể bạn quan tâm

Đã có người tử vong trong vụ hơn 300 người ngộ độc ở Vũng Tàu

Ngành Y tế Hà Nội duy trì thực hiện tốt các mô hình y tế học đường

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

“Bắt pen”, trào lưu cần bị lên án

Phát hiện chất histamine trong cá thu liên quan vụ hơn 150 công nhân ngộ độc ở Phú Thọ

Bệnh viện đầu tiên của Hà Nội lấy, ghép tạng thành công từ người chết não

Thuốc lá điện tử: Có hại thì phải cấm!

Dấu hiệu suy giảm trí nhớ liên quan giấc ngủ
Lần đầu tiên Việt Nam ghép khí quản thành công từ người cho chết não

Nhiều kỳ vọng vào liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững

Tiếp tục nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở trong chăm sóc sức khỏe nhân dân

Những người giữ an toàn bãi biển

Hà Nội ghi nhận thêm 41 ca mắc sốt xuất huyết
