Tăng hiệu quả sử dụng đất sau đấu giá

Đô thị 12:17 | 08/09/2022
Thời gian gần đây, các phiên đấu giá đất tại một số địa phương trên địa bàn Hà Nội có mức giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm. Các chuyên gia cho rằng, cần cẩn trọng với việc này cũng như quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất sau đấu giá.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đề xuất bổ sung quyền của người sử dụng đất

Giá đất cao làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tháng 8/2022, huyện Mê Linh (Hà Nội) đã đấu giá thành công 18 thửa đất thuộc tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông, thu về gần 160 tỷ đồng, chênh 56,8 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

Trước đó, cũng tại huyện Mê Linh, vào cuối tháng 7 đã tổ chức đấu giá thành công 33 thửa đất tại điểm X1, tổ dân phố số 2, thị trấn Chi Đông, thu về gần 226 tỷ đồng, với mức giá trúng cao nhất thời điểm đó là 93 triệu đồng/m2. Nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất sẽ được huyện đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội để đáp ứng tiêu chí lên quận sau năm 2025.

Một phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh. Ảnh: Công Hùng
Một phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh. Ảnh: Công Hùng

Thời gian gần đây, các phiên đấu giá đất tại huyện Mê Linh, Đông Anh đều có mức giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm, thậm chí xác lập kỷ lục mới khi có thửa hơn 106 triệu đồng/m2.

Tại Đông Anh, điểm X4 thôn Đoài, xã Kim Nỗ có 18 thửa đất với diện tích 1.438,1m2 được đưa ra đấu giá. Giá khởi điểm thấp nhất từ 40,8 triệu đồng/m2, cao nhất là 55,1 triệu đồng/m2 tùy theo diện tích và vị trí. Kết quả có 18 khách hàng trúng đấu giá, trong đó giá trúng đấu giá cao nhất là 105,2 triệu đồng/m2.

Theo GS Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT trường, sai lầm của chúng ta là cứ dồn dập đấu giá đất, mà chưa quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất. Thực tế, các cuộc đấu giá đất ở nước ta luôn có giá trúng cao gấp nhiều lần giá khởi điểm.

Từ đó, tạo ra một môi trường đầu tư với giá đất cao hơn bình thường. Và khi đầu vào đất đai cao, giá hàng hóa sản xuất cao theo. Trong khi đó, ở các nước xung quanh, chi phí đất đai thấp nên giá hàng hóa thấp. Điều này cho thấy, nếu đấu giá đất cao, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế sẽ kém đi.

Nhược điểm của cơ chế đấu giá đất hiện hành là không quy định về hiệu quả sử dụng đất sau khi đấu giá thành công mà chỉ lấy riêng chỉ tiêu tài chính, thậm chí DN nào trả giá cao chênh một đồng thôi là đã trúng đấu giá. Thế nhưng, tiếp theo đó họ sử dụng đất vào việc gì thì pháp luật lại không quy định.

Do đó, có nhiều trường hợp sau khi trúng đấu giá thì quây tôn khu đất đắc địa nhiều năm rồi bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất đai và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, việc đấu giá đất phải đi đôi với quy hoạch. Nghĩa là DN trúng đấu giá phải thực hiện dự án theo quy hoạch, không phải cứ bỏ nhiều tiền là trúng.

Các chuyên gia bất động sản cho rằng, sự nhiễu loạn của các kênh đầu tư hiện nay, đặc biệt là sau những biến cố bất ngờ về địa chính trị thì bất động sản Việt Nam vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn, thu hút dòng vốn lớn. Nhưng với sự tăng vọt về giá ở những khu đấu giá đất như thời gian vừa qua lại là biểu hiện của sự bất thường, có thể mang đến những tác động xấu trong quá trình phát triển.

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Năm 2022, Hà Nội đặt mục tiêu sẽ đấu giá khoảng 1.561,42ha tại 634 dự án. Theo đó, tổng số tiền dự kiến thu được khoảng 3.106 tỷ đồng (đạt khoảng 25% chỉ tiêu năm 2022, trong đó số thu từ năm 2021 chuyển sang là 1.991 tỷ đồng).

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, từ nay đến cuối năm, UBND TP Hà Nội yêu cầu các ngành chức năng, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ việc đấu giá quyền sử dụng đất, việc định giá đất, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, UBND các quận, huyện, thị xã và Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại 33 dự án với tổng diện tích khoảng 5,87ha (là diện tích đất ở, không bao gồm đất xây dựng hạ tầng. Số tiền trúng đấu giá đất đạt khoảng 1.955,95 tỷ đồng; đã thu dược khoảng 3.106 tỷ đồng, tương đương khoảng 25% chỉ tiêu thu ngân sách 2022 từ đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó, số thu từ năm 2021 chuyển sang là 1.991 tỷ đồng, thu năm 2022 là 1.115 tỷ đồng.

Lý giải về kết quả thu ngân sách từ hoạt động đấu giá đất chỉ đạt 25% chỉ tiêu của cả năm, UBND TP Hà Nội cho rằng, xuất phát từ việc còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện từ khâu thiết lập hồ sơ đấu giá đến chuẩn bị các thủ tục thực hiện đấu giá theo quy định.

Cụ thể, công tác bồi thường, hỗ trợ, thu hồi đất để thực hiện các dự án đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa thực sự nhận được sự đồng thuận cao của người dân bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư phải thực hiện bổ sung thủ tục hành chính (chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án trên 2ha phải dành đất xây dựng nhà ở xã hội) theo quy định mới tại Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 và Nghị định số 49/2022/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ, dẫn đến nhiều dự án đấu giá quyền sử dụng đất phải thực hiện thiết lập lại hồ sơ về quy hoạch, thủ tục đầu tư theo quy định.

Theo Ngô Sơn/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/tang-hieu-qua-su-dung-dat-sau-dau-gia.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/tang-hieu-qua-su-dung-dat-sau-dau-gia.html

Tin khác

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1979/UBND-NC ngày 14/5/2025 về việc tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thành phố trong mùa nắng nóng.
Hà Nội thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Tòa nhà Trung tâm thương mại số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng ("Hàm cá mập") sẽ được phá từ tháng 5, hoàn thành trong tháng 8, chậm hơn mốc thời gian cũ 4 tháng.
Chủ xe cần lưu ý gì để đăng kiểm ôtô nhanh chóng và thuận lợi?

Chủ xe cần lưu ý gì để đăng kiểm ôtô nhanh chóng và thuận lợi?

Đăng kiểm ôtô là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo phương tiện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn khi tham gia giao thông. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng, tránh mất thời gian, chủ xe cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ hồ sơ giấy tờ đến kiểm tra tình trạng phương tiện và tra cứu vi phạm hành chính (phạt nguội).
Hà Nội bố trí đất xây nhà cho hộ khó khăn về đất ở

Hà Nội bố trí đất xây nhà cho hộ khó khăn về đất ở

Nhằm xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT về việc bố trí đất xây dựng nhà ở cho các hộ dân có khó khăn về đất ở.
Hà Nội tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 14/5/2025 về việc thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Có thể bạn quan tâm

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Phụ nữ Thủ đô lan toả hành động bảo vệ môi trường

Ngày 18/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Hội LHPN quận Hoàn Kiếm tổ chức phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới.
Xử lý dứt điểm các "điểm đen" giao thông trong năm 2025

Xử lý dứt điểm các "điểm đen" giao thông trong năm 2025

Chiều 16/5, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương xử lý triệt để các “điểm đen” tai nạn giao thông, hoàn thành trong năm 2025.
Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

Hà Nội tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1979/UBND-NC ngày 14/5/2025 về việc tăng cường công tác Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) trên địa bàn Thành phố trong mùa nắng nóng.
Hà Nội thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Hà Nội thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà Hàm cá mập

Tòa nhà Trung tâm thương mại số 1-3-5 Đinh Tiên Hoàng ("Hàm cá mập") sẽ được phá từ tháng 5, hoàn thành trong tháng 8, chậm hơn mốc thời gian cũ 4 tháng.
Chủ xe cần lưu ý gì để đăng kiểm ôtô nhanh chóng và thuận lợi?

Chủ xe cần lưu ý gì để đăng kiểm ôtô nhanh chóng và thuận lợi?

Đăng kiểm ôtô là thủ tục bắt buộc nhằm đảm bảo phương tiện đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn khi tham gia giao thông. Để quá trình này diễn ra nhanh chóng, tránh mất thời gian, chủ xe cần chuẩn bị kỹ lưỡng từ hồ sơ giấy tờ đến kiểm tra tình trạng phương tiện và tra cứu vi phạm hành chính (phạt nguội).
Hà Nội bố trí đất xây nhà cho hộ khó khăn về đất ở

Hà Nội bố trí đất xây nhà cho hộ khó khăn về đất ở

Nhằm xóa bỏ tình trạng nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT về việc bố trí đất xây dựng nhà ở cho các hộ dân có khó khăn về đất ở.
Hà Nội tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Hà Nội tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 14/5/2025 về việc thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải

Giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội triển khai gắn thẻ đầu cuối trên phương tiện thuộc đối tượng miễn thu phí phục vụ thanh toán điện tử giao thông

Hà Nội triển khai gắn thẻ đầu cuối trên phương tiện thuộc đối tượng miễn thu phí phục vụ thanh toán điện tử giao thông

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Công văn số 1937/UBND-ĐT về việc triển khai gắn thẻ đầu cuối trên phương tiện thuộc đối tượng miễn thu phí phục vụ thanh toán điện tử giao thông.
Hà Nội sẽ sớm áp dụng quy chuẩn khí thải

Hà Nội sẽ sớm áp dụng quy chuẩn khí thải

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về dự thảo quy định lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải ôtô lưu hành tại Việt Nam. Việc kiểm định khí thải với quy định nghiêm ngặt hơn, dự kiến áp dụng từ ngày 1/1/2026.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc

Thời gian qua, cả nước xảy ra một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Trước tình trạng đó, Bộ Xây dựng vừa có công điện khẩn về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn giao thông.
Hà Nội lấy ý kiến cải tạo 36 tòa nhà khu tập thể Vĩnh Hồ

Hà Nội lấy ý kiến cải tạo 36 tòa nhà khu tập thể Vĩnh Hồ

Hà Nội đang lên kế hoạch cải tạo khu tập thể Vĩnh Hồ ở quận Đống Đa. 36 tòa nhà cũ với gần 2.000 căn hộ sẽ được xây mới thành các tòa nhà cao 40 tầng.
Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Rào chắn phục vụ thi công Ga ngầm S12: Người dân lưu ý thay đổi lộ trình giao thông

Hôm nay (10/5), Ban Quản lý Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) tổ chức rào chắn và phân luồng giao thông phục vụ thi công Ga ngầm S12 thuộc Metro Nhổn - ga Hà Nội. Để tham gia giao thông trên khu vực, người dân cần chú ý thay đổi lộ trình giao thông.
Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Kiên quyết xử lý vi phạm về đất đai, trật tự đô thị

Ủy ban nhân dân phường (UBND) Phú Thượng (quận Tây Hồ) đã chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quản lý đất đai, trật tự đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định.
Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Nỗ lực "siết chặt" kỷ cương đô thị xung quanh bệnh viện

Tình trạng lấn chiếm vỉa hè, dừng đỗ phương tiện tùy tiện và kinh doanh trái phép tại khu vực xung quanh các bệnh viện lớn ở trung tâm Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị, những vi phạm này còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và mất an toàn cho người dân. Trước thực trạng đó, lực lượng chức năng đã vào cuộc mạnh mẽ nhằm lập lại trật tự và xây dựng một môi trường đô thị văn minh, an toàn, thân thiện. Ghi nhận của phóng viên tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn quận Đống Đa.
Xem thêm
Phiên bản di động