Phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn, bản

Sức khỏe 21:46 | 10/03/2023
(LĐ&PL) Ngày 10/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản.
Đông Anh: Gặp mặt, tri ân lực lượng y tế nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về thiếu thuốc Thiếu thiết bị y tế, người bệnh phải chuyển lên tuyến trên

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; tỷ số tử vong mẹ đã giảm mạnh. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang gặp những thách thức trong việc giảm sự chênh lệch đáng kể về tình trạng sức khỏe, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền, các nhóm dân tộc.

Phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn, bản
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu tại buổi lễ (Ảnh: An Nhiên).

Hiện, việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn. Ở miền núi, tử vong mẹ, tử vong trẻ em vẫn cao gấp 3 - 4 lần so với khu vực đồng bằng, đặc biệt là ở một số đồng bào dân tộc thiểu số có thể cao gấp 7 lần so với người Kinh.

“Trong hoàn cảnh đó, cô đỡ thôn, bản người dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn là một giải pháp tạm thời nhưng rất hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, nhằm giúp gỡ bỏ những rào cản về địa lý, văn hóa và kinh tế khiến cho phụ nữ người dân tộc thiểu số không thể tiếp cận được tới các dịch vụ khám thai, đỡ đẻ an toàn và chăm sóc sau sinh”, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.

Được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ trước, đội ngũ cô đỡ thôn, bản đóng góp không nhỏ trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. Co đỡ thôn, bản là những người sinh sống tại cộng đồng dân tộc thiểu số, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về chăm sóc sức khỏe, đồng thời cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn ngay tại thôn bản.

Để trở thành cô đỡ thôn, bản, mỗi học viên phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Với kiến thức, kỹ năng được đào tạo và thực hành tại các bệnh viện, cô đỡ thôn, bản có thể chăm sóc bà mẹ khi có thai và sinh con, đỡ đẻ an toàn, phát hiện các tai biến ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, thực hiện các kỹ năng cứu sống cơ bản và chuyển tuyến kịp thời.

Với sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế, đến nay, toàn quốc đã có 3.077 cô đỡ thôn, bản được đào tạo.

Theo Bộ Y tế, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng để duy trì, củng cố và phát triển đội ngũ cô đỡ thôn, bản nhưng việc thực thi các chính sách còn có sự khác nhau giữa các địa phương, dẫn tới việc duy trì hoạt động của đội ngũ cô đỡ gặp nhiều khó khăn. Thậm chí, nhiều địa phương không bố trí kinh phí hỗ trợ cho cô đỡ thôn, bản hoạt động.

Theo báo cáo của các địa phương, tính đến ngày 31/1/2023, đã có 1.528 cô đỡ thôn, bản được đào tạo nhưng đã ngừng hoạt động do không có kinh phí. Hiện tại, số cô đỡ thôn, bản được hưởng phụ cấp giảm xuống chỉ còn 911 người, trong đó có 732 người kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản.

Tại hội nghị, bà Lesley Miller, Phó Trưởng Đại diện tổ chức UNICEF khẳng định, để duy trì đội ngũ cô đỡ thôn, bản, chính quyền các cấp cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi các chính sách, chương trình liên quan, đặc biệt là ở tuyến tỉnh. Đồng thời, xây dựng và cập nhật các nghị quyết, kế hoạch hành động và văn bản hướng dẫn cấp quốc gia và cấp tỉnh để hỗ trợ đầy đủ cho việc đào tạo, triển khai, vận hành và duy trì đội ngũ cô đỡ thôn, bản. Cùng với đó, phân bổ ngân sách đầy đủ và tăng cường nguồn nhân lực cho hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; tiếp tục huy động thêm hỗ trợ từ các đối tác phát triển, doanh nghiệp và tổ chức xã hội có liên quan, đặc biệt là trong việc xây dựng năng lực cho các cô đỡ thôn, bản ở các tỉnh có nhu cầu.

Link gốc:

Tin khác

Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

(LĐ&PL) Theo tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện vừa tiếp nhận một bé gái 3 tháng tuổi (ở Hòa Bình), nhập viện trong tình trạng ho, khó thở, sốt cao, co giật toàn thân và được chẩn đoán mắc bệnh lao.
Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Một thói quen tưởng chừng không liên quan có thể khiến bạn dễ gặp tình trạng COVID kéo dài (long-COVID) hơn người khác rất nhiều, dù bệnh ban đầu có thể không nặng.
Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

(LĐ&PL) Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.
Kiểm dịch y tế cửa khẩu, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập

Kiểm dịch y tế cửa khẩu, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập.
Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Những vết thâm, nám luôn là nỗi ám ảnh đối với phái đẹp. Để nhanh chóng làm mờ vết thâm, trị nám, không ít chị em tìm đến các loại serum, mỹ phẩm được quảng cáo có tác dụng “thần thánh”. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả không thấy đâu mà làn da lại bị tàn phá vì các loại hóa chất độc hại.

Có thể bạn quan tâm

Các học sinh nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại đã tỉnh táo

Các học sinh nghi bị ngộ độc sau chuyến dã ngoại đã tỉnh táo

(LĐ&PL) Sau chuyến tham quan, 56 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (TP Hà Nội) có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nghi bị ngộ độc đã được đưa vào bệnh viện để cấp cứu.
Dịch COVID-19 sẽ diễn biến thế nào trong năm 2023?

Dịch COVID-19 sẽ diễn biến thế nào trong năm 2023?

Dịch diễn biến ổn định, có thể dự báo và kiểm soát, các biện pháp phòng chống dịch sẽ được điều chỉnh nhằm chủ động đáp ứng với dịch COVID-19.
Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

Phát hiện bệnh nhi 3 tháng tuổi mắc lao toàn thể

(LĐ&PL) Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh lao toàn thể, bao gồm lao phổi và lao màng não.
Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh truyền nhiễm Marburg đặc biệt nguy hiểm

Bộ Y tế yêu cầu giám sát bệnh truyền nhiễm Marburg đặc biệt nguy hiểm

Marburg là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Bộ Y tế lưu ý giám sát người nhập cảnh từ quốc gia có dịch trong vòng 21 ngày.
Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Cảnh báo: Nguy cơ COVID kéo dài tăng gấp đôi vì thói quen này

Một thói quen tưởng chừng không liên quan có thể khiến bạn dễ gặp tình trạng COVID kéo dài hơn người khác rất nhiều, dù bệnh ban đầu có thể không nặng.
Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

Nhiều bệnh nhi nguy kịch vì bị hóc dị vật

(LĐ&PL) Trong thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã liên tục tiếp nhận những ca hóc dị vật ở nhiều độ tuổi khác nhau, gây hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở, dẫn đến tình trạng nguy kịch ở trẻ.
Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường

Bộ Y tế: Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm dự báo vẫn diễn biến khó lường

Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát.
Kiểm dịch y tế cửa khẩu, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập

Kiểm dịch y tế cửa khẩu, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập

Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi xâm nhập.
Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Dùng mỹ phẩm trị thâm, nám: Coi chừng “bào” da vì hóa chất

Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả không thấy đâu mà làn da lại bị tàn phá vì các loại hóa chất độc hại.
Phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn, bản

Phát huy vai trò của đội ngũ cô đỡ thôn, bản

(LĐ&PL) Ngày 10/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tổ chức Hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn, bản.
6 dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

6 dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu

Các triệu chứng bất thường ở bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu thường rất khó nhận biết, thường hay bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường ở tai - mũi - họng...
Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng: Cần làm gì để bảo vệ sức khỏe?

Kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc tự động cho thấy chỉ số AQI ngày tại một số trạm ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên ở mức xấu hoặc rất xấu.
Thành phố Hà Nội phấn đấu chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030

Thành phố Hà Nội phấn đấu chấm dứt dịch HIV/AIDS vào năm 2030

Hà Nội phấn đấu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% người nhiễm HIV trong diện quản lý được điều trị bằng thuốc kháng virus HIV (ARV).
Xuyên đêm phẫu thuật nối cánh tay đứt rời cho bệnh nhân

Xuyên đêm phẫu thuật nối cánh tay đứt rời cho bệnh nhân

(LĐ&PL) Lần đầu tiên, các bác sĩ Bệnh viện E thực hiện nối vi phẫu thành công trả lại cánh tay nguyên vẹn cho một người đàn ông (57 tuổi, ở Nam Định) bị đứt rời cánh tay do tai nạn lao động.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về thiếu thuốc

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về thiếu thuốc

Ngành y tế ưu tiên giải quyết ngay vướng mắc về vấn đề máy móc, để đảm bảo đáp ứng cho người dân trong quá trình xét nghiệm, điều trị.
Xem thêm
Phiên bản di động