Quy hoạch không gian xanh: Để Hà Nội ngày càng đáng sống hơn

Đô thị 08:20 | 01/09/2022
Trong kiến trúc cảnh quan đô thị, không gian xanh là bộ phận không thể thiếu, mang lại những nét đặc trưng và vẻ đẹp cho mỗi TP. Ngoài ra, nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường đô thị lành mạnh, làm cho các TP trở nên đáng sống hơn.
Hà Nội: Đổi mới căn bản tư duy phát triển trong quy hoạch Thủ đô Phát triển đô thị bền vững: Quy hoạch đi trước một bước

Đối với Hà Nội, việc quản lý và phát triển các không gian xanh còn là cơ hội để xây dựng mô hình đô thị phát triển bền vững và giữ gìn bản sắc, đạt được mục tiêu xây dựng Thủ đô xanh – văn hiến – văn minh – hiện đại đã được đề ra.

Không gian xanh tại vườn hoa Con Cóc, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Hải Linh
Không gian xanh tại vườn hoa Con Cóc, quận Hoàn Kiếm. Ảnh: Hải Linh

Quản lý, quy hoạch còn nhiều khoảng trống

Hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đô thị của Hà Nội được hình thành và phát triển bắt đầu từ thời Pháp thuộc, chủ yếu là các vườn hoa ở khu vực quận Hoàn Kiếm và Ba Đình, lớn nhất thời đó là vườn Bách Thảo (nay là Công viên Bách Thảo). Người Pháp cũng tận dụng hài hòa những khoảng trống giữa các giao lộ và biến chúng thành một không gian xanh là vườn hoa như vườn hoa Con Cóc (nay là vườn hoa Diên Hồng), vườn hoa Cổ Tân, vườn hoa Tôn Đản...

Những năm 60 của thế kỷ XX, hai công viên đầu tiên được xây dựng trên nền bãi rác cũ là Công viên Thống Nhất và Công viên Thủ Lệ. Các công trình này không chỉ tạo thêm không gian xanh nghỉ ngơi, vui chơi, thắng cảnh cho người dân Thủ đô cho tới tận ngày nay mà còn là những lá phổi khổng lồ tạo ra môi trường vi khí hậu trong lành cho đô thị.

Cây xanh và mặt nước tại Hà Nội luôn gắn với hạ tầng văn hóa của Hà Nội, tạo nên những đặc trưng riêng biệt, đó là những khác biệt trong phát triển. Việc quy hoạch không gian cây xanh và mặt nước Hà Nội cần phải tính toán, lựa chọn phương án gắn với việc phát triển hạ tầng văn hóa của Thủ đô để tạo nên một giá trị văn hóa thực sự bền vững.

Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, GS.TS Đặng Hùng Võ

Trong những năm cuối thế kỷ XX, việc thiếu kiểm soát trong quản lý đô thị và đặc biệt sự gia tăng dân số cơ học đã tạo nhiều áp lực nặng nề, nhất là về nhà ở, khiến cho những vườn hoa cây xanh, dải cây xanh đường phố, không gian xanh của các khu nhà, cũng như hệ thống mặt nước không những không phát triển mà còn bị thu hẹp, chiếm dụng cho các mục đích khác và bị ô nhiễm.

Mặc dù trong khoảng chục năm trở lại đây TP đã xây dựng mới một số công viên, vườn hoa tiêu biểu như Công viên Hòa Bình, vườn hoa 1 - 6, các vườn hoa, vườn dạo trong các khu đô thị mới… tuy nhiên, tỷ lệ đất cây xanh, công viên so với quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện vẫn đạt rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Hà Nội là TP có số lượng ao hồ nhiều, diện tích lớn so với các đô thị trong cả nước. Trên địa bàn 12 quận có khoảng hơn 110 hồ với tổng diện tích sấp xỉ 1.200ha, hầu hết đã được cải tạo hoàn chỉnh. Ngoài một số hồ nước đã thực hiện thành công vai trò của như những không gian công cộng, không gian mặt nước, cây xanh, cảnh quan sinh thái như hồ Tây, Hồ Gươm..., các con sông và hồ ao ngoại thành hoàn toàn chưa đóng góp được gì nhiều cho việc tạo dựng không gian xanh đô thị. Các con sông trong nội thành đều bị ô nhiễm nên giá trị cải thiện vi khí hậu hầu như không có, nhiều ao, hồ bị lấp, lấn chiếm làm giảm đáng kể diện tích mặt nước, gây ra hiện tượng ngập úng vào mùa mưa.

Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, KTS Trần Ngọc Chính đánh giá, công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng cây xanh, mặt nước của Hà Nội còn có một số vấn đề chưa được giải quyết. Vẫn còn việc chồng chéo trong quản lý cũng như việc thiếu kiểm soát các chỉ tiêu diện tích đất cây xanh, mật độ xây dựng và mật độ không gian xanh theo quy chuẩn quốc gia về quy hoạch trong nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình.

Công viên Hòa Bình, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Công viên Hòa Bình, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng

Đồng bộ các giải pháp

Để duy trì, phát triển hệ thống công viên, cây xanh, mặt nước của TP một cách bền vững, đáp ứng mục tiêu quy hoạch và tạo bản sắc đô thị, các chuyên gia đô thị đều cho rằng Hà Nội cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp.

Trong đó, đối với giải pháp về kỹ thuật, KTS Trần Duy - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển và hợp tác quốc tế (Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội) cho rằng, khu vực nội đô lịch sử, do hạn chế về quỹ đất, không có nhiều điều kiện tăng thêm số lượng nên giữ số lượng và đảm bảo quy mô diện tích các công viên, vườn hoa hiện có, tránh bê tông hóa, đồng thời tập trung đầu tư chiều sâu để tăng tính hấp dẫn đối với người dân.

Mặt khác, cần làm rõ lộ trình di dời các cơ sở công nghiệp, bệnh viện, trường đại học trong nội thành theo định hướng của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, để dành quỹ đất sau khi di dời cho không gian xanh. Đồng thời, đẩy mạnh các dự án xây dựng lại chung cư cũ, nhằm giải quyết vấn đề về nhà ở, đồng thời có thêm quỹ đất cho cây xanh. Kiểm soát các dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo diện tích trồng cây tối thiểu đạt khoảng 20% diện tích đất.

Bên cạnh đó cần bảo tồn, chăm sóc các tuyến cây xanh đường phố lâu năm sẵn có, tạo dấu ấn đặc trưng cho từng tuyến phố (Nguyễn Du, Lò Đúc...). Tăng cường mạng lưới cây xanh trên các tuyến đường mới mở, phủ xanh các tuyến đường trên cao, đường sắt đô thị bằng các giải pháp phù hợp (cây leo, chậu cây)…

Còn tại khu vực phát triển mới (khu vực nội đô mở rộng, phía Đông Vành đai 4 và phía Bắc sông Hồng), cần kêu gọi đầu tư tăng số lượng công viên, vườn hoa, đảm bảo diện tích các loại công viên theo tiêu chuẩn và tăng cường loại hình công viên chuyên đề.

Đối với mặt nước đô thị cần được quy hoạch đồng bộ, gắn với cây xanh thành một nhất thể để tăng cường hiệu quả phục vụ đô thị. Quản lý quỹ đất dọc sông để tăng cường cây xanh hai bên sông. Chú trọng giải pháp tự nhiên để tránh sụt lở đất và làm sạch nước, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tạo dáng vẻ tự nhiên cho đường kè, như dùng gạch block có lỗ kết hợp trồng cỏ để hạn chế ảnh hưởng đến khả năng tự thấm hút của bờ sông, bờ hồ.

Ở tầm bao quát, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, KTS Trần Ngọc Chính nêu, các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển hệ thống cây xanh, mặt nước TP Hà Nội có thể đến từ việc cần phải hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hồ và cây xanh; xây dựng luật về cây xanh đô thị; hạn chế những yếu kém quản lý cây xanh đô thị bằng cách đánh giá lại công tác quy hoạch cây xanh trong đô thị.

“Quy hoạch không gian xanh phải được xem là một thành phần không thể thiếu trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị. Các giải pháp quy hoạch không gian xanh cần được xem xét kỹ hơn về các yếu tố thiên nhiên và làm rõ vai trò điểm nhấn để tạo bản sắc trong đô thị. Đặc biệt, công tác quy hoạch, bảo vệ và bảo tồn cây xanh, mặt nước cần có sự tham gia của cộng đồng. Vì đây là một hoạt động bảo vệ môi trường đô thị, cần phải xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực” - KTS Trần Ngọc Chính nêu.

Đô thị xanh đang trở thành một xu hướng phát triển của các đô thị bởi con người luôn hướng tới một không gian sống thoáng đãng, trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Quy hoạch đô thị Hà Nội cần phải đặt yếu tố “xanh” lên hàng đầu.

Không gian xanh đô thị không chỉ có cây xanh đường phố, công viên, mặt nước mà cần phải có cái nhìn toàn diện hơn bao gồm các hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, đô thị sinh thái, công viên sinh thái, khu sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, vùng trồng hoa, vùng bảo tồn cây xanh, trục xanh cảnh quan.

Nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, PGS.TS Nguyễn Hồng Tiến

Theo Vũ Lê/kinhtedothi.vn

https://kinhtedothi.vn/quy-hoach-khong-gian-xanh-de-ha-noi-ngay-cang-dang-song-hon.html

Link gốc: https://kinhtedothi.vn/quy-hoach-khong-gian-xanh-de-ha-noi-ngay-cang-dang-song-hon.html

Tin khác

Hà Nội triển khai vé liên thông xe buýt - tàu điện

Hà Nội triển khai vé liên thông xe buýt - tàu điện

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3316/QĐ-UBND về phương án vé liên thông đa phương thức áp dụng cho hệ thống vận tải hành khách công cộng có trợ giá, bao gồm xe buýt và đường sắt đô thị (tàu điện). Đây được xem là bước đi quan trọng trong lộ trình phát triển giao thông công cộng hiện đại, đồng bộ và thuận tiện hơn cho người dân.
Cảnh báo chiêu lừa mua nhà ở xã hội “suất nội bộ”, “suất ngoại giao”

Cảnh báo chiêu lừa mua nhà ở xã hội “suất nội bộ”, “suất ngoại giao”

Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các hành vi lừa đảo liên quan đến nhà ở xã hội, đặc biệt dưới hình thức “suất nội bộ”, “suất ngoại giao” đang lan rộng trên mạng xã hội và các hội nhóm bất động sản.
Chi tiết địa chỉ trụ sở 126 xã, phường mới của Hà Nội khi vận hành chính quyền 2 cấp

Chi tiết địa chỉ trụ sở 126 xã, phường mới của Hà Nội khi vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày 25/6, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành thông báo số 729/TB-UBND về địa điểm trụ sở làm việc của 126 phường, xã sau sắp xếp thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Ngày 23/6/2025, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã ban hành Quyết định số 3123/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội giao đất để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng

Hà Nội giao đất để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3091/QĐ-UBND về việc giao 383.198,5m2 đất tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì cho Công ty cổ phần Ao Vua để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng (giai đoạn 2).

Có thể bạn quan tâm

Giao hơn 5.700 m2 đất để tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

Giao hơn 5.700 m2 đất để tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4

UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3383/QĐ-UBND về việc giao 5.704,43 m2 đất tại xã Đông La, huyện Hoài Đức cho UBND huyện Hoài Đức để thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Vành đai 4.
Hà Nội công bố bản đồ 126 xã, phường mới sau sắp xếp hành chính

Hà Nội công bố bản đồ 126 xã, phường mới sau sắp xếp hành chính

Thành phố Hà Nội vừa chính thức công bố bản đồ địa chính và bản đồ hình thể của 126 xã, phường mới được hình thành sau khi thực hiện Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Hà Nội triển khai vé liên thông xe buýt - tàu điện

Hà Nội triển khai vé liên thông xe buýt - tàu điện

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3316/QĐ-UBND về phương án vé liên thông đa phương thức áp dụng cho hệ thống vận tải hành khách công cộng có trợ giá, bao gồm xe buýt và đường sắt đô thị (tàu điện). Đây được xem là bước đi quan trọng trong lộ trình phát triển giao thông công cộng hiện đại, đồng bộ và thuận tiện hơn cho người dân.
Cảnh báo chiêu lừa mua nhà ở xã hội “suất nội bộ”, “suất ngoại giao”

Cảnh báo chiêu lừa mua nhà ở xã hội “suất nội bộ”, “suất ngoại giao”

Công an thành phố Hà Nội vừa đưa ra khuyến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các hành vi lừa đảo liên quan đến nhà ở xã hội, đặc biệt dưới hình thức “suất nội bộ”, “suất ngoại giao” đang lan rộng trên mạng xã hội và các hội nhóm bất động sản.
Chi tiết địa chỉ trụ sở 126 xã, phường mới của Hà Nội khi vận hành chính quyền 2 cấp

Chi tiết địa chỉ trụ sở 126 xã, phường mới của Hà Nội khi vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày 25/6, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội ban hành thông báo số 729/TB-UBND về địa điểm trụ sở làm việc của 126 phường, xã sau sắp xếp thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.
Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng

Ngày 23/6/2025, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Nguyễn Trọng Đông đã ban hành Quyết định số 3123/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ lĩnh vực quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi quản lý của UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội giao đất để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng

Hà Nội giao đất để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3091/QĐ-UBND về việc giao 383.198,5m2 đất tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì cho Công ty cổ phần Ao Vua để thực hiện dự án đầu tư Công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng mở rộng (giai đoạn 2).
6 tuyến cao tốc sắp cán đích, tăng tốc hoàn thành 3.000km vào cuối năm 2025

6 tuyến cao tốc sắp cán đích, tăng tốc hoàn thành 3.000km vào cuối năm 2025

Theo Bộ Xây dựng, từ nay đến ngày 19/8/2025, dự kiến có 6 dự án thành phần (DATP) do Bộ làm chủ đầu tư sẽ hoàn thành tuyến chính, góp phần đưa Việt Nam tiến gần hơn tới mục tiêu hoàn thành 3.000km đường cao tốc trong năm nay.
Đề xuất chi 100 tỷ đồng lập Sàn Giao dịch công nghệ Hà Nội

Đề xuất chi 100 tỷ đồng lập Sàn Giao dịch công nghệ Hà Nội

Sàn Giao dịch Công nghệ Hà Nội được tổ chức theo mô hình doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.
Hà Nội giao đất để mở rộng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Hà Nội giao đất để mở rộng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định số 3064/QĐ-UBND ngày 19/6/2025 về việc giao đất cho Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam để thực hiện dự án Mở rộng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
Hà Nội phân làn cứng trên hai tuyến đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng

Hà Nội phân làn cứng trên hai tuyến đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng

Nhằm cải thiện hạ tầng, nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và giảm thiểu ùn tắc trên các tuyến huyết mạch, Hà Nội đang triển khai phương án phân làn phương tiện bằng dải phân cách cứng trên hai tuyến đường Võ Chí Công và Phạm Văn Đồng.
5 tháng đầu năm cả nước xảy ra hơn 1.500 vụ cháy nổ làm 97 người thương vong

5 tháng đầu năm cả nước xảy ra hơn 1.500 vụ cháy nổ làm 97 người thương vong

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (C07), Bộ Công an, trong 5 tháng đầu năm 2025, toàn quốc đã ghi nhận 1.497 vụ cháy và 11 vụ nổ, khiến 44 người thiệt mạng và 53 người bị thương. Thiệt hại tài sản ước tính khoảng 188 tỷ đồng cùng 216 ha rừng bị thiêu rụi.
Tái khởi động dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A

Tái khởi động dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A

Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A (quận Hoàng Mai, Hà Nội) được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT, với chiều dài 1,6km, tổng mức đầu tư hơn 1.300 tỷ đồng. Công trình khởi công từ năm 2014, dự kiến hoàn thành năm 2017 nhưng bị chậm tiến độ do vướng mắc giải phóng mặt bằng và gia hạn phụ lục hợp đồng, đến năm 2020 chỉ đạt 40% khối lượng rồi tạm dừng.
Hà Nội cho thuê hơn 38.800m2 đất để đầu tư xây dựng Trường THPT Chất lượng cao

Hà Nội cho thuê hơn 38.800m2 đất để đầu tư xây dựng Trường THPT Chất lượng cao

Mới đây, UBND Thành phố ban hành Quyết định 2948/QĐ-UBND về việc cho Công ty cổ phần tập đoàn S.S.G thuê 38.886,8m2 đất tại phường Bồ Đề, quận Long Biên để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng Trường THPT chất lượng cao Mùa Xuân tại phường Bồ Đề, quận Long Biên.
Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát và thu phí trên cao tốc Bắc - Nam

Đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát và thu phí trên cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi các Ban Quản lý dự án (QLDA) 2, 6, 7, 85, Thăng Long, Mỹ Thuận, đường Hồ Chí Minh; Cục Đường bộ Việt Nam; Cục Kinh tế - Quản lý đầu tư xây dựng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ triển khai hệ thống giám sát, điều hành giao thông, thu phí điện tử không dừng và kiểm soát tải trọng xe thuộc Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động