Số đông doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn

Kinh tế 07:47 | 07/02/2023
Trước những khó khăn hiện hữu, VCCI cho biết nhiều doanh nghiệp mong muốn nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ, các cơ quan quản lý giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động khi dự báo tình trạng này kéo dài.
Năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ giảm 66% Tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp “doanh nghiệp minh bạch” có thể huy động vốn
So dong doanh nghiep trong nuoc dang gap rat nhieu kho khan hinh anh 1
Mặt hàng cá tra là một trong 11 loại nông sản xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD trong năm 2022. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Không ngoài dự báo của các chuyên gia kinh tế và các tổ chức nghiên cứu, ngay từ tháng đầu tiên của năm 2023, tình hình sản xuất của số đông doanh nghiệp trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn do sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm mạnh.

Thậm chí nhiều doanh nghiệp đang có xu hướng giảm bớt việc làm và chi phí mua hàng phục vụ sản xuất, chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang có chiều hướng đi xuống.

Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện nay các doanh nghiệp ngành thủy sản dù đã khai Xuân nhưng đa số vẫn chưa đẩy mạnh sản xuất vì đơn hàng ký kết quá ít, đếm trên đầu ngón tay. Thực tế, số hàng tồn kho đã giải quyết xong, khả năng phải cuối quý 1 năm nay, thị trường thủy sản mới hồi phục trở lại và giao dịch mới nhộn nhịp. Trung Quốc đã xóa các thủ tục về kiểm soát dịch COVID-19; giờ chỉ còn chờ thị trường châu Âu và tình hình lạm phát ở Mỹ... mới có thể xác định được tổng mức nhu cầu.

TRiêng tháng 1/2023 kim ngạch xuất khẩu tôm tiếp tục đà giảm sâu theo xu hướng của quý cuối năm 2022, cụ thể là giảm đến 46% so với cùng kỳ năm 2022. Tình trạng sụt giảm này được lý giải là do các thị trường tiêu thụ lớn tiếp tục chịu ảnh hưởng của lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ giảm. Không chỉ vậy, các cường quốc nuôi tôm như Ecuador và Ấn Độ đã hồi phục sản lượng, tạo ra mức cung lớn với giá thành cạnh tranh hơn tôm của Việt Nam, ông Hòe cho biết thêm.

Không chỉ ngành thủy sản, theo ghi nhận của Tổng cục Thống kê, trong tháng Một vừa qua, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 46,56 tỷ USD, giảm 17,3%, so với tháng trước và giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu giảm 21,3%; nhập khẩu giảm 28,9%.

Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút này là do tháng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán diễn ra quá gần sát nhau nên số ngày làm việc ít hơn so cùng kỳ năm 2022. Thế giới đang trong thời kỳ biến động, những thay đổi về địa chính trị được dự kiến sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng, ít nhất đến hết quý 1 này.

Tình hình thế giới với nhiều biến động như vậy; đặc biệt là xung đột Ukraine-Nga và lạm phát tăng cao cũng là lý do khiến các đơn hàng từ các đối tác lớn như châu Âu hay Nhật Bản bị sụt giảm mạnh so với các năm trước đây, ông Hòe phân tích rõ hơn.

Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thời trang, ông Đặng Quốc Dũng, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn D.Suit Việt Nam cho biết những tác động của nền kinh tế như lạm phát và lãi suất tăng cao cùng sự khó khăn của nhiều lĩnh vực, ngành nghề đang khiến đơn hàng ở nhiều doanh nghiệp sụt giảm mạnh. Nếu như năm trước, dù vẫn còn dịch COVID-19 nhưng lượng đơn hàng vẫn ở mức độ chấp nhận được bởi lượng tiền tích lũy của người dân vẫn còn. Thế nhưng, bước sang năm 2023, dường như túi tiền của người dân đã bị ảnh hưởng trực tiếp khiến cho doanh số của nhiều đơn vị thời trang sụt giảm từ 20-30% so với mọi năm.

So dong doanh nghiep trong nuoc dang gap rat nhieu kho khan hinh anh 2
Công nhân làm việc trong xưởng may hàng xuất khẩu. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Khó khăn của doanh nghiệp nói riêng và của kinh tế Việt Nam nói chung đã được dự báo trước và đã bắt đầu thể hiện từ quý 4/2022; nhưng đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Không chỉ bị sụt giảm số lượng đơn hàng, các doanh nghiệp còn phải đối mặt với chi phí sản xuất gia tăng khiến lợi nhuận giảm sút, thậm chí thua lỗ… buộc không ít doanh nghiệp phải thu hẹp lại sản xuất. Nhiều dự án đầu tư phải đình hoãn hoặc chuyển đổi, thậm chí tạm dừng hoạt động lại để đối phó với những khó khăn và bất lợi trước mắt.

Đứng trước những khó khăn hiện hữu và qua tổng hợp đánh giá tình hình từ nhiều doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết nhiều chủ doanh nghiệp đang bày tỏ mong muốn nhận được sự trợ giúp từ Chính phủ và các cơ quan quản lý để giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động khi mà theo dự báo tình trạng khó khăn này có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến hết quý 2 tới. Nhất là Chính phủ và ngành ngân hàng, tài chính nên tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về vốn vay hay giảm, giãn thuế hoặc rút ngắn thời gian giải quyết các vấn đề về thủ tục.

Ông Nguyễn Vũ Cao, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Khang Land cho hay đợt này, toàn bộ thị trường bất động sản gần như "tê liệt" với mức độ thiệt hại về tiền rất lớn. Doanh nghiệp đã phải tái cấu trúc toàn bộ, cắt giảm nhân sự và tối ưu hóa chi phí, tăng số lượng thành chất lượng, tăng mức độ tinh nhuệ của nhân sự lên. Trong thời gian tới, ngoài việc tinh giản và tái cấu trúc doanh nghiệp cũng như nâng cấp nội lực, công ty cũng sẽ đánh giá lại thị trường và lựa chọn những sản phẩm có giá trị cốt lõi, đem lại giá trị thật sự cho khách hàng.

Ngoài ra, công ty cũng sẽ đưa ra các tiêu chí lựa chọn sản phẩm khắt khe nhất, qua đó cung ứng tới khách hàng những sản phẩm có nhiều giá trị như chất lượng sản phẩm, tiện ích, dịch vụ, uy tín, năng lực thực hiện và khả năng hoàn thành của chủ đầu tư, vị trí, pháp lý…

Chia sẻ kinh nghiệm, ông Vũ Cao cho hay để các doanh nghiệp tự cứu mình và vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, giải pháp đầu tiên là phải đa dạng hóa nguồn thu, cắt giảm chi tiêu; đồng thời nâng cấp về công nghệ và con người. Bên cạnh đó, rà soát lại những điểm hạn chế, những điểm còn yếu kém trong giai đoạn trước đây để rút ra bài học cho mình./.

Theo Ngọc Quỳnh/vietnamplus.vn

https://www.vietnamplus.vn/so-dong-doanh-nghiep-trong-nuoc-dang-gap-rat-nhieu-kho-khan/844538.vnp

Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/so-dong-doanh-nghiep-trong-nuoc-dang-gap-rat-nhieu-kho-khan/844538.vnp

Tin khác

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Cách mạng 4.0, mạng xã hội trở thành một trong những “không gian” gặp gỡ cung - cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng mỹ phẩm để làm đẹp cho chị em. Tuy nhiên, thời gian qua lợi dụng mạng xã hội, nhiều mặt hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc vẫn được quảng cáo, chào bán. Bắt, xử lý cũng nhiều, song vấn đề đặt ra có biện pháp nào ngăn chặn hiệu quả.
Tận dụng lợi thế khai thác khoáng sản trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh

Tận dụng lợi thế khai thác khoáng sản trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh

(LĐ&PL) Hoạt động khai khoáng hiện đại và bền vững, bảo vệ môi trường, ngoài việc giúp đáp ứng các cam kết của Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu COP26, còn góp phần đáp ứng những thách thức đặt ra trong chiến lược của Chính phủ về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
VinaPhone bày cách chuẩn hóa thông tin thuê bao

VinaPhone bày cách chuẩn hóa thông tin thuê bao

(LĐ&PL) Trước thời hạn 31/3/2023, một số nhà mạng di động ở Việt Nam đã bắt đầu gửi tin nhắn, triển khai cuộc gọi thông báo tới các thuê bao di động trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa 4 cổ phiếu vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa 4 cổ phiếu vào diện cảnh báo

(LĐ&PL) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa đưa 4 cổ phiếu vào diện cảnh báo, trong đó có 2 “họ” Sông Đà. Công ty cổ phần (CTCP) Sông Đà 19 và CTCP Sông Đà 7.02 đều bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mua lại trái phiếu trước hạn

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mua lại trái phiếu trước hạn

(LĐ&PL) Dù Nghị định 08/NĐ-CP của Chính phủ ban hành mới đây cho phép (doanh nghiệp) đàm phán kéo dài thời hạn trái phiếu, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn, trong đó chủ yếu là nhóm bất động sản.

Có thể bạn quan tâm

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế tín dụng đen

Chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường cung ứng vốn của tổ chức tín dụng, cũng như khả năng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của người dân.
VCCI: Giá đất chênh khi cách nhau một ngã ba, một cây cầu

VCCI: Giá đất chênh khi cách nhau một ngã ba, một cây cầu

Các quy định về nguyên tắc, phương pháp định giá đất tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được nhiều ý kiến đóng góp.
Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Mỹ phẩm trôi nổi trên mạng: Ngăn chặn thế nào để hiệu quả?

Cách mạng 4.0, mạng xã hội trở thành một trong những “không gian” gặp gỡ cung - cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng mỹ phẩm để làm đẹp cho chị em.
Tận dụng lợi thế khai thác khoáng sản trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh

Tận dụng lợi thế khai thác khoáng sản trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh

(LĐ&PL) Hoạt động khai khoáng hiện đại và bền vững sẽ góp phần đáp ứng những thách thức đặt ra trong chiến lược của Chính phủ về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
VinaPhone bày cách chuẩn hóa thông tin thuê bao

VinaPhone bày cách chuẩn hóa thông tin thuê bao

(LĐ&PL) Trước thời hạn 31/3/2023, một số nhà mạng di động ở Việt Nam đã bắt đầu gửi tin nhắn, triển khai cuộc gọi thông báo tới các thuê bao di động trong diện cần phải chuẩn hóa thông tin, đáp ứng yêu cầu đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa 4 cổ phiếu vào diện cảnh báo

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đưa 4 cổ phiếu vào diện cảnh báo

(LĐ&PL) Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa đưa 4 cổ phiếu vào diện cảnh báo, trong đó có 2 “họ” Sông Đà. Công ty cổ phần (CTCP) Sông Đà 19 và CTCP Sông Đà 7.02 đều bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mua lại trái phiếu trước hạn

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục mua lại trái phiếu trước hạn

(LĐ&PL) Dù Nghị định 08/NĐ-CP của Chính phủ ban hành mới đây cho phép (doanh nghiệp) đàm phán kéo dài thời hạn trái phiếu, nhưng đến nay doanh nghiệp vẫn cấp tập mua lại trái phiếu trước hạn, trong đó chủ yếu là nhóm bất động sản.
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 25/3

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023 sẽ diễn ra vào ngày 25/3

(LĐ&PL) Theo Tổng công ty Điện lực miền Bắc, sự kiện tắt đèn trong vòng 1 giờ hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023 sẽ diễn ra từ 20h30 đến 21h30 thứ Bảy, ngày 25/3/2023.
Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất

Để quyền của người tiêu dùng ngày càng đi vào thực chất

Nâng cao quyền và trách nhiệm của các hiệp hội ngành nghề, ngành hàng, nhất là Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam và Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam ở Trung ương.
NHNN: Từ ngày 15/3, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm từ 0,5-1%

NHNN: Từ ngày 15/3, các mức lãi suất điều hành sẽ giảm từ 0,5-1%

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết việc giảm lãi suất điều hành là bước đi quan trọng, định hướng cho xu hướng giảm lãi suất của thị trường trong thời gian tới.
Hội nghị kết nối giao thương quốc tế: Nâng tầm cho thương hiệu cà phê Việt

Hội nghị kết nối giao thương quốc tế: Nâng tầm cho thương hiệu cà phê Việt

(LĐ&PL) UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối giao thương quốc tế với chủ đề: Cà phê Buôn Ma Thuột - Kết nối đam mê và khát vọng phát triển.
Hút vốn vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

Hút vốn vào tăng trưởng xanh và chuyển đổi số

(LĐ&PL) Để thực hiện có kết quả định hướng FDI, cần nâng cấp chính sách thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài nhằm mục tiêu tăng trưởng xanh, bền vững.
Doanh nghiệp có trách nhiệm đến cùng với nghĩa vụ nợ trái phiếu

Doanh nghiệp có trách nhiệm đến cùng với nghĩa vụ nợ trái phiếu

Để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp củng cố niềm tin, doanh nghiệp còn dư nợ trái phiếu có trách nhiệm đến cùng đối với nghĩa vụ nợ trái phiếu.
Đừng ham rẻ, mua nhầm dâu tây giả Đà Lạt, Mộc Châu

Đừng ham rẻ, mua nhầm dâu tây giả Đà Lạt, Mộc Châu

Hiện đang bày bán la liệt nhiều loại dâu tây với giá rẻ giật mình, chỉ vài chục ngàn đồng/kg. Điều đáng nói là nguồn gốc các loại dâu tây không rõ ràng
Đề xuất tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

Đề xuất tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản

Bộ Xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết trong đó tiếp tục cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi...
Xem thêm
Phiên bản di động