Quy định mới về kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Áp dụng 3 hình thức kiểm tra
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực y, dược cổ truyền Ngành Thuế đẩy nhanh kiểm tra trước thời điểm áp dụng số định danh cá nhân |
Thông tư cũng điều chỉnh công tác xử lý lâm sản, thủy sản thuộc sở hữu toàn dân và cụ thể hóa quy trình kiểm tra, với 3 hình thức kiểm tra chủ đạo được xác định rõ ràng, theo quy định pháp luật hiện hành.
Đối tượng kiểm tra là tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, chuyển quyền sở hữu lâm sản, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản, nuôi động vật rừng, trồng thực vật rừng và đánh dấu mẫu vật.
Hoạt động kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi viết là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất.
![]() |
Ảnh minh họa |
3 hình thức kiểm tra
Về hình thức kiểm tra, Thông tư 26/2025/TT-BNNMT nêu rõ, có 3 hình thức kiểm tra: Kiểm tra theo kế hoạch, theo chuyên đề và kiểm tra đột xuất.
Kiểm tra theo kế hoạch
Trước ngày 30/11 hằng năm, thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xây dựng và phê duyệt kế hoạch kiểm tra năm sau. Trường hợp có ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc có nội dung cần quản lý phát sinh ngoài kế hoạch kiểm tra hằng năm thì điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Căn cứ kế hoạch kiểm tra được duyệt, cơ quan Kiểm lâm thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước ngày 31/12 hằng năm hoặc sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Kiểm tra theo chuyên đề
Căn cứ tình hình quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra ngăn chặn và xử lý, thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.
Kiểm tra đột xuất
Áp dụng khi có một trong các căn cứ sau: a- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng; b- Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo của tổ chức, cá nhân; c- Thông tin từ đơn đề nghị xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân; d- Thông tin từ phát hiện hoặc trường hợp phát hiện vi phạm quả tang của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ theo dõi, phát hiện vi phạm; đ- Văn bản chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; e- Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Thông tư 26/2025/TT-BNNMT quy định: Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
Căn cứ thông tin quy định trên, thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý theo chế độ quản lý tài liệu mật.
Thông tư 26/2025/TT-BNNMT quy định rõ thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra của Kiểm lâm:
Cục trưởng Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm ban hành quyết định kiểm tra theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
Người có thẩm quyền quy định trên có thể ủy quyền cho cấp phó ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Thông tư quy định cụ thể công tác thực hiện kiểm tra gồm: Công bố và giao quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra; thông báo về thành phần Tổ kiểm tra và người chứng kiến (nếu có). Trường hợp kiểm tra đột xuất không có quyết định kiểm tra thì người đại diện của Tổ kiểm tra phải giới thiệu về thành phần tham gia và lý do kiểm tra.
Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra. Trường hợp những người này không có mặt tại nơi kiểm tra thì Tổ kiểm tra mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an nơi kiểm tra, người chứng kiến để công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định.
Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có nội dung phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với người ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: cơ quan Kiểm lâm phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra lâm sản.
Đối tượng được kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản theo quy định và các tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Việc ban hành Thông tư 26/2025/TT-BNNMT là bước đi quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý tài nguyên rừng, đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc lâm sản minh bạch, ngăn chặn khai thác, vận chuyển và kinh doanh lâm sản trái phép. Thông tư có hiệu lực từ tháng 7/2025, tạo hành lang pháp lý vững chắc để Kiểm lâm và các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn trong bối cảnh nhu cầu bảo vệ rừng ngày càng cấp thiết.
Tin khác

Công bố hướng dẫn đặc xá đợt 2 năm 2025: Phạm nhân cần đảm bảo những điều kiện gì?

Lệ phí đăng ký ô tô tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vọt lên 20 triệu đồng

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội
Có thể bạn quan tâm

Quy định mới về kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản: Áp dụng 3 hình thức kiểm tra

Công bố hướng dẫn đặc xá đợt 2 năm 2025: Phạm nhân cần đảm bảo những điều kiện gì?

Lệ phí đăng ký ô tô tại Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu tăng vọt lên 20 triệu đồng

Thành lập Tổ công tác liên ngành triển khai đô thị thông minh giai đoạn 2026-2030

Loại bỏ hình thức giáng chức và hạ bậc lương với công chức từ 1/7

Ngày 1/7 - Dấu mốc lịch sử mở ra loạt cải cách toàn diện về tổ chức chính quyền, pháp luật và an sinh xã hội

Ban hành Chương trình hành động kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng trong quản lý tài sản công

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển dữ liệu quốc gia

Cục Hàng không yêu cầu tăng cường an toàn sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Hải quan hỏa tốc hướng dẫn kê khai hàng hóa áp dụng thuế GTGT 8% từ 1/7

Thủ tướng họp về cân bằng thương mại với Mỹ

Chậm nhất ngày 30/6 phải hoàn thành bàn giao trụ sở, tài sản công

Đình chỉ hai tổ phi công sau vụ va chạm máy bay tại Nội Bài

Từ 1/7: Toàn quốc có 34 Công an cấp tỉnh và hơn 3.319 Công an cấp xã
